Nghị quyết 26/2011/NQ-HĐND về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 do tỉnh Hòa Bình ban hành

Số hiệu 26/2011/NQ-HĐND
Ngày ban hành 09/12/2011
Ngày có hiệu lực 19/12/2011
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Hòa Bình
Người ký Nguyễn Văn Quang
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 26/2011/NQ-HĐND

Hòa Bình, ngày 09 tháng 12 năm 2011

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2012, TỈNH HÒA BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Chỉ thị số 922/CT-TTg ngày 15 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2012;

Căn cứ Nghị quyết số 144/2010/NQ-NĐND ngày 21 tháng 7 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015;

Trên cơ sở các Báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các cơ quan hữu quan và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

A) TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2011

Năm 2011, tình hình kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp; tác động của những yếu tố gây lạm phát cao, bất ổn kinh tế vĩ mô; việc điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng thiết yếu theo giá thị trường đã gây ảnh hưởng không tốt tới sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống người lao động; bên cạnh đó, những yếu kém vốn có của nền kinh tế cũng như hạn chế của hệ thống thể chế, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực vẫn là những cản trở lớn đối với sự phát triển. Nhưng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp, của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, kinh tế của tỉnh vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, khoảng 10,2%; các ngành kinh tế đều có bước phát triển; đời sống nhân dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm; dân chủ trong xã hội có nhiều tiến bộ, khối đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được tăng cường. Chính trị xã hội ổn định; quốc phòng - an ninh được giữ vững.

Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Một số chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 chưa hoàn thành. Lạm phát và lãi suất tín dụng còn cao; nợ xấu của hệ thống ngân hàng tăng, thanh khoản của một số ngân hàng thương mại khó khăn; thị trường bất động sản giảm sút. Sản xuất, kinh doanh còn nhiều khó khăn. Văn hoá, xã hội còn nhiều mặt bức xúc. Đời sống của nhân dân, nhất là người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội, người lao động có thu nhập thấp và đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn. Công tác xây dựng cơ chế, chính sách vẫn chưa được coi trọng đúng mức, chưa có giải pháp dài hạn, nhất là trong xây dựng quy hoạch, chiến lược; công tác quản lý về đất đai, tài nguyên, khoáng sản, doanh nghiệp nhà nước, đầu tư xây dựng còn nhiều bất cập...

Tình hình trên có nguyên nhân khách quan là do tác động nặng nề, phức tạp của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu; nguyên nhân chủ quan là do những yếu kém nội tại của nền kinh tế với mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư kém hiệu quả tích tụ từ nhiều năm, chậm được khắc phục và do những hạn chế, yếu kém trong lãnh đạo, quản lý, nhất là trong quản lý kinh tế, điều hành chính sách tài chính, tiền tệ, trong quản lý đầu tư công, quản lý doanh nghiệp nhà nước, quản lý tài nguyên và trong chỉ đạo giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc. Việc khắc phục những khuyết điểm, yếu kém, bảo đảm phát triển bền vững đòi hỏi sự nỗ lực vượt bậc và quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị trong năm 2012 và những năm tiếp theo.

B) MỤC TIÊU, CÁC CHỈ TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2012

Trong năm 2012, tình hình kinh tế thế giới dự báo sẽ tiếp tục có những biến động khó lường. Trong nước điều hành kinh tế vĩ mô sẽ gặp khó khăn trong xử lý hài hòa mối quan hệ giữa ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý. Việc tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó có tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu ngành, vùng, sẽ tác động mạnh đến nền kinh tế trong năm 2012 và những năm tới. Tình hình và xu hướng nêu trên sẽ tạo ra cả những thuận lợi, thời cơ và thách thức đan xen, đòi hỏi phải có sự chỉ đạo quyết liệt và phát huy tối đa sức mạnh của các thành phần kinh tế địa phương.

I. MỤC TIÊU

Mục tiêu trọng tâm của năm 2012 là tập trung kiềm chế lạm phát, phục hồi và tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững (hạn chế suy giảm kinh tế sau lạm phát và chống lạm phát năm 2011), kết hợp phát triển văn hóa, xã hội, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội.

II. CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU

1. Các chỉ tiêu kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 11%.

- Tăng trưởng các ngành: Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 3,8%; Công nghiệp, xây dựng 16,08; Dịch vụ 11,5%.

- Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 30,7%; Công nghiệp, xây dựng 35,2%; Dịch vụ 34,1%.

- GDP theo giá hiện hành 14.498 tỷ đồng.

- Thu nhập bình quân đầu người 17,8 triệu đồng.

- Tổng đầu tư toàn xã hội: 5.840 tỷ đồng (chiếm 40% GDP).

- Tổng thu ngân sách nhà nước: 1.808 tỷ đồng.

- Tổng chi ngân sách địa phương: 5.105,47 tỷ đồng.

- Giá trị xuất khẩu: 71 triệu USD. Giá trị nhập khẩu: 40,5 triệu USD.

- Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ, dịch vụ tiêu dùng 8.400 tỷ đồng.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