Nghị quyết 225/2010/NQ-HĐND về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2011, thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2011 - 2015 do tỉnh Phú Thọ ban hành
Số hiệu | 225/2010/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 14/12/2010 |
Ngày có hiệu lực | 19/12/2010 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Phú Thọ |
Người ký | Ngô Đức Vượng |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước |
HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 225/2010/NQ-HĐND |
Việt Trì, ngày 14 tháng 12 năm 2010 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
KHOÁ XVI, KỲ HỌP THỨ HAI MƯƠI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 73/2003/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ ban hành Quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương;
Căn cứ Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP;
Căn cứ Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Bộ Tài chính quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Quyết định số 59/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2011;
Sau khi xem xét Tờ trình số 4152/TTr-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ; báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách, và thảo luận,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2011, thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2011 - 2015:
1. Định mức phân bổ chi quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể
a. Cấp tỉnh:
- Các đơn vị quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể được phân bổ:
+ Dưới 20 biên chế: 63 triệu đồng/biên chế/năm.
+ Từ 20 - 40 biên chế: 62 triệu đồng/biên chế/năm.
+ Trên 40 biên chế: 61 triệu đồng/biên chế/năm.
- Riêng các cơ quan: Văn phòng Đoàn Đại biểu quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh; Văn phòng Tỉnh ủy và các ban của Đảng định mức phân bổ ngân sách được tính tăng thêm để đảm bảo hoạt động trên cơ sở nguồn lực và khả năng cân đối ngân sách.
- Các đơn vị khác:
+ Các đơn vị không có thu:
Dưới 10 biên chế: 55 triệu đồng/biên chế/năm.
Từ 10 đến 30 biên chế: 54 triệu đồng/biên chế/năm.
Trên 30 biên chế: 53 triệu đồng/biên chế/năm.
+ Các đơn vị có thu:
Dưới 10 biên chế: 48,5 triệu đồng/biên chế/năm.
Từ 10 đến 30 biên chế: 47,5 triệu đồng/biên chế/năm.
HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 225/2010/NQ-HĐND |
Việt Trì, ngày 14 tháng 12 năm 2010 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
KHOÁ XVI, KỲ HỌP THỨ HAI MƯƠI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 73/2003/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ ban hành Quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương;
Căn cứ Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP;
Căn cứ Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Bộ Tài chính quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Quyết định số 59/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2011;
Sau khi xem xét Tờ trình số 4152/TTr-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ; báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách, và thảo luận,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2011, thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2011 - 2015:
1. Định mức phân bổ chi quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể
a. Cấp tỉnh:
- Các đơn vị quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể được phân bổ:
+ Dưới 20 biên chế: 63 triệu đồng/biên chế/năm.
+ Từ 20 - 40 biên chế: 62 triệu đồng/biên chế/năm.
+ Trên 40 biên chế: 61 triệu đồng/biên chế/năm.
- Riêng các cơ quan: Văn phòng Đoàn Đại biểu quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh; Văn phòng Tỉnh ủy và các ban của Đảng định mức phân bổ ngân sách được tính tăng thêm để đảm bảo hoạt động trên cơ sở nguồn lực và khả năng cân đối ngân sách.
- Các đơn vị khác:
+ Các đơn vị không có thu:
Dưới 10 biên chế: 55 triệu đồng/biên chế/năm.
Từ 10 đến 30 biên chế: 54 triệu đồng/biên chế/năm.
Trên 30 biên chế: 53 triệu đồng/biên chế/năm.
+ Các đơn vị có thu:
Dưới 10 biên chế: 48,5 triệu đồng/biên chế/năm.
Từ 10 đến 30 biên chế: 47,5 triệu đồng/biên chế/năm.
Trên 30 biên chế: 46,5 triệu đồng/biên chế/năm.
- Kinh phí tổ chức các kỳ họp Hội đồng nhân dân: 120 triệu đồng/kỳ họp.
- Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách, dự kiến bổ sung một số nhiệm vụ: Kinh phí cải cách hành chính; sinh viên về công tác tại xã; hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có hoạt động gắn với nhiệm vụ chính trị của địa phương; kinh phí trả nợ tiền mua sắm phương tiện; kinh phí thi đua khen thưởng và các hoạt động khác phát sinh.
b. Cấp huyện:
- Các đơn vị quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể được phân bổ: 57,5 triệu đồng/biên chế/năm.
