Nghị quyết 16/2021/NQ-HĐND quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách chi thường xuyên ở địa phương giai đoạn 2022-2025 do tỉnh Lâm Đồng ban hành
Số hiệu | 16/2021/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 04/08/2021 |
Ngày có hiệu lực | 01/01/2022 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Lâm Đồng |
Người ký | Trần Đức Quận |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước |
HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2021/NQ-HĐND |
Lâm Đồng, ngày 04 tháng 8 năm 2021 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
KHÓA X KỲ HỌP THỨ 2
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Xét Tờ trình số 5115/TTr-UBND ngày 21 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách chi thường xuyên ở địa phương giai đoạn 2022-2025; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách chi thường xuyên ở địa phương giai đoạn 2022-2025.
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn tại Quy định kèm theo Nghị quyết này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
4. Nghị quyết số 20/2016/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách chi thường xuyên ở địa phương năm 2017 và Nghị quyết số 194/2020/NQ-HĐND ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết số 20/2016/NQ-HĐND và Nghị quyết số 21/2016/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng hết hiệu lực kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng Khóa X Kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 04 tháng 8 năm 2021 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022./.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH |
NGUYÊN
TẮC, TIÊU CHÍ VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ NGÂN SÁCH CHI THƯỜNG XUYÊN Ở ĐỊA PHƯƠNG GIAI
ĐOẠN 2022-2025
(Kèm theo Nghị quyết số 16/2021/NQ-HĐND ngày 04 tháng 8 năm 2021 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
1. Tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách chi thường xuyên phải phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách địa phương giai đoạn 2022-2025.
2. Định mức phân bổ ngân sách chi thường xuyên phải đảm bảo kinh phí để thực hiện tất cả các chế độ, chính sách của Nhà nước và của địa phương đã ban hành tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2021 và nhu cầu kinh phí thực hiện chế độ tiền lương theo mức tiền lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng.
3. Bảo đảm dự toán chi của từng đơn vị dự toán và của từng cấp ngân sách khi thực hiện tiêu chí, định mức phân bổ mới không thấp hơn so với dự toán chi năm 2017 đã được Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.
4. Định mức phân bổ theo Quy định này để thực hiện các nhiệm vụ chi phân cấp cho ngân sách các cấp chính quyền địa phương theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương của tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022-2025.
Chương II
HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2021/NQ-HĐND |
Lâm Đồng, ngày 04 tháng 8 năm 2021 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
KHÓA X KỲ HỌP THỨ 2
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Xét Tờ trình số 5115/TTr-UBND ngày 21 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách chi thường xuyên ở địa phương giai đoạn 2022-2025; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách chi thường xuyên ở địa phương giai đoạn 2022-2025.
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn tại Quy định kèm theo Nghị quyết này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
4. Nghị quyết số 20/2016/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách chi thường xuyên ở địa phương năm 2017 và Nghị quyết số 194/2020/NQ-HĐND ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết số 20/2016/NQ-HĐND và Nghị quyết số 21/2016/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng hết hiệu lực kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng Khóa X Kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 04 tháng 8 năm 2021 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022./.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH |
NGUYÊN
TẮC, TIÊU CHÍ VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ NGÂN SÁCH CHI THƯỜNG XUYÊN Ở ĐỊA PHƯƠNG GIAI
ĐOẠN 2022-2025
(Kèm theo Nghị quyết số 16/2021/NQ-HĐND ngày 04 tháng 8 năm 2021 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
1. Tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách chi thường xuyên phải phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách địa phương giai đoạn 2022-2025.
2. Định mức phân bổ ngân sách chi thường xuyên phải đảm bảo kinh phí để thực hiện tất cả các chế độ, chính sách của Nhà nước và của địa phương đã ban hành tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2021 và nhu cầu kinh phí thực hiện chế độ tiền lương theo mức tiền lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng.
