Nghị quyết 17/2020/NQ-HĐND về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An năm 2021

Số hiệu 17/2020/NQ-HĐND
Ngày ban hành 13/12/2020
Ngày có hiệu lực 01/01/2021
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Nguyễn Xuân Sơn
Lĩnh vực Đầu tư,Thương mại

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 17/2020/NQ-HĐND

Nghệ An, ngày 13 tháng 12 năm 2020

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2021

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ 17

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Trên cơ sở xem xét các báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kim sát nhân dân tỉnh, các cơ quan của Hội đồng nhân dân tỉnh, cơ quan hữu quan và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Tán thành với những nội dung đánh giá tình hình thực hiện năm 2020 và kế hoạch năm 2021 với các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu được nêu trong các Báo cáo do Ủy ban nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh trình và các cơ quan của Hội đồng nhân dân tỉnh kiến nghị trong các báo cáo thẩm tra, báo cáo giám sát chuyên đề; đồng thời nhấn mạnh một số vấn đề sau đây:

1. Đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2020

Năm 2020 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng; là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, năm diễn ra Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2020-2025 và diễn ra nhiều sự kiện trọng đại như kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 90 năm Xô Viết Nghệ Tĩnh, 990 năm danh xưng Nghệ An... Tuy nhiên, từ đầu năm, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ, toàn diện và sâu rộng đến mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội; sản xuất kinh doanh bị đình trệ; nhiều hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng; hàng ngàn lao động thiếu, mất việc làm, giảm sâu thu nhập. Bên cạnh đó, thời tiết cực đoan, thiên tai, nhất là nắng nóng, hạn hán, mưa lụt gây thiệt hại nặng nề đến sản xuất và đời sống.

Trong bối cảnh đó, với quyết tâm và sự nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị và nhân dân cùng cộng đồng doanh nghiệp, tập trung thực hiện “mục tiêu kép”: vừa quyết liệt phòng, chống dịch bệnh; vừa tập trung phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội; tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm ước đạt 4,45%; thu ngân sách ước đạt 105,1% dự toán; môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh có tiến bộ; các lĩnh vực văn hóa – xã hội có nhiều chuyển biến tích cực; xã hội ổn định, đời sống nhân dân được bảo đảm; quốc phòng, an ninh được củng cố vững chắc.

Tuy vậy, tình hình kinh tế - xã hội còn đứng trước nhiều khó khăn, hạn chế. Có 8/28 chỉ tiêu chủ yếu không đạt kế hoạch; cân đối thu chi ngân sách còn gặp khó khăn, nguồn thu ngân sách chưa đáp ứng yêu cầu đầu tư phát triển; tiến độ một số công trình trọng điểm còn chậm; tình hình doanh nghiệp và đời sống một bộ phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Hiệu quả hoạt động cải cách hành chính chưa đáp ứng yêu cầu. Tội phạm ma túy, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm liên quan đến “tín dụng đen” còn diễn biến phức tạp.

2. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu năm 2021

a) Chỉ tiêu kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP): 7,5-8,5%

- Cơ cấu kinh tế: nông, lâm, ngư khoảng 23-24%; công nghiệp - xây dựng khoảng 32-33%; dịch vụ khoảng 43-44%.

- Thu ngân sách: 14.032,3 tỷ đồng

- Tổng kim ngạch xuất khẩu: 1.200 triệu USD

- Tổng nguồn đầu tư phát triển toàn xã hội: 88 ngàn tỷ đồng

- GRDP bình quân đầu người: 48-49 triệu đồng

- Tỷ lệ đô thị hóa: 33%

b) Chỉ tiêu xã hội

- Mức giảm tỷ lệ sinh: 0,3‰

- Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo: 0,5-07%

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng: 16,3%

- Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia: 73,35%

- Tạo việc làm mới: 37-38 ngàn người

- Tỷ lệ lao động được đào tạo: 66,4%

Trong đó tỷ lệ được cấp văn hằng, chứng chỉ: 26,3%

[...]