- Kinh phí tổ chức các kỳ họp Hội đồng nhân dân: 30 triệu đồng/kỳ họp.
- Kinh phí chi trả phụ cấp, phụ cấp kiêm nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân huyện theo chế độ.
- Phụ cấp trách nhiệm đối với Ủy viên cấp huyện theo Quyết định số 169/QĐ-TW ngày 24/6/2008 của Ban Chấp hành Trung ương.
- Phụ cấp trách nhiệm đối với Ủy viên Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ huyện, thành, thị.
+ Thành phố Việt Trì, thị xã văn số 372/BNV-TCPCP ngày 05/02/2008 của Bộ Nội vụ; kinh phí xét nghiệm HIV khám tuyển nghĩa vụ quân sự và các hoạt động khác):Phú Thọ, huyện Lâm Thao: 1.550 triệu đồng/huyện, thành, thị/năm.
+ Các huyện còn lại: 1.650 triệu đồng/huyện/năm.
c. Cấp xã:
- Đảm bảo chi đủ các khoản lương, phụ cấp và các khoản đóng góp cho cán bộ, công chức; phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và khu dân cư; phụ cấp, phụ cấp kiêm nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân; bảo hiểm y tế cho đại biểu Hội đồng nhân dân không hưởng lương.
- Kinh phí tổ chức các kỳ họp Hội đồng nhân dân: 05 triệu đồng/kỳ họp.
- Phụ cấp trách nhiệm đối với ủy viên cấp xã theo Quyết định số 169/QĐ-TW ngày 24/6/2008 của Ban Chấp hành Trung ương; phụ cấp cho Bảo vệ dân phố; kinh phí hoạt động của Đảng theo Quyết định 84…, phụ cấp dân quân tự vệ theo Pháp lệnh Dân quân tự vệ và phụ cấp kiêm nhiệm cho cán bộ tham gia công tác quản lý Trung tâm học tập cộng đồng.
+ Thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ: 90 triệu đồng/xã, phường, thị trấn/năm.
+ Các huyện còn lại: 100 triệu đồng/xã,thị trấn/năm.
2. Định mức phân bổ chi sự nghiệp giáo dục
- Đối với các đơn vị số biên chế có mặt vượt so với số biên chế được giao thì định mức chỉ tính đủ chi nhóm I cho số biên chế có mặt; các đơn vị thiếu biên chế thì định mức chi nhóm I tính theo số biên chế có mặt và được bổ sung thêm mức hệ số lương tối thiểu 2,1 theo lương 730.000 đồng/giáo viên/01 tháng cho số giáo viên thiếu.
- Các khoản chi cho công tác giảng dạy và học tập (nhóm II) được tính theo số học sinh được cấp có thẩm quyền giao đầu năm, cụ thể:
a. Cấp tỉnh:
- Khối Trung học phổ thông: 495.000 đồng/học sinh/năm.
Được phân bổ theo từng vựng theo hệ số điều chỉnh như sau:
Địa bàn các huyện, thành, thị |
Hệ số điều chỉnh |
Thành phố Việt Trì và thị xã Phú Thọ |
1,0 |
Các huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập |
1,3 |
Các huyện còn lại |
1,2 |
Định mức chi nhóm II trên đảm bảo tăng tối thiểu 12% so với dự toán năm 2010.
- Đối với các đơn vị: Trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp, Trung tâm giáo dục thường xuyên (tỉnh, huyện): Đảm bảo nhóm I và II (không bao gồm phụ cấp ưu đãi và thu hút) theo tỷ lệ 80 - 20.
- Các khoản chi khác phục vụ chung cho toàn ngành: Căn cứ vào khả năng ngân sách hàng năm, bố trí bổ sung chi cho một số nhiệm vụ sau: Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, sự nghiệp ngành (tại Sở Giáo dục - Đào tạo), sửa chữa lớn và tăng cường cơ sở vật chất trường, lớp; đưa công nghệ thông tin vào trường học, đào tạo trên chuẩn cho giáo viên, học bổng cho học sinh giỏi trung học phổ thông đoạt giải theo quy định của tỉnh và các khoản chi khác theo quy định.
b. Cấp huyện:
- Khối mầm non: 200.000 đồng/học sinh/năm.
