HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
25/NQ-HĐND
|
Điện
Biên, ngày 14 tháng 10 năm 2016
|
NGHỊ QUYẾT
THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUỐC
PHÒNG - AN NINH TỈNH ĐIỆN BIÊN, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
KHÓA XIV - KỲ HỌP THỨ 3
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền
địa phương, ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số
152/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ về khu vực phòng thủ; Nghị định số
02/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 152/2007/NĐ-CP, ngày 10/10/2007 của Chính phủ về khu vực phòng thủ;
Căn cứ Quyết định số
13/2012/QĐ-TTg, ngày 23/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Quy chế kết hợp
kinh tế - xã hội với quốc phòng trong khu vực phòng thủ;
Căn cứ Quyết định số
17/2012/QĐ-TTg, ngày 26/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Quy chế hoạt động
của các lực lượng trong khu vực phòng thủ;
Xét Tờ trình số 149/TTr-UBND
ngày 29/9/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thông qua Chương trình hành động
thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU, ngày 23/5/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh
về nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, giai đoạn 2016 - 2020; Báo cáo thẩm tra của
Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng
nhân dân tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Chương trình hành động thực hiện nhiệm
vụ Quốc phòng - an ninh tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2016 - 2020.
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Xây dựng nền quốc phòng toàn dân,
thế trận quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận an ninh nhân dân, thế trận biên
phòng toàn dân, xây dựng khu vực phòng thủ vững mạnh. Xây dựng lực lượng vũ trang
“cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”. Giữ vững ổn định chính
trị, trật tự an toàn xã hội, chủ quyền biên giới quốc gia; kiềm chế, đẩy lùi tội
phạm, tai nạn, tệ nạn xã hội.
2. Mục tiêu cụ thể
Giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo
Quốc phòng - an ninh (QP-AN) và khối đoàn kết các dân tộc. Xây dựng nền Quốc
phòng toàn dân (QPTD), thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận An ninh
nhân dân (ANND), thế trận biên phòng toàn dân, xây dựng khu vực phòng thủ
(KVPT) tỉnh vững mạnh; tăng cường tiềm lực, sức mạnh trong KVPT, chú trọng xây
dựng tiềm lực chính trị tinh thần, “thế trận lòng dân” vững chắc.
Thực hiện có hiệu quả chương
trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), kết hợp chặt chẽ giữa
phát triển kinh tế, giải quyết các vấn
đề xã hội với củng cố QP-AN.
Phòng, chống có hiệu quả âm mưu,
thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch và các loại tội phạm; giữ vững ổn định
chính trị, chủ quyền biên giới, trật tự an toàn xã hội (TTATXH); xử lý tố giác,
tin báo về tội phạm đạt trên 90%; điều tra, khám phá các loại tội phạm đạt trên
85%, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đạt trên 95%.
Hoàn thành xây dựng công trình
AD-05; triển khai xây dựng 50% công trình quân sự trong căn cứ hậu phương tỉnh;
hoàn chỉnh xây dựng công trình PND - 16 khu vực biên giới; 100% các huyện, thị, thành phố hoàn chỉnh quy hoạch và triển
khai xây dựng một số công trình quân sự cơ bản trong căn cứ chiến đấu, căn cứ hậu
phương, trong đó có 1 đến 3 huyện hoàn thành xây dựng công
trình HD trong căn cứ chiến đấu; hoàn thành xây dựng trường bắn trong thao trường huấn
luyện cấp huyện; xây dựng 20% trụ sở
Ban chỉ huy quân sự xã, trụ sở công an xã.
Xây dựng tổ chức đảng trong lực lượng vũ trang (LLVT), hằng năm có 100% hoàn thành nhiệm vụ, trong đó trên 70% đạt trong sạch
vững mạnh và hoàn thành tốt nhiệm vụ; 100% đảng viên hoàn thành nhiệm vụ, trên
80% hoàn thành tốt và xuất sắc nhiệm vụ; đến năm 2020 tỷ lệ đảng viên trong dân quân tự vệ đạt trên 22%, trong dự bị động viên đạt trên 10%.