3. Bảo đảm dự toán chi của từng đơn vị dự toán và của từng cấp ngân sách khi thực hiện tiêu chí, định mức phân bổ mới không thấp hơn so với dự toán chi năm 2017 đã được Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.
4. Định mức phân bổ theo Quy định này để thực hiện các nhiệm vụ chi phân cấp cho ngân sách các cấp chính quyền địa phương theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương của tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022-2025.
Chương II
NGUYÊN TẮC PHÂN BỔ NGÂN SÁCH CHI THƯỜNG XUYÊN
Điều 2. Nguyên tắc phân bổ ngân sách chi thường xuyên
1. Định mức phân bổ tại Quy định này không phải là định mức chi thường xuyên. Đây là cơ sở để ngân sách tỉnh phân bổ kinh phí chi thường xuyên cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thụ hưởng ngân sách cấp tỉnh và phân bổ kinh phí chi thường xuyên cho chính quyền các địa phương trong tỉnh.
Các địa phương căn cứ vào mức phân bổ của ngân sách cấp trên, tình hình thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc và chế độ, định mức chi tiêu hiện hành để phân bổ kinh phí chi thường xuyên cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị này trên cơ sở đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chính trị được cấp có thẩm quyền giao.
2. Định mức phân bổ ngân sách chi thường xuyên tại Quy định này cơ bản đáp ứng cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và các địa phương. Trong quá trình thực hiện, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và các địa phương phải tăng cường thực hiện chính sách xã hội hóa theo chủ trương của Nhà nước để bổ sung nguồn kinh phí hoạt động.
3. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, trong quá trình phân bổ dự toán chi thường xuyên, ngoài việc căn cứ vào định mức chi quy định tại Quy định này còn phải căn cứ vào các nguồn thu và cơ chế tài chính được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
4. Chỉ tiêu dân số làm cơ sở để phân bổ ngân sách năm 2022 là dân số của các địa phương đầu năm 2021 theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh. Đối với cấp huyện, địa phương có dân số dưới 30.000 người thì được tính theo dân số 30.000 người. Đối với cấp xã, địa phương có dân số dưới 10.000 người thì được tính theo dân số 10.000 người.
TIÊU CHÍ PHÂN BỔ NGÂN SÁCH CHI THƯỜNG XUYÊN
Điều 3. Tiêu chí phân bổ ngân sách chi thường xuyên
1. Sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp khoa học và công nghệ: Phân bổ theo phương pháp và mức phân bổ của ngân sách trung ương.
2. Sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp môi trường và chi khác ngân sách: Phân bổ theo tỷ trọng trên tổng chi thường xuyên của các cấp ngân sách (không bao gồm kinh phí theo mục tiêu cho sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp y tế, kinh phí chi đảm bảo xã hội).
3. Sự nghiệp y tế (hệ dự phòng), sự nghiệp văn hóa thông tin, sự nghiệp phát thanh - truyền hình, sự nghiệp thể dục thể thao, chi đảm bảo xã hội và chi an ninh - quốc phòng:
- Cấp tỉnh: Phân bổ theo quy mô dân số toàn tỉnh;
- Cấp huyện: Phân bổ theo quy mô dân số của từng huyện, thành phố;
- Cấp xã: Phân bổ theo quy mô dân số của từng xã, phường, thị trấn.
4. Trên cơ sở số kinh phí được phân bổ đối với sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp môi trường, sự nghiệp khoa học và công nghệ, sự nghiệp văn hóa thông tin, sự nghiệp phát thanh - truyền hình, sự nghiệp thể dục thể thao, Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định phân bổ dự toán cho các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các sự nghiệp này như sau:
a) Phân bổ quỹ lương, phụ cấp và các khoản đóng góp trên cơ sở số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền giao và phân bổ kinh phí nâng bậc lương hàng năm bằng 3% tổng quỹ lương, phụ cấp và các khoản đóng góp.
b) Phân bổ chi khác bằng định mức chi khác của khối quản lý hành chính cấp tỉnh.
ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ NGÂN SÁCH CHI THƯỜNG XUYÊN
Điều 4. Định mức phân bổ chi sự nghiệp giáo dục
1. Sự nghiệp giáo dục cấp tỉnh và cấp huyện:
a) Phần kinh phí cân đối trong ngân sách địa phương:
- Phân bổ quỹ lương, phụ cấp và các khoản đóng góp của hệ giáo dục công lập trên cơ sở số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền giao và phân bổ kinh phí nâng bậc lương hàng năm bằng 3% tổng quỹ lương, phụ cấp và các khoản đóng góp.
- Phân bổ chi khác bằng 18% tổng quỹ lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo mức tiền lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng. Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp tỉnh), Phòng Tài chính - Kế hoạch phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp huyện) căn cứ quy mô trường, lớp và thực tế hoạt động của các cơ sở giáo dục trực thuộc để phân bổ chi khác cho phù hợp với thực tế hoạt động của từng cơ sở giáo dục và đảm bảo không thấp hơn 15% tổng quỹ lương, phụ cấp và các khoản đóng góp đối với cơ sở giáo dục bậc Tiểu học và không thấp hơn 13% đối với các cơ sở giáo dục còn lại.
Trong thời kỳ ổn định ngân sách 2022-2025, trường hợp ngân sách trung ương tăng định mức chi khác theo mức lương cơ sở thì thực hiện phân bổ theo mức phân bổ của ngân sách trung ương.
- Phân bổ kinh phí đặc thù đối với giáo viên, học sinh trường chuyên theo quy định.
- Phân bổ kinh phí thực hiện các chế độ do địa phương quy định; kinh phí mua sắm, sửa chữa lớn các cơ sở giáo dục; kinh phí sự nghiệp ngành Giáo dục do tỉnh quản lý theo khả năng cân đối của ngân sách địa phương.
- Phân bổ kinh phí hỗ trợ phục vụ công tác bảo vệ cơ sở giáo dục theo mức 3.500.000 đồng/điểm trường/tháng.
- Phân bổ kinh phí mua sắm sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất các cơ sở giáo dục theo khả năng cân đối của ngân sách địa phương.
b) Phần kinh phí bổ sung theo mục tiêu của ngân sách trung ương: Phân bổ theo mức phân bổ của ngân sách trung ương.
2. Cấp xã:
a) Phân bổ theo quy mô dân số của từng xã, phường, thị trấn như sau:
- Dân số đến 10.000 người: 7.750 đồng/người dân/năm;
- Dân số từ 10.001 đến 20.000 người: 2.600 đồng/người dân tăng thêm/năm;
- Dân số trên 20.000 người: 1.000 đồng/người dân tăng thêm/năm.
b) Hỗ trợ kinh phí cho các Trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn.
Điều 5. Định mức phân bổ chi sự nghiệp đào tạo và dạy nghề
1. Cấp tỉnh:
a) Hệ đào tạo chuyên nghiệp và hệ dạy nghề:
- Phân bổ quỹ lương, phụ cấp và các khoản đóng góp trên cơ sở số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền giao và phân bổ kinh phí nâng bậc lương hàng năm bằng 3% tổng quỹ lương, phụ cấp và các khoản đóng góp.
- Phân bổ chi khác theo chỉ tiêu tuyển sinh: Hệ cao đẳng: 7.000.000 đồng/sinh viên/năm; hệ trung cấp: 5.000.000 đồng/học sinh/năm.
Trường hợp các cơ sở đào tạo và dạy nghề không tuyển sinh đủ chỉ tiêu theo kế hoạch được giao thì sẽ thực hiện việc điều chỉnh, thu hồi lại kinh phí đã phân bổ tương ứng với chỉ tiêu tuyển sinh không thực hiện.
b) Trường Chính trị tỉnh và các đơn vị có chức năng đào tạo, bồi dưỡng:
- Phân bổ quỹ lương, phụ cấp và các khoản đóng góp trên cơ sở số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền giao và phân bổ kinh phí nâng bậc lương hàng năm bằng 3% tổng quỹ lương, phụ cấp và các khoản đóng góp.