- Khối tiểu học: 230.000 đồng/học sinh/năm.
- Khối trung học cơ sở: 325.000 đồng/học sinh/năm.
Được phân bổ theo từng vựng với hệ số điều chỉnh như sau:
Địa bàn các huyện, thành, thị |
Hệ số điều chỉnh |
Thành phố Việt Trì và thị xã Phú Thọ |
1,0 |
Các huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập |
1,3 |
Các huyện còn lại |
1,1 |
Định mức chi nhóm II trên đảm bảo tăng tối thiểu 12% so với dự toán năm 2010.
- Khối giáo viên mầm non ngoài biên chế: Nguồn kinh phí chi trả bao gồm:
+ Đối với các xã đặc biệt khó khăn: Ngoài các khoản lương trả theo chế độ, ngân sách tỉnh đảm bảo chi trả 22% các khoản đóng góp (BHXH, BHYT, BHTN và kinh phí công đoàn).
+ Đối với các xã không thuộc xã đặc biệt khó khăn: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 22% các khoản đóng góp (BHXH, BHYT, BHTN và kinh phí công đoàn) tính trên hệ số lương 2,1 theo mức lương tối thiểu và hỗ trợ tiền lương theo mức:
Thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ: 730 nghìn đồng/giáo viên/tháng.
Các huyện còn lại: 830 nghìn đồng/giáo viên/tháng.
- Các khoản chi khác phục vụ chung cho toàn ngành: Căn cứ vào khả năng ngân sách, bố trí bổ sung chi cho một số nhiệm vụ sau: Tăng cường cơ sở vật chất trường, lớp học; mua sắm máy móc thiết bị phục vụ học tập…và các khoản chi khác theo quy định.
3. Định mức phân bổ chi sự nghiệp đào tạo và dạy nghề
a. Cấp tỉnh:
- Đối với các đơn vị số biên chế có mặt vượt so với số biên chế được giao thì định mức chỉ tính đủ chi nhóm I cho số biên chế có mặt; các đơn vị thiếu biên chế thì định mức chi nhóm I tính theo số biên chế có mặt và được bổ sung thêm mức hệ số lương tối thiểu 2,1 theo lương 730.000 đồng/giáo viên/01 tháng cho số giáo viên thiếu.
- Các khoản chi cho công tác giảng dạy, học tập (nhóm II) và bộ máy quản lý được tính theo số học sinh, sinh viên. Mức tính cụ thể như sau:
+ Đối với trường công lập theo các nhóm ngành đào tạo chương trình đại trà:
Đơn vị: Nghìn đồng/học sinh, sinh viên/năm (12 tháng)
Số TT |
Ngành đào tạo |
Phân theo trình độ đào tạo |
|||
Đại học |
Cao đẳng |
Trung cấp |
Sơ cấp |
||
1 |
Khối Nghệ thuật - TDTT |
5.800 |
5.200 |
4.600 |
|
2 |
Khối sư phạm |
4.600 |
4.100 |
2.800 |
|
3 |
Khối nông, lâm, thủy sản |
4.700 |
4.200 |
3.300 |
|
4 |
Khối y dược |
4.400 |
4.000 |
2.400 |
3.300 |
5 |
Khối công nghệ lương thực và thực phẩm |
4.100 |
3.700 |
2.700 |
3.100 |
6 |
Khối cơ khí luyện kim, kỹ thuật nhiệt và điện, kỹ thuật xây dựng |
4.700 |
4.200 |
3.300 |
3.500 |
7 |
Khối kỹ thuật bảo quản và vật tư hàng hoá |
4.000 |
3.600 |
2.400 |
3.000 |
8 |
Khối kỹ thuật điện tử, bưu chính viễn thông |
3.800 |
3.400 |
2.300 |
2.900 |
9 |
Khối văn hoá, thông tin, du lịch |
3.900 |
3.500 |
2.300 |
3.200 |
10 |
Khối nghiệp vụ quản lý kinh tế, hành chính, pháp lý |
3.800 |
3.400 |
2.300 |
|
+ Đối với trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề công lập:
