Nghị quyết 23/2013/NQ-HĐND thông qua quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 23/2013/NQ-HĐND
Ngày ban hành 04/12/2013
Ngày có hiệu lực 14/12/2013
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Ngô Thị Doãn Thanh
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Giáo dục,Văn hóa - Xã hội

HI ĐNG NHÂN DÂN
THÀNH PH HÀ NI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S: 23/2013/NQ-HĐND

Hà Nội, ngày 04 tháng 12 năm 2013

 

NGHỊ QUYẾT

THÔNG QUA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ, TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ VÀ TRUNG TÂM DẠY NGHỀ THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ 8

(Từ ngày 02/12/2013 đến ngày 06/12/2013)

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Xét Tờ trình số 78/TTr-UBND ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc thông qua Quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội, ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố,

QUYẾT NGHỊ:

Điu 1. Tng qua Quy hoch phát trin mng lưi trưng cao đng nghề, trưng trung cp ngh và trung tâm dy ngh trên đa bàn thành ph Hà Ni đến m 2020, đnh hưng đến năm 2030, vi nhng ni dung cơ bản như sau:

1. Mc tiêu

1.1. Mc tiêu chung

Phát triển đồng bộ với cơ cấu hợp lý hệ thống mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhằm tạo nguồn nhân lực đủ về số lượng, có chất lượng và kỹ thuật, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo phù hợp, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động; chất lượng đào tạo một số nghề đạt trình độ khu vực ASEAN và thế giới; hình thành đội ngũ lao động lành nghề, nâng cao năng lực cạnh tranh; phổ cập nghề cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội.

1.2. Mc tiêu, ch tiêu phát trin

Về lao động qua đào tạo: Phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt trên 40% (trong đó trình độ từ sơ cấp trở lên đạt trên 28%); năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt trên 50% (trong đó trình độ từ sơ cấp trở lên đạt trên 40%); năm 2030 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 90%.

Về mạng lưới trường nghề: Tập trung đầu tư, nâng cấp các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề công lập hiện có nhằm đáp ứng chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất, trang thiết bị. Phấn đấu mỗi quận, huyện, thị xã có ít nhất 01 trung tâm dạy nghề hoặc 01 trường trung cấp nghề hoặc 01 trường cao đẳng nghề. Phát triển trường ngoài công lập. Đầu tư nâng cấp một số trường cao đẳng, trung cấp thành trường chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, khu vực Asean, cấp vùng và một số trung tâm dạy nghề kiểu mẫu. Tăng cường liên doanh, liên kết trong đào tạo nghề ở làng nghề và doanh nghiệp. Phấn đấu đến năm 2015, toàn Thành phố có 14 trường cao đẳng nghề (trong đó có 01 trường chuẩn quốc tế, 01 trường chất lượng cao), 32 trường trung cấp nghề, 57 trung tâm dạy nghề (trong đó có 01 trung tâm kiểu mẫu); đến năm 2020 có 21 trường cao đẳng nghề (trong đó có 02 trường chuẩn quốc tế, 03 trường cấp khu vực Asean, 01 trường chất lượng cao, 03 trường cấp vùng), 32 trường trung cấp nghề (trong đó có từ 01-03 trường cấp vùng), 66 trung tâm dạy nghề (trong đó có 01 trung tâm kiểu mẫu). Định hướng đến năm 2030 có khoảng 23 trường cao đẳng nghề, 34 trường trung cấp nghề, 73 trung tâm dạy nghề.

Về đội ngũ giáo viên: Đến năm 2020 đội ngũ giáo viên dạy nghề cơ bản đạt chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề, phù hợp với cơ cấu ngành nghề đào tạo, trong đó có 30% số giáo viên dạy cao đẳng nghề và trung cấp nghề có trình độ sau đại học. Định hướng đến năm 2030 có khoảng 50% số giáo viên có trình độ sau đại học.

2. Quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề thành phố Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

2.1. Mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề

a) Đến năm 2015: Giữ nguyên các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề hiện có, hoạt động có hiệu quả. Điều chỉnh đối với các trường hoạt động không hiệu quả. Đầu tư, nâng cấp, mở rộng các trường dạy nghề và các trung tâm dạy nghề để đảm bảo quy mô và chất lượng, cụ thể:

- Hệ cao đẳng nghề: 14 trường.

+ Trường Cao đẳng nghề công lập: Có 4 trường, trong đó: Đầu tư, nâng cấp Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội thành trường chuẩn quốc tế, trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội thành trường chất lượng cao; duy trì, cải tạo trường Cao đẳng nghề kinh doanh và công nghệ (thuộc doanh nghiệp nhà nước); thành lập mới trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc.

+ Trường cao đẳng nghề ngoài công lập: Có 10 trường, trong đó: Đã có 08 trường, thành lập mới 02 trường ở Sóc Sơn và Hoàng Mai để đào tạo các nghề dịch vụ ăn uống, khách sạn, dịch vụ bảo vệ, an ninh, công nghệ thông tin và phục vụ xuất khẩu lao động.

- Hệ trung cấp nghề: 32 trường.

+ Trường trung cấp nghề công lập: Duy trì, nâng cấp 07 trường, trong đó có 01 trường trung cấp nghề thuộc doanh nghiệp nhà nước.

+ Trường trung cấp nghề ngoài công lập: 25 trường.

- Trung tâm dạy nghề: Có 57 trung tâm.

+ Trung tâm dạy nghề công lập: Có 16 trung tâm, trong đó đầu tư trung tâm Dạy nghề Ba Vì thành trung tâm kiểu mẫu; duy trì, cải tạo, nâng cấp 15 trung tâm dạy nghề thuộc các ngành, đoàn thể, quận, huyện, thị xã đang quản lý.

+ Trung tâm dạy nghề ngoài công lập: Có 41 trung tâm, trong đó: Đã có 38 trung tâm, thành lập mới 3 trung tâm ở Phúc Thọ, Mỹ Đức và Sơn Tây để đào tạo các nghề dịch vụ xã hội như: Điều dưỡng, chăm sóc gia đình, trang điểm thẩm mỹ, chăm sóc sắc đẹp, chăm sóc da, chăm sóc tóc, các nghề về công nghệ thông tin, thời trang, các nghề sản xuất đồ gỗ, các nghề thủ công mỹ nghệ…

b) Đến năm 2020: Tiếp tục đầu tư, nâng cấp, mở rộng các trường dạy nghề và trung tâm dạy nghề để đáp ứng quy mô đào tạo. Nâng cấp trường trung cấp nghề thành cao đẳng nghề, thành lập mới một số trường cao đẳng nghề và trung tâm dạy nghề.

[...]