HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
27/NQ-HĐND
|
Bắc
Giang, ngày 11 tháng 12 năm 2014
|
NGHỊ QUYẾT
THÔNG
QUA VIỆC “ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH THỦY LỢI TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2020,
ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ 11
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước
ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và
bảo vệ công trình thuỷ lợi ngày 04 tháng 4 năm 2001 của Ủy Ban thường vụ Quốc
hội;
Căn cứ Nghị định số
92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày
11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006;
Căn
cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và
Đầu tư về việc hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công
bố quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm
chủ yếu;
Xét
đề nghị của UBND tỉnh tại Tờ trình số 174/TTr-UBND ngày 05/12/2014 về việc
thông qua “Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thủy lợi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh
tế và Ngân sách; ý kiến thảo luận của đại biểu HĐND tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thủy lợi tỉnh Bắc
Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu
điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thủy lợi
1.1. Mục tiêu chung
a. Mục tiêu
chung
- Quy hoạch Thủy lợi nhằm bảo đảm
sự phát triển bền vững, sử dụng hiệu quả và bảo vệ nguồn nước, đề xuất được các
giải pháp công trình và phi công trình cấp nước cho nông nghiệp kết hợp cấp
nước cho dân sinh, công nghiệp, du lịch, tiêu úng… Đáp ứng được nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của
tỉnh Bắc Giang nhằm xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân.
- Làm cơ sở để xây dựng kế hoạch
phát triển thủy lợi hằng năm và dài hạn.
1.2. Mục
tiêu cụ thể
a. Mục tiêu đến năm 2020
-
Về cấp nước
+ Tỷ
lệ cấp nước đối với thành phố, thị trấn đạt 100%, tiêu chuẩn cấp nước là 150
lít/người/ngày đêm.
+ Đáp
ứng nguồn nước phục vụ phát triển công nghiệp với mức cấp: Đối với các khu công
nghiệp sản xuất rượu, bia, đồ hộp, chế biến thực phẩm, giấy, dệt: 45 m3/ngày/ha
xây dựng; đối với ngành công nghiệp khác: 22 m3/ngày/ha xây dựng.
+ Cấp
đủ nguồn nước để tưới 78.528,75 ha đất canh tác hằng năm (riêng đất lúa
71.508,25 ha), tiến tới bảo đảm tưới chủ động cho 100% diện tích lúa 2 vụ
(110.000 ha), nâng tần suất bảo đảm tưới lên 85% vùng đồng bằng và 75% vùng
miền núi, vùng cây ăn quả 15.001 ha, nuôi trồng thuỷ sản 4.135 ha.
-
Về tiêu thoát nước và bảo vệ môi trường nước
+ Chủ động và
nâng cao tần suất bảo đảm tiêu nước cho thành phố Bắc Giang và các vùng ngập
úng.
+ Tăng cường
khả năng tiêu thoát ra các sông chính, tăng diện tích tiêu bằng động lực, bảo
đảm tiêu thoát nước với tần suất 10%, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu.
+ Nâng cao mức
bảo đảm an toàn phòng chống thiên tai, bão, lũ, lụt; chủ động phòng chống, né
tránh hoặc thích nghi để giảm thiểu tổn thất, bảo vệ an toàn cho dân cư.
+ Có giải pháp
công trình phòng, chống lụt, bão bảo đảm an toàn cho dân cư, bảo vệ 66.715 ha
lúa; từng bước nâng cao khả năng chống lũ của các hệ thống đê sông; đảm bảo an
toàn công trình hồ chứa, đê, kè, cống, ổn định bờ sông.
+ Nâng cao
hiệu quả quản lý, khai thác các công trình thủy lợi để bảo đảm phát huy trên
90% năng lực thiết kế; bảo đảm môi trường nước trong các hệ thống thủy lợi đạt
tiêu chuẩn nước tưới, tiêu.
b. Mục tiêu đến năm 2030
-
Về cấp nước
+ Tỷ lệ cấp
nước đối với thành phố, thị trấn đạt 100%, tiêu chuẩn cấp nước là 200
lít/người/ngày đêm.