Đơn vị : Nghìn đồng/học sinh, sinh viên/năm (12 tháng)
Số TT |
Ngành đào tạo |
Phân theo trình độ đào tạo |
||
Cao đẳng |
Trung cấp |
Sơ cấp |
||
1 |
Báo chí và thông tin; pháp luật |
3.400 |
2.300 |
|
2 |
Nhân văn: khoa học xã hội và hành vi; kinh doanh và quản lý; dịch vụ xã hội |
3.400 |
2.300 |
|
3 |
Nông, lâm, thủy sản |
4.200 |
3.300 |
3.600 |
4 |
Khách sạn, du lịch, thể thao và du lịch cá nhân |
3.400 |
2.300 |
2.800 |
5 |
Nghệ thuật |
5.200 |
4.600 |
|
6 |
Sức khỏe |
4.100 |
2.500 |
3.400 |
7 |
Thú y |
4.300 |
3.400 |
3.600 |
8 |
Khoa học sự sống, sản xuất và chế biến |
3.700 |
2.700 |
3.200 |
9 |
Máy tính, công nghệ thông tin; công nghệ kỹ thuật |
4.200 |
3.300 |
3.500 |
10 |
Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên; môi trường và bảo vệ môi trường |
4.100 |
2.800 |
|
11 |
Dịch vụ vận tải |
4.200 |
3.300 |
3.500 |
12 |
Khác |
3.500 |
2.400 |
2.800 |
- Đối với hệ tại chức chỉ tính định mức chi cho các lớp chính trị, hành chính được cấp có thẩm quyền giao, còn lại các khối trường khác trên cơ sở nhiệm vụ kế hoạch được giao tự đảm bảo kinh phí bằng nguồn thu học phí theo chế độ để phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập.
- Riêng trường Đại học Hùng Vương được phân bổ thêm 30% dự toán năm 2010 của đơn vị đã được cấp có thẩm quyền giao.
- Các cơ sở đào tạo mới thành lập, năm đầu tiên được bố trí kinh phí hoạt động theo định mức biên chế sự nghiệp được giao; kinh phí hoạt động chỉ được phân bổ sau khi có học sinh đào tạo được cấp có thẩm quyền giao.
- Ngoài định mức phân bổ trên, căn cứ khả năng ngân sách của địa phương, sự nghiệp đào tạo - dạy nghề cấp tỉnh được bổ sung thêm kinh phí để đào tạo vận động viên trường năng khiếu của Trung tâm Huấn luyện TDTT; kinh phí đào tạo lại, kinh phí phổ biến giáo dục pháp luật và kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật...
b. Cấp huyện:
- Định mức: 60 triệu đồng/biên chế/năm.
- Bổ sung kinh phí hỗ trợ sự nghiệp đào tạo cấp huyện (đã bao gồm kinh phí đào tạo lại):
+ Từ 20 đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn trở lên: 600 triệu đồng/huyện, thành, thị/năm.
+ Dưới 20 đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn: 550 triệu đồng/huyện, thành, thị/năm.
+ Riêng huyện Tân Sơn: 900 triệu đồng/huyện/năm
c. Cấp xã:
- Định mức: 15 triệu đồng/xã, phường, thị trấn/năm.
4. Định mức phân bổ chi sự nghiệp y tế
a. Cấp tỉnh:
- Công tác chữa bệnh: Được tính theo định mức như sau:
Đơn vị |
Định mức (Triệu đồng/giường bệnh/năm) |
+ Bệnh viện Đa khoa tỉnh |
55 |
+ Bệnh viện Đa khoa khu vực Phú Thọ; Bệnh viện Lao, Tâm thần |
50 |
+ Bệnh viện Phụ sản; Bệnh viện Phục hồi chức năng; Bệnh viện Y học cổ truyền |
46 |
+ Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản; Trung tâm Chăm sóc mắt. |
25 |
Riêng Bệnh viện Đa khoa tỉnh được phân bổ thêm 30% dự toán năm 2010 của đơn vị đã được cấp có thẩm quyền giao.
