Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Nghị quyết 221/2018/NQ-HĐND về thông qua Quy hoạch nông nghiệp, phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 221/2018/NQ-HĐND
Ngày ban hành 06/12/2018
Ngày có hiệu lực 16/12/2018
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Tháp
Người ký Phan Văn Thắng
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 221/2018/NQ-HĐND

Đồng Tháp, ngày 06 tháng 12 năm 2018

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC THÔNG QUA QUY HOẠCH NÔNG NGHIỆP, PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
KHÓA IX - KỲ HỌP THỨ TÁM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/ 01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Xét Tờ trình số 99a/TTr-UBND ngày 26 tháng 11năm 2018 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Nghị quyết về việc thông qua dự án “Rà soát, Điều chỉnh Quy hoạch nông nghiệp, phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân Tỉnh; ý kiến thảo luận của Đại biểu Hội đồng nhân dân Tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Quy hoạch nông nghiệp, phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu như sau:

1. Quan điểm, mục tiêu quy hoạch nông nghiệp, phát triển nông thôn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

a. Quan điểm

Quan điểm phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp cần đáp ứng các yêu cầu sau:

- Tập trung mọi nguồn lực, ưu tiên đầu tư khoa học kỹ thuật tiên tiến phát triển các ngành hàng chủ lực để cho ra sản phẩm có chất lượng, an toàn, đạt hiệu quả kinh tế cao.

- Khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của các vùng sinh thái cho phát triển và chuyển đổi, đạt mức tăng trưởng và giá trị gia tăng cao và bền vững, hình thành các tiểu vùng nông nghiệp đặc trưng, gồm: vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu, vùng sản xuất lúa - màu, vùng sản xuất luân canh lúa - thủy sản, vùng chuyên nuôi trồng thủy sản (NTTS),…

- Phát triển nhanh, toàn diện nông nghiệp - nông thôn theo hướng hiện đại, xanh, sạch; mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa hướng mạnh vào xuất khẩu và cung ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; duy trì diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất; khôi phục và phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống và ngành nghề, làng nghề mới ở nông thôn.

- Đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn theo hướng hiện đại, đạt chuẩn về xây dựng nông thôn mới.

- Nâng cao hiệu quả kinh tế trên 01 ha đất nông nghiệp, là cơ sở để tăng thu nhập cho kinh tế hộ nông dân, giải quyết việc làm và thực hiện xoá đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách về thu nhập giữa thành thị và nông thôn; đóng góp sản phẩm và thực hiện mục tiêu phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và cả nước.

- Phát triển nông nghiệp gắn liền với tái cơ cấu nền kinh tế, xây dựng nông thôn mới và quá trình đô thị hóa, thực hiện công bằng xã hội, giảm nghèo, bảo đảm an ninh quốc phòng, ổn định xã hội và môi trường nông thôn.

- Thực hiện triệt để cơ chế kinh tế thị trường trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản, đồng thời đẩy mạnh tích tụ ruộng đất sản xuất lớn và xã hội hóa dịch vụ công, thu hút đầu tư tư nhân vào phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

- Phát triển rừng phòng hộ ven sông, rạch, đẩy mạnh trồng rừng trên đất trống trong lâm phần sẽ giúp cải thiện môi trường, phòng chống thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu. Nâng cao hiệu quả sử dụng lâu bền tài nguyên thiên nhiên, hạn chế dư lượng hóa chất, thuốc trừ sâu trong sản phẩm nông sản và trong môi trường đất, nước.

b. Mục tiêu

* Mục tiêu chung

Quy hoạch nông nghiệp, phát triển nông thôn gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nền nông nghiệp hiện đại có ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, có hiệu quả, bền vững; để tạo ra thật nhiều sản phẩm nông nghiệp chất lượng, an toàn đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và thế giới, góp phần thực hiện thắng lợi Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn tỉnh.

* Một số chỉ tiêu cụ thể (kèm theo Phụ lục I)

Tốc độ tăng GRDP ngành nông, lâm, ngư nghiệp bình quân các giai đoạn 5 năm đạt trên 3,5%/năm; tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành nông, lâm, ngư nghiệp bình quân các giai đoạn 5 năm đạt trên 3,74%/năm; cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đến năm 2020 đạt: 71,98% - 0,95% - 27,07%, đến năm 2025 đạt: 71,52% - 0,87% - 27,61% và đến năm 2030 đạt: 71,33% - 0,78% - 27,90%; Giá trị sản xuất (GTSX) bình quân trên 01 ha đất canh tác trồng trọt đến năm 2020 đạt trên 122 triệu đồng, đến năm 2025 đạt trên 153 triệu đồng và đến năm 2030 đạt trên 187 triệu đồng; Giá trị sản xuất bình quân trên 01 ha đất NTTS đến năm 2020 đạt trên 2.530 triệu đồng, đến năm 2025 đạt trên 2.867 triệu đồng và đến năm 2030 đạt trên 3.204 triệu đồng;

Phấn đấu đến năm 2020 có 51% số xã đạt nông thôn mới, các xã còn lại đều đạt trên 13 tiêu chí, 02 đơn vị cấp huyện cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới; đến năm 2025 có khoảng 90% số xã đạt chuẩn, 5 đơn vị cấp huyện cơ bản đạt chuẩn, trong đó có 30% số xã đạt chuẩn nâng cao; đến năm 2030 có trên 90% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 50% số xã đạt chuẩn nâng cao, 10 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

[...]