+ Đáp ứng
nguồn nước phục vụ phát triển công nghiệp với mức cấp: Đối với các khu công
nghiệp sản xuất rượu, bia, đồ hộp, chế biến thực phẩm, giấy, dệt: 45 m3/ngày/ha
xây dựng; đối với ngành công nghiệp khác: 22 m3/ngày/ha xây dựng.
+ Cấp đủ nguồn
nước để canh tác 72.653 ha đất hằng năm (riêng đất lúa 66.716 ha), tiến tới bảo
đảm tưới chủ động cho 100% diện tích lúa 2 vụ (110.080 ha), nâng tần suất bảo
đảm tưới lên 90% vùng đồng bằng và 80% vùng miền núi; bảo đảm tưới, tiêu nước
chủ động phục vụ phát triển vùng cây ăn quả trên 15.000 ha, nuôi trồng thuỷ sản
6.500 ha.
-
Về tiêu thoát nước và bảo vệ môi trường nước
+
Tiếp tục chủ động và nâng cao tần suất bảo đảm tiêu nước cho thành phố Bắc
Giang và các vùng ngập úng.
+
Tiếp tục tăng cường khả năng tiêu thoát ra các sông chính, tăng diện tích tiêu
bằng động lực, bảo đảm tiêu thoát nước với tần suất 10%, thích ứng với điều
kiện biến đổi khí hậu.
+ Nâng cao mức bảo đảm an toàn
phòng chống thiên tai, bão, lũ, lụt, chủ động phòng chống, né tránh hoặc thích
nghi để giảm thiểu tổn thất, bảo vệ an toàn cho dân cư, bảo vệ 64.563 ha lúa,
từng bước nâng cao khả năng chống lũ của các hệ thống đê sông, bảo đảm an toàn
công trình hồ chứa, đê, kè, cống, ổn định bờ sông.
+
Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác các công trình thủy lợi để bảo đảm phát
huy trên 95% năng lực thiết kế; đảm bảo môi trường nước trong các hệ thống thủy
lợi đạt tiêu chuẩn nước tưới, tiêu.
2. Nội dung
Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thủy lợi
2.1. Quy hoạch công trình
cấp nước tưới cho lúa, hoa màu
Cải tạo nâng cấp 271 công trình,
xây dựng mới 47 công trình. Diện tích tưới bằng công trình sau quy hoạch là:
- Vụ đông xuân: Lúa: 53.757 ha,
màu 12.294 ha.
- Vụ mùa: Lúa: 57.067 ha, màu
12.173 ha.
- Cây vụ đông: 27.585 ha, cây ăn quả
15.001 ha.
- Tưới lúa tăng: 3.507 ha, màu
đông tăng: 2.956 ha so với hiện nay.
2.2. Quy hoạch cấp nước cho
thủy sản
Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thủy
lợi cấp nước cho nuôi trồng thủy sản các huyện Tân Yên, Hiệp Hòa, Việt Yên,
thành phố Bắc Giang, Yên Dũng và Lục Nam cấp nước cho 2.063 ha, các vùng khác
được cấp bằng hệ thống kênh Thác Huống và Cầu Sơn, và các công trình nhỏ do địa
phương quản lý là: 2.072 ha (diện tích cấp nước tăng thêm 2.035 ha so với hiện
nay).
2.3. Quy hoạch cấp nước cho cây
ăn quả
Điều chỉnh bổ sung công trình hồ
chứa các huyện Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế cấp nước cho 9.353 ha cây ăn quả,
còn các vùng Tân Yên, Lạng Giang được cấp bằng hệ thống kênh Thác Huống và Cầu
Sơn - Cấm Sơn, những vùng cây ăn quả phân tán được cấp bằng các công trình nhỏ
do địa phương quản lý là 5.648 ha (diện tích được tưới tăng thêm 8.891 ha so
với hiện nay).
