Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Nghị quyết 29/NQ-HĐND năm 2021 quy định về chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một số đối tượng đặc thù gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Số hiệu 29/NQ-HĐND
Ngày ban hành 30/09/2021
Ngày có hiệu lực 28/09/2021
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Phước
Người ký Huỳnh Thị Hằng
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Thể thao - Y tế

HỘI ĐNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 29/NQ-HĐND

Bình Phước, ngày 30 tháng 9 năm 2021

 

NGHỊ QUYẾT

QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG KHÔNG CÓ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG (LAO ĐỘNG TỰ DO) VÀ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG ĐẶC THÙ GẶP KHÓ KHĂN DO ĐẠI DỊCH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ 2 (CHUYÊN ĐỀ)

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Sửa đổi, b sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyn địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 26 tháng 5 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ về một số chính sách h trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19;

Xét Tờ trình số 103/TTr-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra số 33/BC-HĐND-VHXH ngày 20 tháng 9 năm 2021 của Ban văn hóa - xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, nguyên tắc hỗ trợ, đối tượng, điều kiện hỗ trợ và mức hỗ trợ

1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị quyết này quy định chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một số đối tượng đặc thù gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

2. Nguyên tắc hỗ trợ

a) Đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách;

b) Thành phần hồ sơ, thủ tục và quy trình thực hiện đơn giản, ngắn gọn dễ thực hiện;

c) Mỗi đối tượng chỉ được hưởng một chính sách hỗ trợ (nếu đủ điều kiện hưởng hơn một chính sách thì chỉ giải quyết hỗ trợ theo chính sách cao nht);

d) Phát huy tính chủ động, trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương trong việc triển khai thực hiện và kiểm tra giám sát, đánh giá phản biện thông tin, dư luận xã hội từ khâu đầu tiên của quy trình thực hiện đến khi kết thúc chi hỗ trợ cho từng cá nhân, đảm bảo việc chi hỗ trợ đúng người, đúng điều kiện, đúng nguyên tắc và đúng chính sách được hỗ trợ.

3. Đối tượng và điều kiện hỗ trợ

a) Người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) gặp khó khăn do bị mất việc làm, không có thu nhập hoặc có thu nhập thấp hơn mức 2.000.000 đồng/tháng, khi phải thực hiện giãn cách, cách ly xã hội theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, có hộ khẩu thường trú hoặc cư trú hợp pháp trên địa bàn tỉnh Bình Phước;

b) Người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, hợp tác xã bị tạm hoãn công việc, nghỉ việc không hưởng lương, ngừng việc, bị mất việc làm do doanh nghiệp, hợp tác xã tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, có hộ khẩu thường trú hoặc cư trú hp pháp trên địa bàn tỉnh Bình Phước nhưng không đủ điều kiện được hưởng chính sách theo quy định tại điểm 4, 5, 6 mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ.

4. Mức hỗ trợ

a) Đối với người lao động quy định tại điểm a khoản 3 Điều này, mức hỗ trợ là 1.500.000 đồng/người;

b) Đối với người lao động quy định tại điểm b khoản 3 Điều này, hỗ trợ một lần như sau:

- Người lao động bị tạm hoãn công việc, nghỉ việc không hưởng lương từ 15 ngày trở lên hoặc mất việc làm: 1.500.000 đồng/người;

- Người lao động bị ngừng việc từ 14 ngày trở lên: 1.000.000 đồng/người.

Điều 2. Kinh phí thực hiện

1. Tổng kinh phí dự kiến: 125.303.718.000 đồng

[...]