Nghị quyết số 18/NQ-CP về việc phát triển công nghệ sinh học ở Việt Nam đến năm 2010 do Chính Phủ ban hành

Số hiệu 18/NQ-CP
Ngày ban hành 11/03/1994
Ngày có hiệu lực 26/03/1994
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Chính phủ
Người ký Võ Văn Kiệt
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 18/NQ-CP

Hà Nội, ngày 11 tháng 3 năm 1994

 

NGHỊ QUYẾT

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 18/CP NGÀY 11 THÁNG 3 NĂM 1994VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010

Công nghệ sinh học là tập hợp các ngành khoa học (Sinh học phân tử, Di truyền học, Vi sinh vật học, Sinh hoá học và Công nghệ học) nhằm tạo ra các công nghệ khai thác ở qui mô công nghiệp các hoạt động sống của vi sinh vật tế bào thực vật và động vật.

Cùng với các ngành công nghệ mũi nhọn khác (công nghệ thông tin và công nghệ vật liệu mới), công nghệ sinh học sẽ góp phần khai thác tối ưu các nguồn lực của đất nước phục vụ phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và chuẩn bị những tiền đề cần thiết về mặt công nghệ cho đất nước tiến vào thế kỷ 21.

I. THỰC TRẠNG VÀ YÊU CẦU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC Ở VIỆT NAM

1.Việt Nam là một nước nhiệt đới có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú bảo đảm cung cấp các nguyên liệu cần thiết cho sự phát triển công nghệ sinh học.

Nguồn tài nguyên thiên nhiên này hiện chưa được sử dụng tốt và đang có nguy cơ bị cạn kiệt do khai thác bừa bãi, không phù hợp với các qui luật sinh trưởng và phát triển tự nhiên của chúng.

2. Tuy năng lực nghiên cứu triển khai về công nghệ sinh học của chúng ta hiện nay đã có khả năng đáp ứng được một số yêu cầu của nền kinh tế quốc dân, tiếp thu và vận dụng các thành tựu của thế giới vào điều kiện của Việt Nam, song nhìn chung còn rất hạn chế cả về trình độ của các công trình lẫn khả năng tạo ra các công nghệ mới phục vụ nền kinh tế quốc dân.

Cho đến nay chúng ta đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ công nghệ sinh học thuộc các chuyên ngành ở các trình độ khác nhau, song đội ngũ này chưa đồng bộ, thiếu cán bộ đầu đàn và chuyên môn giỏi. Trong thời gian qua đội ngũ này chưa phát huy được tác dụng do thiếu điều kiện làm việc, thiếu thông tin nghiêm trọng và kiến thức ít được đổi mới.

Chúng ta đã có một hệ thống các cơ quan khoa học công nghệ về công nghệ sinh học. Những cơ quan này đang cố gắng hướng các hoạt động của mình vào việc phát triển các công nghệ thích hợp phục vụ nền kinh tế quốc dân. Song do phát triển tự phát và thiếu qui hoạch, hệ thống này còn phân tán, không đồng bộ, cơ sở vật chất lạc hậu, do đó hoạt động kém hiệu quả.

3. Ngành công nghiệp sinh học của Việt Nam chưa phát triển, phần lớn các sản phẩm có liên quan đến công nghệ sinh học đều là sản phẩm nhập ngoại, trong khi đó chúng ta lại đang xuất khẩu nông sản dưới dạng nguyên liệu.

4. Tuy công nghệ sinh học và ngành công nghiệp sinh học của chúng ta chưa phát triển, song nước ta có những tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh chóng công nghệ sinh học: công cuộc đổi mới nền kinh tế quốc dân tạo ra nhu cầu lớn về công nghệ và một môi trường thuận lợi cho công nghệ sinh học phát triển; 70 triệu người Việt Nam với sức mua đang dần được nâng cao sẽ là một thị trường tiêu thụ rộng lớn kích thích sự phát triển công nghệ sinh học. Công nghệ sinh học thế giới đã đạt được những thành tựu to lớn mà chúng ta có thể tiếp thu và vận dụng; chúng ta có tiềm lực khoa học công nghệ nguồn nhân lực dồi dào và nguồn tài nguyên phong phú.

Thực trạng trên đòi hỏi phải nhanh chóng phát triển công nghệ sinh học góp phần đẩy nhanh tiến trình đổi mới nền kinh tế quốc dân.

II. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC Ở VIỆT NAM

1. Quan điểm phát triển Công nghệ sinh học ở Việt Nam:

a. Phát triển công nghệ sinh học nhằm vừa khai thác tối ưu vừa bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên sinh vật của đất nước.

b. Phát triển công nghệ sinh học nhằm chủ yếu phục vụ phát triển nền Nông Lâm Ngư nghiệp bền vững, bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường sống.

Phát triển công nghệ sinh học trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các thành tựu của thế giới áp dụng vào điều kiện cụ thể cuả Việt Nam nhanh chóng đi ngay vào các công nghệ tiên tiến (chú trọng qui mô vừa và nhỏ) đồng thời với việc hiện đại hoá các công nghệ truyền thống

2. Mục tiêu phát triển công nghệ sinh học đến năm 2010.

a. Nghiên cứu ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học của thế giới phục vụ thiết thực và có hiệu quả sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, bảo vệ sức khoẻ nhân dân và môi trường sống.

b. Xây dựng một ngành công nghiệp sinh học phát triển bảo đảm sản xuất được các sản phẩm phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

c. Tạo lập được một hệ thống các cơ quan khoa học - công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học có năng lực tiến hành nghiên cứu phát triển ở trình độ cao và có khả năng tạo ra các công nghệ mới, hiện đại phục vụ nền kinh tế quốc dân.

III. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC Ở VN ĐẾN NĂM 2010

1. Công nghệ sinh học phục vụ phát triển sản xuất Nông - Lâm - Ngư nghiệp:

a. Tạo các công nghệ phục tráng và nhân nhanh các giống cây lương thực, rau,hoa, quả, cây công nghiệp, thực vật thuỷ sinh và cây rừng có năng suất chất lượng tốt và tính chống chịu cao đối với các điều kiện ngoại cảnh bất lợi cũng như sâu.bệnh, phục vụ phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp và phủ xanh đất trống đồi trọc.

Ứng dụng các kỹ thuật hiện đại của công nghệ sinh học trong công tác lai tạo giống, khai thác tối đa con giống quí, phát triển đàn gia súc gia cầm và thuỷ sản.
Sử dụng các biện pháp công nghệ sinh học để phát triển duy trì và lưu trữ các nguồn gen quí hiếm.

b. Tạo các công nghệ sản xuất các loại phân vi sinh học, đặc biệt chú trọng công nghệ sản xuất phân vi sinh vật có lân các chất kích thích sinh trưởng, các chế phẩm vi sinh vật bảo vệ cây trồng.

Ứng dụng công nghệ sinh học tạo ra các loại thức ăn giầu dinh dưỡng (giầu protein, vitamin các loại, thuốc thú y các loại vacxin thông thường và mới phục vụ chăn nuôi công nghiệp, các loại gia súc, gia cầm thuỷ sản và động vật rừng.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