- Công tác phòng bệnh và hoạt động dân số kế hoạch hóa gia đình, an toàn vệ sinh thực phẩm, giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần; Trung tâm phòng, chống HIV - AIDS: Định mức phân bổ: 56 triệu đồng/biên chế/năm.
- Đảm bảo kinh phí mua thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi, người nghèo và người dân tộc thiểu số theo quy định của Nhà nước.
- Ngoài các định mức phân bổ trên, căn cứ vào khả năng ngân sách hàng năm, cân đối bổ sung thêm: Kinh phí nghiệp vụ ngành và các đơn vị, kinh phí đào tạo bác sỹ trên đại học, bác sỹ xã; kinh phí phòng, chống dịch bệnh (bổ sung cho cả tuyến tỉnh và huyện). Tăng cường cơ sở vật chất ngành y tế (bổ sung cho cả tuyến tỉnh, huyện và xã)…
b. Cấp huyện:
- Chi cho công tác chữa bệnh:
+ Các huyện: Thanh Sơn,
Tân Sơn, Yên Lập: 42 triệu đồng/giường bệnh/năm.
+ Các huyện còn lại: 38 triệu đồng/giường bệnh/năm.
- Công tác phòng bệnh: 64 triệu đồng/biên chế/năm.
c. Cấp xã:
- Đảm bảo chi đủ các khoản lương, phụ cấp và các khoản đóng góp cho nhân viên y tế xã và nhân viên y tế thôn bản theo quy định.
- Bổ sung kinh phí hỗ trợ hoạt động trạm y tế xã;
+ Huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập: 25 triệu đồng/trạm/năm.
+ Các huyện còn lại: 20 triệu đồng/trạm/năm.
5. Định mức phân bổ chi sự nghiệp văn hoá thông tin, thể dục thể thao và phát thanh truyền hình
a. Cấp tỉnh:
- Định mức phân bổ cho chi sự nghiệp văn hoá thông tin, thể dục thể thao và phát thanh truyền hình:
+ Các đơn vị sự nghiệp không có thu:
Dưới 10 biên chế: 55 triệu đồng/biên chế/năm.
Từ 10 đến 30 biên chế: 54 triệu đồng/biên chế/năm.
Trên 30 biên chế: 53 triệu đồng/biên chế/năm.
+ Các đơn vị sự nghiệp có thu:
Dưới 10 biên chế: 48,5 triệu đồng/biên chế/năm.
Từ 10 đến 30 biên chế: 47,5 triệu đồng/biên chế/năm.
Trên 30 biên chế: 46,5 triệu đồng/biên chế/năm.
- Căn cứ vào khả năng ngân sách hàng năm, bổ sung kinh phí thực hiện một số nhiệm vụ: Trợ giá điện ảnh miền núi; hỗ trợ Đoàn nghệ thuật truyền thống; kinh phí Giỗ tổ Hùng Vương và bắn pháo hoa; kinh phí hoạt động Văn hoá thông tin du lịch về nguồn; hỗ trợ kinh phí hoạt động Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và Ban chỉ đạo cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” cấp tỉnh; hỗ trợ hoạt động văn hoá thông tin, thể dục thể thao, phát thanh truyền hình và hoạt động các ngành đoàn thể thuộc sự nghiệp…
b. Cấp huyện - xã:
- Định mức phân bổ sự nghiệp văn hoá thông tin, thể dục thể thao và phát thanh truyền hình cấp huyện, xã được tính theo tiêu chí dân số trên địa bàn có phân theo vùng, miền:
Vùng |
Định mức phân bổ (đồng/người dân/năm) |
- Đô thị |
33.740 |
- Đồng bằng |
23.960 |
- Miền núi, vùng sâu |
25.950 |
Trong đó: Ngân sách cấp huyện 70%, ngân sách cấp xã 30%.
Riêng thành phố Việt Trì (mục tiêu trở thành thành phố Lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam) được bố trí thêm kinh phí hoạt động sự nghiệp của đô thị loại II.
- Định mức phân bổ trên đã đảm bảo kinh phí chi các khoản lương, có tính chất lương và các khoản đóng góp theo chế độ quy định của số biên chế được cấp có thẩm quyền giao đầu năm; hoạt động của các trạm phát lại và các hoạt động khác của sự nghiệp từ huyện xuống xã theo quy định.