2.4. Quy hoạch cấp nước cho
sinh hoạt
Điều
chỉnh bổ sung sửa chữa, nâng cấp 72 công trình cấp nước tập trung nhằm đáp ứng
tiêu chí cấp nước bền vững. Xây dựng thêm 01 nhà máy nước để cấp nước sạch cho
nhân dân tại thành phố Bắc Giang; đồng thời, nâng cấp công trình nước sạch cho
dân cư ở thị trấn Chũ và thị trấn Thắng (theo quy hoạch riêng).
2.5.
Quy hoạch khai thác công trình hồ chứa lợi dụng tổng hợp trên dòng chính
Xây dựng hồ Nà Lạnh tại bản Nà
Lạnh, xã Lệ Viễn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang với nhiệm vụ cấp nước tưới bổ
sung về mùa kiệt cho hạ du kết hợp cắt lũ, phát điện và cải thiện môi trường
sinh thái. Dung tích cắt lũ 25,29 triệu m3, hiệu quả làm giảm mực
nước tại Chũ và Lục Nam từ 0,2 - 0,45m.
2.6. Quy hoạch tiêu úng
Cải tạo, tu sửa, nâng cấp 26 công
trình và xây dựng mới 8 công trình trạm bơm bảo đảm tiêu úng cho 42.070 ha;
cùng với tiêu tự chảy bằng các cống tiêu bảo đảm tiêu bằng công trình cho
117.998 ha.
3. Các giải pháp chủ yếu thực hiện
quy hoạch
3.1.
Giải pháp vốn đầu tư
- Tổng nhu cầu vốn đầu tư thực hiện Quy hoạch khoảng: 2.000
tỷ đồng. Trong đó giai đoạn 2015 - 2020 ưu tiên xây dựng, nâng cấp, cải tạo các
công trình cấp nước tưới, cải tạo kênh mương và các công trình tiêu úng đã
xuống cấp bảo đảm năng lực thiết kế. Kinh phí thực hiện khoảng 1.000 tỷ đồng;
giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 1.000 tỷ đồng.
- Có cơ chế
thích hợp, chủ động tiếp cận để huy động nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức Quốc
tế, tư nhân trong, ngoài nước. Ưu tiên vốn trái phiếu Chính phủ cho công trình
hồ đập lớn phục vụ đa mục tiêu, vốn ngân sách nhà nước, vốn ODA cho các dự án
bảo đảm an toàn hồ chứa, hệ thống trạm bơm tiêu thoát nước và kết hợp tưới,
lĩnh vực cấp nước sạch và vệ sinh môi trường.
3.2. Giải pháp về tổ chức quản lý
khai thác, đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi
- Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ
máy quản lý thuỷ lợi từ tỉnh đến các huyện, thành phố, các xã, phường, thị
trấn. Tăng cường năng lực cho các Công ty TNHH một thành viên khai thác công
trình thủy lợi. Đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong việc
xây dựng, quản lý khai thác công trình thủy lợi. Thực
hiện đầu tư xây dựng công trình thủy lợi theo đúng các quy định về đầu tư xây
dựng của Nhà nước, đúng quy hoạch, kế hoạch.
3.3.
Giải pháp về tăng cường công tác kiểm
tra, thanh tra
Các cơ quan quản lý nhà nước tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất đối với các khâu
trong đầu tư xây dựng, quản lý vận hành và khai thác công trình thủy lợi, phát
hiện và xử lý kịp thời những vi phạm, nâng cao hiệu quả quản lý.
3.4.
Tăng cường công tác tuyên truyền và sự
tham gia của cộng đồng
- Tăng cường công tác tuyên
truyền, giáo dục chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thủy lợi cho
các tổ chức, cá nhân tham gia công tác thủy lợi và mọi người dân. Phát huy vai
trò giám sát cộng đồng ở các địa phương trong quản lý và khai thác công trình
thủy lợi.
Điều 2. Giao UBND tỉnh hoàn chỉnh các thủ tục phê duyệt và
tổ chức thực hiện Quy hoạch.
Nghị quyết
được HĐND tỉnh khóa XVII, kỳ họp thứ 11 thông qua./.