Nghị quyết 21/2019/NQ-HĐND quy định về mức chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Tây Ninh

Số hiệu 21/2019/NQ-HĐND
Ngày ban hành 06/12/2019
Ngày có hiệu lực 16/12/2019
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Tây Ninh
Người ký Phan Thị Điệp
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 21/2019/NQ-ND

Tây Ninh, ngày 06 tháng 12 năm 2019

 

NGHỊ QUYẾT

QUY ĐỊNH MỨC CHI CHO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ 14

Căn cứ Luật tổ chức cnh quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định s 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưng cán bộ, công chức, viên chức;

Căn cứ Thông tư s 36/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

Xét Tờ trình số 2625/TTr-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh quy định mức chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Thống nhất thông qua mức chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Tây Ninh, như sau:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

a) Nghị quyết này quy định mức chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

b) Trường hợp các Đề án/Dự án có văn bản hướng dẫn riêng thì thực hiện theo quy định tại các văn bản hướng dẫn của Đề án/Dự án đó.

2. Đối tượng áp dụng

a) Cán bộ trong các cơ quan nhà nước;

b) Công chức, công chức đang thực hiện chế độ tập sự trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội ở tỉnh; ở các huyện, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện); công chức xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã); công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập;

c) Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, chiến sỹ, công nhân, viên chức trong các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;

d) Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; ở ấp, khu phố;

đ) Viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Dưới đây các đối tượng tại điểm a, b, c, d Khoản này được gọi chung là cán bộ, công chức; các đối tượng tại điểm đ Khoản này gọi chung là viên chức.

Điều 2. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

1. Đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học. Đối tượng, điều kiện đào tạo theo quy định tại Điều 5 Chương II và đền bù chi phí đào tạo theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (đào tạo sau đại học thực hiện theo Nghị quyết số 10/2015/NQ-HĐND ngày 15 tháng 4 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách đào tạo sau đại học và thu hút nhân tài).

2. Bồi dưỡng các nội dung: Lý luận chính trị; kiến thức quốc phòng, an ninh; kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước; kiến thức quản lý chuyên ngành, chuyên môn, nghiệp vụ đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; kiến thức hội nhập quốc tế; tiếng dân tộc, tin học, ngoại ngữ.

Điều 3. Nguồn kinh phí và nguyên tắc sử dụng kinh phí trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

1. Đối với cán bộ, công chức

a) Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng được đảm bảo từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành; kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức; đóng góp của cán bộ, công chức; tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;

[...]