Ngoài định mức dân số trên, sự nghiệp văn hóa thông tin, thể dục thể thao, phát thanh truyền hình các huyện, thành, thị được bổ sung thêm kinh phí hoạt động:
- Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” theo Thông tư số 31/2006/TTLT/BTC-BVHTT ngày 07/4/2006 của liên bộ Tài chính - Văn hóa thông tin:
+ Cấp huyện: 20 triệu đồng/huyện/thành, thị/năm.
+ Cấp xã: 02 triệu đồng/xã, phường, thị trấn/năm.
+ Ban chỉ đạo cuộc vận động:
Cấp huyện: 20 triệu đồng/huyện, thành, thị/năm.
Cấp xã: 02 triệu đồng/xã, phường, thị trấn/năm.
+ Chi hoạt động ở các xã thuộc vùng khó khăn theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ: 05 triệu đồng/xã/năm.
+ Chi hoạt động ở khu dân cư: 03 triệu đồng/khu/năm.
6. Định mức phân bổ chi sự nghiệp đảm bảo xã hội
a. Cấp tỉnh:
Đảm bảo kinh phí hoạt động cho các Trung tâm Bảo trợ xã hội, Trung tâm Điều dưỡng người có công, Trung tâm Giáo dục lao động xã hội; chi phục vụ cho công tác xã hội bao gồm: Quà cho các đối tượng chính sách, kinh phí điều tra, thu gom các đối tượng, công tác vệ sinh an toàn lao động, thăm viếng mộ liệt sỹ, đón nhận hài cốt, đưa đón các đối tượng nghỉ điều dưỡng, chế độ phụ cấp đặc thù ngành, v.v..theo quy định.
b. Cấp huyện:
Đảm bảo thực hiện các chế độ: Trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; quà cho các đối tượng chính sách: Gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, mẹ Việt Nam anh hùng, người có công với cách mạng ...; hỗ trợ kinh phí mai táng phí và các nhiệm vụ đảm bảo xã hội khác theo quy định.
c. Cấp xã:
Đảm bảo chế độ đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Quyết định số 130-CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ, Quyết định số 111-HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng.
7. Định mức phân bổ chi quốc phòng
- Cấp tỉnh năm 2011 tăng tối thiểu 6% so với năm 2010. Trường hợp có phát sinh nhiệm vụ đặc biệt về quốc phòng, căn cứ khả năng ngân sách hàng năm hỗ trợ, bổ sung để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Cấp huyện, xã được tính theo tiêu chí dân số trên địa bàn có phân theo vùng:
Vùng |
Định mức phân bổ (đồng/người dân/năm) |
- Đô thị |
5.800 |
- Đồng bằng |
6.902 |
- Miền núi, vùng sâu |
8.812 |
Cụ thể:
+ Thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ: Ngân sách thành phố, thị xã: 60%; ngân sách xã, phường, thị trấn: 40%.
+ Các huyện còn lại: Ngân sách cấp huyện 50%, ngân sách cấp xã 50%..
- Cấp tỉnh năm 2011 tăng tối thiểu 6% so với năm 2010. Trường hợp có phát sinh nhiệm vụ đặc biệt về an ninh, căn cứ khả năng ngân sách hàng năm hỗ trợ, bổ sung để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Cấp huyện, xã được tính theo tiêu chí dân số trên địa bàn có phân theo vùng:
Vùng |
Định mức phân bổ (đồng/người dân/năm) |
- Đô thị |
2.600 |
- Đồng bằng |
3.120 |
- Miền núi, vùng sâu |
3.370 |
Cụ thể:
+ Thành phố Việt trì, thị xã Phú Thọ: Ngân sách thành phố, thị xã: 75%; ngân sách xã, phường, thị trấn: 25%.
+ Các huyện còn lại: Ngân sách cấp huyện 55%, ngân sách cấp xã 45%..
9. Định mức phân bổ chi sự nghiệp khoa học công nghệ
Được tập trung ở ngân sách cấp tỉnh, đảm bảo tối thiểu bằng mức Trung ương phân bổ cho ngân sách địa phương.