- Phân bổ chi khác như khối quản lý hành chính cấp tỉnh.
- Phân bổ định mức chi trực tiếp phục vụ các lớp đào tạo, bồi dưỡng của cơ sở đào tạo (chi cho giảng viên, báo cáo viên; chi khai giảng, bế giảng; thuê phương tiện đưa học viên đi thực tế; chi phí điện, nước và các chi phí khác có liên quan đến tổ chức lớp học...):
+ Đào tạo trung cấp: 1.000.000 đồng/suất đào tạo;
+ Bồi dưỡng công chức ngạch chuyên viên, chuyên viên chính: 500.000 đồng/suất bồi dưỡng;
+ Các lớp bồi dưỡng ngắn hạn (dưới 03 tháng): 150.000 đồng/suất đào tạo.
- Phân bổ kinh phí chi cho các hợp đồng đào tạo theo Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Trường hợp các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng không mở lớp hoặc tuyển sinh đủ chỉ tiêu theo kế hoạch được giao thì sẽ thực hiện việc điều chỉnh, thu hồi lại kinh phí đã phân bổ tương ứng với chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng không thực hiện.
c) Phân bổ kinh phí để thực hiện Đề án đào tạo, nâng cao và phát triển nguồn nhân lực, Đề án đào tạo nghề chất lượng cao; kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo các chương trình, đề án của tỉnh theo khả năng cân đối của ngân sách địa phương và lộ trình của các đề án, nhiệm vụ đã được duyệt.
2. Cấp huyện:
a) Phân bổ quỹ lương, phụ cấp và các khoản đóng góp trên cơ sở số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền giao và phân bổ kinh phí nâng bậc lương hàng năm bằng 3% tổng quỹ lương, phụ cấp và các khoản đóng góp.
b) Phân bổ chi khác đối với Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện bằng 100% định mức chi của khối quản lý hành chính.
c) Trường hợp Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ mở các lớp bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức thì được bổ sung kinh phí như sau:
- Lớp bồi dưỡng từ 03 đến 06 tháng: Bổ sung kinh phí bằng mức chi cho một suất bồi dưỡng của cấp tỉnh;
- Lớp bồi dưỡng dưới 03 tháng: 150.000 đồng/suất bồi dưỡng. Mức hỗ trợ từ ngân sách tỉnh cho ngân sách cấp huyện không quá 300 triệu đồng/địa phương/năm;
- Các lớp bồi dưỡng khác do cấp huyện giao nhiệm vụ do ngân sách cấp huyện tự cân đối.
d) Đối với các lớp bồi dưỡng do Ủy ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ (nếu có): Tùy theo thời gian và kế hoạch mở lớp, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định mức hỗ trợ cụ thể đối với từng lớp bồi dưỡng.
Điều 6. Định mức phân bổ chi sự nghiệp y tế
1. Hệ dự phòng:
a) Tuyến tỉnh: Phân bổ theo quy mô dân số toàn tỉnh 45.600 đồng/người dân/năm.
b) Tuyến huyện: Phân bổ theo quy mô dân số của từng huyện, thành phố như sau:
- Dân số đến 30.000 người: 135.000 đồng/người dân/năm;
- Dân số từ 30.001 đến 90.000 người: 34.200 đồng/người dân tăng thêm/năm;
- Dân số trên 90.000 người: 8.600 đồng/người dân tăng thêm/năm.