100% cán bộ lãnh đạo, chỉ huy các
đơn vị LLVT cấp tỉnh và cấp huyện có trình độ đại học chuyên môn và cử nhân,
cao cấp lý luận chính trị; trên 70% cán bộ có trình độ đại học trở lên; 20% cán
bộ sĩ quan có trình độ cử nhân, cao cấp lý luận chính trị; tỷ lệ cán bộ, sĩ
quan là người dân tộc thiểu số thuộc cơ quan thường trực của các đơn vị LLVT từ
28% trở lên. 100% Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Trưởng công an xã
có trình độ trung cấp trở lên.
II. NHIỆM VỤ TRỌNG
TÂM
1. Nâng cao nhận thức trách nhiệm của
các cấp, các ngành và mọi cán bộ, đảng viên về nhiệm vụ QP-AN và chiến lược bảo
vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
2. Nâng cao năng lực lãnh đạo sức
chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng, năng lực quản lý điều hành của chính quyền
các cấp; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, giữ vững an ninh chính trị (ANCT),
TTATXH, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới.
3. Thực hiện thắng lợi các mục
tiêu phát triển KT-XH theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII đề ra.
4. Xây dựng LLVT tỉnh vững mạnh có
bản lĩnh chính trị vững vàng, khả năng sẵn sàng chiến đấu ngày càng cao, hoàn
thành tốt nhiệm vụ.
5. Xây dựng tuyến biên giới hòa
bình ổn định, hữu nghị, hợp tác, phát triển.
III. GIẢI PHÁP
CỤ THỂ
1. Quán triệt, triển khai thực
hiện có hiệu quả nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước về QP-AN
- Chỉ đạo các cấp, các ngành quán
triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước
về QP-AN.
- Ban hành đầy đủ các văn bản lãnh
đạo, chỉ đạo về QP-AN, triển khai thực hiện chặt chẽ.
2. Triển khai thực hiện công
tác giáo dục QP-AN cho các đối tượng nâng cao nhận thức của cán bộ đảng viên, học
sinh, sinh viên và nhân dân về QP-AN và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt,
thực hiện các văn bản về giáo dục QP-AN cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.
- Thường xuyên củng cố, kiện toàn,
nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng giáo dục QP-AN các cấp.
- Nắm chắc các đối tượng giáo dục
QP-AN, bảo đảm 100% các đối tượng được học tập bồi dưỡng, nâng cao chất lượng bồi
dưỡng kiến thức QP-AN.
- Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục
quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc của toàn dân.
3. Xây dựng tiềm lực chính trị
tinh thần, xây dựng nền QPTD gắn với thế trận ANND; thế trận biên phòng toàn
dân vững mạnh.
- Nâng cao năng lực điều hành của
chính quyền các cấp; hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc.
- Giáo dục, bồi dưỡng nâng cao
trình độ cho đội ngũ cán bộ các cấp. Kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo, bồi dưỡng với
bố trí, sử dụng cán bộ.
- Phát triển giáo dục và đào tạo,
đẩy mạnh công tác thông tin, văn hóa, văn nghệ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc,
xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh.
- Làm tốt công tác quản lý Nhà nước
đối với các hoạt động tôn giáo. Thực hiện tốt các chính
sách dân tộc, tôn giáo.
- Xây dựng thế trận lòng dân, ý
thức tự giác chấp hành pháp luật và ý thức, trách nhiệm của công dân đối với
nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Tăng cường công tác tuyên
truyền, vận động để nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của nhân dân đối với
nhiệm vụ QP-AN.
4. Đẩy mạnh và triển khai có hiệu
quả các chương trình dự án phát triển KTXH, xây dựng tiềm lực kinh tế vững mạnh
bảo đảm cho phát triển và củng cố QP-AN.
- Quy hoạch phát triển KT-XH gắn với
củng cố QP-AN.
- Đẩy mạnh thực hiện cải cách hành
chính, xây dựng cơ chế chính sách thu hút, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, đẩy
nhanh tốc độ phát triển KT-XH.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch
vụ.
- Quan tâm ưu tiên phát triển
ngành, lĩnh vực lưỡng dụng vừa bảo đảm thời bình và sẵn sàng chuyển sang phục vụ
thời chiến.
- Đẩy nhanh việc triển khai thực hiện dự án, đề án kinh tế
- quốc phòng.