10. Định mức phân bổ tính theo tiêu chí dân số trên địa bàn có phân theo vùng:
a. Cấp tỉnh::
- Căn cứ vào khả năng ngân sách, bố trí định mức chi sự nghiệp kinh tế cấp tỉnh đảm bảo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và các chế độ chính sách của Nhà nước.
b. Cấp huyện, xã:
- Cấp huyện, xã được tính theo tỷ trọng chi thường xuyên (không bao gồm chi khác ngân sách), cụ thể:
+ Thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ: 16%
Ngoài ra được hỗ trợ thêm kinh phí đô thị (loại II đối với thành phố Việt Trì: 15.000 triệu đồng; loại III đối với thị xã Phú Thọ: 7.500 triệu đồng); kinh phí duy tu đường tỉnh lộ bàn giao cho thành phố, thị xã quản lý: 30 triệu đồng/km/năm.
+ Các huyện còn lại: Từ 3-5%.
Đảm bảo tăng tối thiểu 10% so dự toán được giao năm 2010.
Trong đó:
+ Thành phố Việt trì, thị xã Phú Thọ: Ngân sách thành phố, thị xã: 95%, ngân sách xã, phường, thị trấn: 5%.
+ Các huyện còn lại: Ngân sách cấp huyện 80%, ngân sách cấp xã 20%..
Định mức phân bổ trên đã bao gồm kinh phí chi trả phụ cấp khuyến nông viên và các nhiệm vụ khác thuộc sự nghiệp kinh tế theo quy định.
Ngoài ra, căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của từng huyện, thành, thị; diện tích tự nhiên và số km đường giao thông cấp huyện quản lý… căn cứ khả năng ngân sách tỉnh bố trí hỗ trợ một phần kinh phí đảm bảo thực hiện nhiệm vụ cấp huyện, xã.
11. Định mức phân bổ chi khác ngân sách
- Cấp tỉnh năm 2011 tăng tối thiểu 5% so với năm 2010.
- Cấp huyện, xó được tính theo tiêu chí dân số trên địa bàn có phân theo vùng:
Vùng |
Định mức phân bổ (đồng/người dân/năm) |
- Đô thị |
10.600 |
- Đồng bằng |
5.370 |
- Miền núi, vùng sâu |
5.820 |
Cụ thể:
+ Thành phố Việt trì, thị xã Phú Thọ: Ngân sách thành phố, thị xã: 70%; ngân sách xã, phường, thị trấn: 30%.
+ Các huyện còn lại: Ngân sách cấp huyện 65%, ngân sách cấp xã 35%..
- Dự phòng ngân sách địa phương đảm bảo đủ mức Trung ương giao, trong đó định mức phân bổ dự phòng ngân sách cấp huyện, xã bằng 2 - 3% tổng chi thường xuyên ngân sách.
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHỈ TIÊU DÂN SỐ
Dân số của từng huyện, thành, thị được xác định theo số liệu của Cục Thống kê công bố, cụ thể như sau:
- Dân số đô thị: Gồm dân số các phường và thị trấn (đối với dân số các thị trấn thuộc miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở vùng đồng bằng, vùng sâu và vùng cao - được tính vào dân số thuộc các vùng tương ứng không tính dân số vùng đô thị).
- Dân số miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu gồm: Dân số ở các xã núi thấp, đồng bào dân tộc ở đồng bằng theo các quy định của Ủy ban Dân tộc; dân số các xã vùng sâu (xã vùng sâu và các xã đồng bằng có các điều kiện khó khăn về địa lý tự nhiên, khắc nghiệt về thời tiết, xa xôi hẻo lánh, xa các trung tâm văn hóa chính trị xã hội đi lại khó khăn…được xác định theo Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005 của liên bộ Nội vụ - Lao động -Thương binh và xã hội -Tài chính - Ủy ban dân tộc mà cán bộ, công chức công tác tại địa bàn được hưởng phụ cấp khu vực).
- Dân số vùng đồng bằng: Gồm dân số các xã thuộc khu vực còn lại.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao:
- Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết;
- Thường trực Hội đồng nhân dân, các ban và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ khoá XVI, kỳ họp thứ hai mươi thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2010./.
|
CHỦ TỊCH |