2. Hệ điều trị:
a) Các cơ sở y tế công lập được giao chỉ tiêu giường bệnh:
- Bệnh viện II, Bệnh viện Nhi: 25.000.000 đồng/giường bệnh;
- Bệnh viện Y học cổ truyền Phạm Ngọc Thạch, Bệnh viện Phục hồi chức năng: 20.000.000 đồng/giường bệnh;
- Khu điều trị phong Di Linh: 130.000.000 đồng/giường bệnh (bao gồm chi lương, phụ cấp lương, các khoản đóng góp và chi thường xuyên);
- Các Trung tâm y tế được giao chỉ tiêu giường bệnh: 27.000.000 đồng/giường bệnh;
- Hỗ trợ một phần quỹ tiền lương, phụ cấp và các khoản đóng góp cho các cơ sở khám, chữa bệnh không đảm bảo được kinh phí chi lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo số lượng người làm việc được cấp thẩm quyền giao;
- Nhà nước sẽ thực hiện điều chỉnh giảm mức chi hỗ trợ đối với các cơ sở khám, chữa bệnh công lập khi các khoản chi phí được kết cấu vào giá dịch vụ khám, chữa bệnh theo lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ khám, chữa bệnh được cấp có thẩm quyền quyết định.
b) Các Trung tâm y tế không được giao chỉ tiêu giường bệnh:
- Phân bổ quỹ lương, phụ cấp và các khoản đóng góp trên cơ sở số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền giao và phân bổ kinh phí nâng bậc lương hàng năm bằng 3% quỹ lương, phụ cấp và các khoản đóng góp;
- Phân bổ chi khác như khối quản lý hành chính cấp tỉnh;
- Phân bổ kinh phí trực chuyên môn y tế theo quy định.
3. Hệ xã:
- Phân bổ quỹ lương, phụ cấp và các khoản đóng góp trên cơ sở số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền giao và phân bổ kinh phí nâng bậc lương hàng năm bằng 3% quỹ lương, phụ cấp và các khoản đóng góp;
- Phân bổ chi khác như khối quản lý hành chính cấp xã;
- Phân bổ kinh phí chi phụ cấp cho nhân viên y tế thôn, bản theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chức danh, chế độ phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh.
4. Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình:
- Phân bổ quỹ lương, phụ cấp và các khoản đóng góp trên cơ sở biên chế, số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền giao và phân bổ kinh phí nâng bậc lương hàng năm bằng 3% quỹ lương, phụ cấp và các khoản đóng góp;
- Phân bổ chi khác như khối quản lý hành chính cấp tỉnh;
- Phân bổ kinh phí chi phụ cấp cho cộng tác viên dân số theo quy định.
5. Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo, người gặp khó khăn đột xuất do mắc bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo: Phân bổ theo khả năng cân đối của ngân sách địa phương.
6. Kinh phí thực hiện chính sách bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên, hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số vùng khó khăn, đối tượng bảo trợ xã hội...: Phân bổ theo chế độ quy định.
7. Kinh phí mua sắm, sửa chữa: Phân bổ theo khả năng cân đối của ngân sách địa phương, nhưng không quá 5% tổng chi cho hệ dự phòng, hệ điều trị và hệ xã.
8. Chi sự nghiệp y tế cấp xã:
Phân bổ theo quy mô dân số của từng xã, phường, thị trấn như sau:
- Dân số đến 10.000 người: 2.850 đồng/người dân/năm;
- Dân số từ 10.001 đến 20.000 người: 1.000 đồng/người dân tăng thêm/năm;
- Dân số trên 20.000 người: 300 đồng/người dân tăng thêm/năm.
