Nghị quyết 22/2013/NQ-HĐND thông qua quy hoạch phát triển thể dục thể thao thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 22/2013/NQ-HĐND
Ngày ban hành 03/12/2013
Ngày có hiệu lực 13/12/2013
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Ngô Thị Doãn Thanh
Lĩnh vực Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội

HI ĐNG NHÂN DÂN
THÀNH PH HÀ NI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S: 22/2013/NQ-HĐND

Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2013

 

NGHỊ QUYẾT

THÔNG QUA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ 8

(Từ ngày 02/12/2013 đến ngày 06/12/2013)

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Thể dục thể thao ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Xét Tờ trình số 83/TTr-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về “Quy hoạch phát triển Thể dục thể thao thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội, ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua “Quy hoạch phát triển Thể dục thể thao thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” với những nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm

1.1. Phát triển thể dục thể thao (TDTT) là một nội dung quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, trong công tác đối ngoại, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhằm tăng cường thể lực, nâng cao vóc dáng, giáo dục nhân cách, phát triển con người toàn diện, làm phong phú, lành mạnh đời sống tinh thần và lối sống của người dân Hà Nội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

1.2. Xây dựng nền TDTT toàn diện, đồng bộ, hiện đại, mang tính dân tộc và hội nhập quốc tế. Tranh thủ thời cơ tổ chức ASIAD Hà Nội 2019 để khai thác, phát triển và nâng tầm TDTT thành phố Hà Nội.

1.3. Kết hợp hài hòa giữa thể thao cho mọi người và thể thao thành tích cao, trong đó thể thao cho mọi người là nền tảng, thể thao thành tích cao là đột phá và là động lực.

1.4. Gắn phát triển TDTT với các hoạt động văn hóa, du lịch và xây dựng đời sống văn hóa.

1.5. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động TDTT; kết hợp kinh doanh, dịch vụ TDTT với hoạt động văn hóa, du lịch và cung ứng dịch vụ xã hội.

2. Mục tiêu phát triển

2.1. Mục tiêu

a) Xây dựng nền TDTT tiên tiến, đa dạng, đa tầng và đồng bộ, xứng tầm với vị thế Thủ đô;

b) Phấn đấu TDTT Hà Nội giữ vững vị trí đứng đầu cả nước và góp phần để thể thao Việt Nam đứng trong tốp đầu khu vực Đông Nam Á. Kết hợp hài hòa giữa TDTT truyền thống và hội nhập quốc tế. Rà soát, đầu tư nâng cấp hoặc xây dựng mới một số khu liên hợp thể thao, trung tâm thể thao và cơ sở TDTT trọng điểm, đạt tiêu chuẩn tổ chức các giải thi đấu quốc tế;

c) Xây dựng Hà Nội là trung tâm đào tạo vận động viên (VĐV) và trọng tài cho quốc gia. Tập trung phát triển một số môn thể thao thành tích cao tiêu biểu của Hà Nội và cả nước, đạt đến trình độ tiên tiến trong khu vực và tạo động lực cho phát triển TDTT quần chúng.

2.2. Các chỉ tiêu phát triển

a) Thể dục, thể thao cho mọi người

- Thể dục thể thao quần chúng:

+ Tỷ lệ người dân tập luyện TDTT thường xuyên: Phấn đấu đạt 32-33% dân số vào năm 2015; đạt 41-42% dân số vào năm 2020; đạt 45-46% dân số vào năm 2030.

+ Tỷ lệ gia đình thể thao: Phấn đấu đạt 24-25% tổng số hộ vào năm 2015; đạt 30-35% tổng số hộ vào năm 2020; đạt 38-40% tổng số hộ vào năm 2030.

+ Số Câu lạc bộ TDTT: Đạt trên 3.100 CLB vào năm 2015, đạt trên 3.500 CLB vào năm 2020, đạt trên 4.000 CLB vào năm 2030.

- Giáo dục thể chất và TDTT trong nhà trường:

+ Tỷ lệ học sinh, sinh viên thực hiện chương trình giáo dục thể chất chính khóa đạt 100% từ năm 2015 trở đi đối với tất cả các cấp học, bậc học. Từ sau năm 2015, tập trung nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu và xu thế phát triển của Thủ đô và cả nước.

[...]