5. Xây dựng lực lượng vũ
trang tỉnh vững mạnh cả chính trị tư tưởng và tổ chức, có bản lĩnh chính trị vững
vàng, trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng, với chế độ XHCN, luôn sẵn
sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ
- Xây dựng lực lượng bộ đội thường
trực theo hướng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, có chất
lượng tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu cao, hoàn thành tốt nhiệm vụ quân
sự - quốc phòng.
- Xây dựng lực lượng Công an thực
sự là lực lượng nòng cốt trong xây dựng thế trận ANND, bảo vệ vững chắc an ninh
quốc gia, bảo đảm TTATXH, phòng, chống các loại tội phạm trên địa bàn.
- Xây dựng lực lượng Bộ đội
Biên phòng có chất lượng ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền
an ninh biên giới quốc gia trên địa bàn tỉnh.
- Nâng cao chất lượng công tác
tuyển quân.
- Xây dựng lực lượng dự bị động
viên đúng Pháp lệnh, bảo đảm đủ chỉ tiêu, thực sự là lực lượng nòng cốt
trong xây dựng phát triển kinh tế và sẵn sàng động viên.
- Củng cố xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ,
theo phương châm “Vững mạnh, rộng khắp”, bảo đảm số lượng, nâng cao chất lượng,
có khả năng phối hợp với công an, biên phòng xử lý các tình huống an ninh chính
trị tại cơ sở.
- Thực hiện tốt việc quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng,
bố trí sử dụng cán bộ, tiếp tục mở các lớp trung cấp, cao cấp lý luận chính trị
cho lực lượng thường trực, đào tạo Chỉ huy trưởng xã, phường, thị trấn bằng nguồn
ngân sách của tỉnh.
- Nâng cao chất lượng huấn luyện cho các đối tượng.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho Trường Quân sự địa phương, các đơn vị huấn
luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ của Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh và Bộ đội
Biên phòng tỉnh.
6. Thực hiện nghiêm Nghị định 77/2010/NĐ-CP của
Chính phủ, chủ động đấu tranh giữ vững ANCT trên địa bàn; từng bước triển khai
xây dựng thế trận KVPT vững chắc
6.1. Bảo vệ vững chắc ANCT, bảo đảm
TTATXH, đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm
- Lực lượng vũ trang làm tốt công tác tham mưu
cho cấp ủy, chính quyền các cấp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an
ninh trật tự (ANTT).
- Chủ động phối hợp giữa các lực
lượng quân sự, công an, bộ đội biên phòng, nắm chắc, dự báo đúng tình hình, triển
khai có hiệu quả các phương án, kế hoạch công tác bảo đảm ANTT.
- Đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa, liên tục tấn
công trấn áp các loại tội phạm, kiềm chế, làm giảm các loại tội phạm.
- Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp vận động
quần chúng; phát huy vai trò quần chúng tham gia bảo vệ ANCT, TTATXH.
6.2. Duy trì tốt chế độ sẵn sàng chiến đấu
Duy trì tốt chế độ sẵn sàng chiến đấu; thường
xuyên bổ sung, tổ chức luyện tập thành thục các kế hoạch, phương án tác chiến.
6.3. Nâng cao chất lượng các cuộc luyện,
diễn tập
Nâng cao chất lượng các cuộc luyện, diễn tập
KVPT, diễn tập tìm kiếm cứu nạn - phòng chống thiên tai ở các cấp và diễn tập cụm
tác chiến biên phòng, diễn tập tác chiến phòng thủ cấp xã; diễn tập
về chống “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, phòng chống khủng bố.
6.4. Quy hoạch, xây dựng các công trình
trong KVPT
- Xây dựng 50% công trình quân sự trong căn cứ hậu
phương tỉnh: Năm 2016 - 2017 khảo sát và cắm mốc vùng lõi; từ năm 2018 - 2020 lồng
ghép xây dựng một số công trình.
- Năm 2016 triển khai 01 công
trình HD; tập trung hoàn chỉnh khảo sát thiết kế BD -
16, từ năm 2017 đầu tư xây dựng bằng nguồn ngân sách của tỉnh.
- Năm 2016-2017 hoàn chỉnh quy hoạch,
năm 2018 -2020 hoàn thành xây dựng công trình PND - 16 khu vực biên giới.