1. Cấp tỉnh:
a) Sự nghiệp văn hóa thông tin:
- Định mức phân bổ tính theo dân số toàn tỉnh: 25.700 đồng/người dân/năm (bao gồm chi cho sự nghiệp gia đình, hoạt động du lịch, hỗ trợ đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp và đội thông tin lưu động);
- Phân bổ kinh phí thực hiện một số chế độ, chính sách đặc thù đối với lực lượng nghệ sỹ, nghệ nhân, diễn viên hoạt động nghệ thuật theo mức phân bổ của ngân sách trung ương; kinh phí chi giải thưởng văn học nghệ thuật do tỉnh tổ chức.
b) Sự nghiệp phát thanh - truyền hình:
- Định mức phân bổ tính trên dân số toàn tỉnh: 20.700 đồng/người dân/năm (bao gồm kinh phí hỗ trợ các trạm phát lại cấp huyện);
- Bố trí kinh phí thuê bao vệ tinh phát sóng độ nét cao HD đối với kênh truyền hình Lâm Đồng.
c) Sự nghiệp thể dục thể thao:
- Định mức phân bổ tính trên dân số toàn tỉnh: 15.000 đồng/người dân/năm (bao gồm cả kinh phí cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng vận động viên năng khiếu các bộ môn thể thao);
- Phân bổ kinh phí tập luyện cho đội tuyển bóng đá của tỉnh tập luyện và tham gia các giải bóng đá quốc gia do Liên đoàn bóng đá Việt Nam tổ chức theo khả năng cân đối của ngân sách địa phương;
- Phân bổ kinh phí thực hiện một số chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao được tập trung tập huấn và thi đấu theo mức phân bổ của ngân sách trung ương;
- Phân bổ kinh phí chi thưởng vận động viên đạt thành tích tại các giải thi đấu của tỉnh.
2. Cấp huyện:
a) Phân bổ theo quy mô dân số của từng huyện, thành phố như sau:
- Dân số đến 30.000 người: 105.000 đồng dân/người/năm;
- Dân số từ 30.001 đến 90.000 người: 26.000 đồng/người dân tăng thêm/năm;
- Dân số trên 90.000 người: 7.000 đồng/người dân tăng thêm/năm.
b) Phân bổ kinh phí chi các nhiệm vụ đặc thù:
- Kinh phí hoạt động của các đội thông tin lưu động cấp huyện: 400.000.000 đồng/đội/năm;
- Hỗ trợ hoạt động của các trạm phát lại phát thanh - truyền hình: 500.000.000 đồng/trạm/năm.
3. Cấp xã:
a) Phân bổ theo quy mô dân số của từng xã, phường, thị trấn:
- Dân số đến 10.000 người: 8.500 đồng/người dân/năm;
- Dân số từ 10.001 đến 20.000 người: 2.800 đồng/người dân tăng thêm/năm;
- Dân số trên 20.000 người: 1.000 đồng/người dân tăng thêm/năm.
b) Phân bổ kinh phí thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh".
c) Các xã có trạm phát thanh không dây được hỗ trợ thêm kinh phí để duy tu, sửa chữa với mức 15.000.000 đồng/trạm/năm.
Điều 8. Định mức phân bổ chi sự nghiệp khoa học và công nghệ
1. Sự nghiệp khoa học và công nghệ được phân bổ tập trung ở cấp tỉnh bằng với mức ngân sách trung ương giao.
2. Hàng năm, căn cứ kế hoạch thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ của địa phương để phân bổ thêm kinh phí chi sự nghiệp khoa học và công nghệ theo khả năng cân đối của ngân sách địa phương.
Điều 9. Định mức chi đảm bảo xã hội
1. Cấp tỉnh:
a) Phần kinh phí cân đối trong ngân sách địa phương: Phân bổ theo chỉ tiêu dân số của toàn tỉnh 20.000 đồng/người/năm.
b) Phần kinh phí bổ sung có mục tiêu của ngân sách trung ương: Phân bổ theo quy định.
2. Cấp huyện:
a) Phần kinh phí cân đối trong ngân sách địa phương:
Phân bổ theo quy mô dân số của từng địa bàn huyện, thành phố như sau:
- Dân số đến 30.000 người: 92.000 đồng/người dân/năm;
- Dân số từ 30.001 đến 90.000 người: 50.000 đồng/người dân tăng thêm/năm;
- Dân số trên 90.000 người: 25.000 đồng/người dân tăng thêm/năm.
b) Phân bổ kinh phí thực hiện các chính sách đảm bảo xã hội theo định mức phân bổ của ngân sách trung ương.
c) Phân bổ kinh phí thăm hỏi, tặng quà các đối tượng chính sách, bảo trợ xã hội phân cấp cho huyện theo chế độ, chính sách hiện hành.
