Nghị quyết 22/NQ-HĐND năm 2019 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 của thành phố Hà Nội

Số hiệu 22/NQ-HĐND
Ngày ban hành 04/12/2019
Ngày có hiệu lực 04/12/2019
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Thị Bích Ngọc
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 22/NQ-ND

Hà Nội, ngày 04 tháng 12 năm 2019

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2020 CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ 11

(Từ ngày 03/12/2019 đến ngày 05/12/2019)

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Xét các báo cáo của UBND Thành phố, Tòa án nhân dân Thành phố, Viện kiểm sát nhân dân Thành phố; Báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND Thành phố; Ý kiến của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố; Ý kiến của các đại biểu HĐND Thành phố.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 của thành phố Hà Nội như sau:

I. Mục tiêu tổng quát và các chỉ tiêu chủ yếu

1. Mục tiêu tổng quát:

Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh; cơ cấu lại kinh tế Thủ đô và các ngành, lĩnh vực; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu năm 2020 đạt tốc độ tăng trưởng GRDP từ 7,5% trở lên. Đổi mới đồng bộ giáo dục và đào tạo, nhất là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển khoa học và công nghệ, phát huy đổi mới, sáng tạo và đẩy mạnh khởi nghiệp nhằm tận dụng các cơ hội phát triển của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Làm tốt hơn nữa công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, trật tự xây dựng và đô thị; xây dựng nông thôn mới; tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu. Thực hiện tốt các chính sách an sinh, phúc lợi xã hội và cải thiện đời sống người dân; phát triển sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI); tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế; nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật; quyết liệt phòng chng tham nhũng, lãng phí; xây dựng bộ máy liêm chính, hành động, phục vụ người dân, doanh nghiệp. Đảm bảo quc phòng, quân sự địa phương và an ninh; giữ vững trật tự an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đi ngoại; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; xây dựng hình ảnh tốt đẹp của Thủ đô trước bạn bè quốc tế. Tăng cường công tác thông tin truyn thông hiệu quả, tạo đng thuận xã hội và động lực mới cho phát triển.

Thực hiện năm chủ đề: “Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị phấn đấu hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2015-2020 và tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp”.

2. Thông qua 22 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 như phụ lục kèm theo.

II. Nhiệm vụ và giải pháp cụ thể

1. Chỉ đạo, điều hành quyết liệt có trọng tâm, trọng điểm.

- Tập trung triển khai thực hiện khẩn trương các nhiệm vụ Trung ương Đảng và Thành ủy đề ra, trọng tâm là công tác chuẩn bị Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

- Chỉ đạo quyết liệt, sâu sát, dứt điểm gắn với kiểm tra, giám sát thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu nhiệm kỳ và chỉ tiêu tại các chương trình, kế hoạch đã đề ra.

- Chủ động tổng kết Kế hoạch phát triển kinh - tế xã hội 5 năm 2016-2020 và xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025.

Xây dựng phương án phân cấp quản lý và phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho thời kỳ từ năm 2021. Chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết s97/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội; đồng thời tiếp tục làm việc cụ thể với bộ, ngành Trung ương đẩy nhanh tiến độ xây dựng để báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết về các cơ chế, chính sách đặc thù cho thành phố Hà Nội.

2. Đẩy mạnh phát triển kinh tế.

- Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; thúc đẩy khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, thu hút đầu tư; đẩy mạnh tăng trưng. Kiên trì các giải pháp cải thiện chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tập trung cải thiện chỉ số tiếp cận đất đai, đồng thời rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Tiếp tục thực hiện Kế hoạch phát triển doanh nghiệp trên địa bàn đến năm 2020; khuyến khích các hộ sản xuất, kinh doanh cá thể chuyển thành doanh nghiệp. Đổi mới cơ chế, triển khai đồng bộ các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa; tiếp tục thực hiện Chương trình kết nối ngân hàng-doanh nghiệp.

- Tiếp tục thực hiện các giải pháp tái cơ cấu và phát triển ngành công nghiệp; tháo gỡ khó khăn cho sản xut kinh doanh; đy nhanh tiến độ thành lập các CCN và đầu tư hạ tầng CCN để thu hút các dự án sản xuất, kinh doanh. Khuyến khích đổi mới công nghệ, chủ động tham gia và tận dụng thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển các ngành công nghiệp mới có lợi thế; công nghệ hiện đại, sử dụng ít quỹ đất nhưng mang lại giá trị cao; tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu; tăng tỷ trọng các ngành chế biến chế tạo và giảm tỷ trọng gia công, lắp ráp; htrợ kỹ thuật đi với sản phm trong nước, tăng tỷ lệ nội địa hóa. Triển khai thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các Chương trình, Đán về phát triển ngành công nghiệp.

- Triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển thương mại - dịch vụ, đẩy mạnh xuất khẩu, quảng bá và phát triển du lịch. Đẩy mạnh quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; tăng cường kiểm tra, phòng chống gian lận thương mại, vi phạm shữu trí tuệ, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng. Xây dựng cơ chế quản lý rủi ro đối với các doanh nghiệp khi chuyển sang "hậu kiểm"; thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ về cắt giảm điều kiện kinh doanh và đảm bảo không chồng chéo trong công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp. Thực hiện đồng bộ và triển khai hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có hiệu lực, các cam kết trong WTO và Cộng đng Kinh tế ASEAN; Tích cực chuẩn bị cho việc thực thi hiệu quả các FTA thế hệ mới. Xây dựng và triển khai đề án nâng cấp chất lượng một số khu, điểm du lịch trọng điểm; phấn đấu lượng khách du lịch năm 2020 tăng 10-10,5%, trong đó, khách quốc tế tăng 16-17%.

- Tiếp tục tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao chất lượng, kiểm soát an toàn thực phẩm và tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị. Điều tra, đánh giá các sản phẩm nông sản chủ lực làm cơ sở xây dựng Atlas nông nghiệp điện tử (WebGIS). Xây dựng các mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong sản xuất (ứng dụng IPM, GAP...); các mô hình “nông nghiệp sinh thái”, “nông nghiệp đô thị”; hình thành các trung tâm “công nghiệp - dịch vụ nông thôn”, các cơ schế biến nông sản. Theo dõi sát sao dịch tả lợn Châu Phi không để tái phát dịch và chuẩn bị điều kiện để tổ chức tái đàn khi có chủ trương. Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, ứng dụng công nghệ mới để xử lý vệ sinh trong chăn nuôi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Thực hiện tốt chương trình “Liên kết 4 nhà”, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng. Tiếp tục phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới; phn đu có thêm 4 huyện đạt tiêu chí huyện nông thôn mới và 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

- Tiếp tục thực hiện kế hoạch cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Tăng cường quản lý tài chính doanh nghiệp theo quy định.

- Đẩy mạnh các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu ngân sách bền vững; Tăng cường kiểm tra, thanh tra tài chính, chống thất thu ngân sách đối với các khoản thu từ tài sản công, nhất là thu từ đất đai đảm bảo đúng quy định; có biện pháp quyết liệt trong việc thu hồi nợ đọng ngân sách cũng như các giải pháp đảm bảo nguồn thu từ đất theo dự toán để tạo nguồn lực thực hiện nhiệm vụ chi theo đúng quy định của pháp luật; Thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý, khai thác ngun lực tài chính từ đt đai, tài sản nhà nước, tăng cường huy động các nguồn lực xã hội đảm bảo nguồn vốn thực hiện các nhiệm vụ chi quan trọng, bức xúc, các dự án trọng điểm, quan trọng của Thủ đô. Nghiên cứu lựa chọn một số khu đất để tổ chức đấu giá tập trung tạo nguồn vốn đầu tư cho các công trình trọng điểm về kết cấu hạ tầng giao thông (đường sắt, cầu qua sông Hồng, đường vành đai, trục hướng tâm) và các công trình dân sinh bức xúc; tạo quỹ đất sạch đấu thầu, đấu giá xây dựng các khu, cụm công nghiệp tập trung và phát triển sản xuất kinh doanh theo quy hoạch. Đôn đốc tiến độ triển khai thực hiện các dự án và công tác giải ngân vốn xây dựng cơ bản ngay từ những tháng đầu năm. Quản lý, sử dụng, khai thác hiệu quả tài sản công, đặc biệt là quỹ đất, quỹ nhà chuyên dùng.

- Tiếp tục tái cơ cấu đầu tư, khơi thông các nguồn vốn, tạo động lực mới cho phát trin. Đy mạnh công tác đu giá quyn sử dụng đất; đẩy nhanh các thủ tục đu tư, khn trương đưa vào giai đoạn thực hiện các dự án đăng ký đu tư cả vn trong và ngoài ngân sách, vn FDI. Đẩy mạnh áp dụng đấu thầu qua mạng.

- Triển khai thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài; xây dựng chiến lược thu hút đầu tư FDI trọng tâm, trọng điểm hướng theo lĩnh vực, thị trường, đối tác ưu tiên.

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