- Năm 2016-2017 các huyện, thị xã,
thành phố hoàn chỉnh về quy hoạch thao trường huấn luyện; đến 2020 hoàn thành
xây dựng trường bắn trong thao trường huấn luyện.
- Năm 2016-2017 hoàn thành xây dựng
Đề án ADH giai đoạn 2016-2020; năm 2018 triển khai, đến 2020 hoàn thành 01 công
trình ADH trong căn cứ hậu phương (ccHP).
- Năm 2016-2017 các huyện hoàn chỉnh
thủ tục về quy hoạch xây dựng đề án căn cứ chiến đấu, ccHP trong KVPT huyện; từ
năm 2018 tiến hành xây dựng một số công trình, tập trung các huyện biên giới.
- Tiếp tục xây dựng công trình
AD-05 bằng nguồn ngân sách của tỉnh đến năm 2018 hoàn thành.
- Năm 2017-2018 hoàn thành xây dựng
trận địa phòng không tại các huyện biên giới và huyện, thành phố trọng điểm về
phòng không; năm 2020 hoàn thành xây dựng trận địa phòng không các huyện, thị
xã còn lại.
- Xây dựng đường vành đai biên giới
và hoàn chỉnh trận địa chiến đấu bảo vệ Đồn, Trạm Biên phòng.
- Chỉ đạo mỗi năm lồng ghép xây dựng
05-08 trụ sở, đến 2020 xây dựng đạt 20% trụ sở BCH quân sự xã, trụ sở công an
xã.
- Từng bước quan tâm đầu tư xây dựng,
củng cố doanh trại, mua sắm phương tiện cho LLVT cơ động bảo đảm thực hiện nhiệm
vụ.
7. Tăng cường công tác đối ngoại
xây dựng tuyến biên giới ổn định, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển
Tiếp tục giữ vững mối quan hệ hợp
tác hữu nghị với các tỉnh Bắc Lào và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) góp phần bảo vệ
an ninh biên giới, nâng cao hiệu quả hợp tác, quản lý, bảo vệ biên giới lãnh thổ
và khai thác, phát huy có hiệu quả kinh tế đối ngoại; đặc biệt trong hợp tác đấu
tranh trấn áp, phòng ngừa các loại tội phạm xuyên quốc gia như mua bán vận chuyển
vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tội phạm tiền giả, ma túy, mua bán người...
Lực lượng bảo vệ biên giới tỉnh Điện
Biên thường xuyên phối hợp với các lực lượng bảo vệ biên giới của các tỉnh Bắc
Lào và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tổ chức tuần tra, kiểm soát bảo vệ đường biên,
mốc giới, phát hiện và xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm Hiệp định Quy chế biên
giới; kịp thời nắm bắt, chủ động triển khai các phương án và giải quyết có hiệu
quả các vấn đề phát sinh trên tuyến biên giới, như: xâm canh, xâm cư, tuyên
truyền thành lập “Vương quốc Mông”, hoạt động lợi dụng tôn giáo... góp phần giữ
vững chủ quyền biên giới, ANTT ở khu vực biên giới.
Đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị
số 01/CT-TTg, ngày 09/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ về “tổ chức phong trào
toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong
tình mới”.
8. Huy động, sử dụng có hiệu quả
các nguồn vốn
Quản lý, sử dụng có hiệu quả các
nguồn kinh phí của Trung ương, của tỉnh và các nhiệm vụ chi cấp bách theo yêu cầu;
đồng thời tổng hợp báo cáo Bộ Quốc phòng và các Bộ, ngành Trung ương bổ sung
ngân sách để bảo đảm nguồn lực cho thực hiện các nhiệm vụ QP-AN.
IV. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
Tổng kinh phí thực hiện: 2.570.102
triệu đồng. Trong đó:
1. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh:
1.987.063 triệu đồng
2. Bộ Chỉ huy BĐBP: 206.450 triệu
đồng
3. Công an tỉnh: 376.589 triệu đồng
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực
hiện Nghị quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của
Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và các Đại biểu Hội
đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Điều 4. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày Hội
đồng nhân dân tỉnh thông qua.
Nghị quyết này đã được Hội đồng
nhân dân tỉnh Điện Biên khóa XIV, kỳ họp thứ ba thông qua ngày 11
tháng 10 năm 2016./.