3. Cấp xã:
- Phân bổ theo quy mô dân số của từng xã, phường, thị trấn: 3.500 đồng/người/năm;
- Phân bổ kinh phí để thực hiện chế độ điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc trên cơ sở số lượng thực tế theo Quyết định số 130-CP ngày 20 tháng 6 năm 1975 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) về việc bổ sung chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ xã; Quyết định số 111-HĐBT ngày 13 tháng 10 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc sửa đổi, bổ sung một số chính sách, chế độ đối với cán bộ xã, phường;
- Phân bổ kinh phí thăm hỏi, tặng quà các đối tượng chính sách, bảo trợ xã hội phân cấp cho cấp xã quản lý;
- Phân bổ kinh phí hỗ trợ cho người được phân công trực tiếp giúp đỡ người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn; hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Đội xã hội tình nguyện.
Điều 10. Định mức phân bổ chi an ninh
1. Cấp tỉnh:
- Định mức phân bổ tính theo dân số toàn tỉnh: 8.200 đồng/người dân/năm;
- Phân bổ kinh phí hỗ trợ cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy và hỗ trợ một số nhiệm vụ đặc thù phát sinh tại địa phương theo khả năng cân đối của ngân sách địa phương và quy định của pháp luật.
2. Cấp huyện:
Phân bổ theo dân số của từng địa bàn huyện, thành phố như sau:
- Dân số đến 30.000 người: 30.000 đồng/người dân/năm;
- Dân số từ 30.001 đến 90.000 người: 9.000 đồng/người dân tăng thêm/năm;
- Dân số trên 90.000 người: 2.000 đồng/người dân tăng thêm/năm.
3. Cấp xã:
a) Phân bổ theo quy mô dân số của từng xã, phường, thị trấn như sau:
- Dân số đến 10.000 người: 3.500 đồng/người dân/năm;
- Dân số từ 10.001 đến 20.000 người: 1.500 đồng/người dân tăng thêm/năm;
- Dân số trên 20.000 người: 500 đồng/người dân tăng thêm/năm.
b) Phân bổ kinh phí thực hiện chế độ đối với công an viên, bảo vệ tổ dân phố theo quy định.
Điều 11. Định mức phân bổ chi quốc phòng
1. Cấp tỉnh:
- Định mức phân bổ theo dân số toàn tỉnh: 19.400 đồng/người dân/năm (bao gồm kinh phí cho hoạt động giáo dục quốc phòng và dự bị động viên, chi huấn luyện, hội thi, hội thao... theo Luật Dân quân tự vệ);
- Phân bổ kinh phí may trang phục dân quân tự vệ theo khả năng cân đối của ngân sách địa phương;
- Bổ sung kinh phí tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Cấp huyện:
a) Phân bổ theo quy mô dân số của từng huyện, thành phố như sau:
- Dân số đến 30.000 người: 30.000 đồng/người dân/năm;
- Dân số từ 30.001 đến 90.000 người: 9.000 đồng/người dân tăng thêm/năm;
- Dân số trên 90.000 người: 2.000 đồng/người dân tăng thêm/năm.
b) Phân bổ kinh phí thực hiện Luật Dân quân tự vệ.
c) Phân bổ kinh phí tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Cấp xã:
a) Phân bổ theo quy mô dân số của từng xã, phường, thị trấn như sau:
- Dân số đến 10.000 người: 3.500 đồng/người dân/năm;
- Dân số từ 10.001 đến 20.000 người: 1.500 đồng/người dân tăng thêm/năm;
- Dân số trên 20.000 người: 500 đồng/người dân tăng thêm/năm.
b) Phân bổ kinh phí thực hiện Luật Dân quân tự vệ theo quy định.
Điều 12. Định mức phân bổ chi quản lý hành chính cấp tỉnh và cấp huyện (bao gồm: cơ quan hành chính Nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổ chức chính trị - xã hội)
1. Kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên:
a) Phân bổ quỹ lương, phụ cấp và các khoản đóng góp trên cơ sở biên chế, số lượng người làm việc (kể cả lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP) được cấp có thẩm quyền giao và phân bổ kinh phí nâng bậc lương hàng năm bằng 3% quỹ lương, phụ cấp và các khoản đóng góp.
b) Phân bổ chi khác theo biên chế, số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền giao như sau:
- 10 biên chế, người làm việc đầu: 39 triệu đồng/biên chế/năm;
- 10 biên chế, người làm việc tiếp theo: 33 triệu đồng/biên chế/năm;
- Biên chế, người làm việc còn lại: 29 triệu đồng/biên chế/năm.
Chi khác theo định mức phân bổ nêu trên để thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao của cơ quan, tổ chức như:
(i) Các khoản chi hành chính phục vụ hoạt động thường xuyên bộ máy (bao gồm các khoản khen thưởng theo chế độ, chi phúc lợi tập thể, thông tin liên lạc, công tác phí, hội nghị phí, văn phòng phẩm, điện, nước, xăng dầu,...);
(ii) Các khoản chi nghiệp vụ mang tính thường xuyên phát sinh hàng năm (bao gồm chi tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn; chi quản lý ngành, lĩnh vực; chi thực hiện chỉ đạo, kiểm tra; chi cho công tác xây dựng, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật,...);
(iii) Các khoản kinh phí mua sắm, thay thế trang thiết bị và phương tiện làm việc; kinh phí sửa chữa thường xuyên tài sản; chi khác...
2. Phân bổ kinh phí hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và kinh phí hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh theo chế độ quy định hiện hành và khả năng cân đối của ngân sách địa phương.
3. Phân bổ kinh phí đảm bảo hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện theo chế độ quy định hiện hành.
4. Phân bổ kinh phí hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Thành ủy, Huyện ủy và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện với mức:
- Thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc: 3.500 triệu đồng/năm/địa phương;
- Các huyện còn lại: 3.000 triệu đồng/năm/địa phương.
5. Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đặc thù:
a) Phân bổ kinh phí đặc thù của Đảng theo phê duyệt của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
- Cấp tỉnh: Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân; Văn phòng Ủy ban nhân dân; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội Nông dân; Tỉnh Đoàn; Hội Liên hiệp phụ nữ và Hội Cựu chiến binh;
- Cấp huyện: Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; Phòng Tài chính - Kế hoạch; Phòng Kinh tế, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội Nông dân; Huyện, Thành Đoàn; Hội Liên hiệp phụ nữ; Hội Cựu chiến binh.
6. Phân bổ kinh phí hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng theo Quyết định số 99/QĐ-TW theo mức ngân sách trung ương cân đối.
7. Phân bổ kinh phí đảm hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.
8. Đối với các cơ quan, tổ chức được cấp có thẩm quyền giao bổ sung nhiệm vụ, căn cứ vào tình hình thực tế và khả năng của ngân sách địa phương để bố trí bổ sung kinh phí cho cơ quan, tổ chức này.
9. Phân bổ kinh phí may sắm trang phục ngành theo quy định.
10. Phân bổ kinh phí phục vụ công tác xử phạt vi phạm hành chính; kinh phí phục vụ công tác thu phí, lệ phí; kinh phí trích trên số tiền xử lý qua thanh tra đã thực nộp vào ngân sách nhà nước.
11. Phân bổ kinh phí chi cho công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật; công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật; chi cho hoạt động "Vì sự tiến bộ phụ nữ".
12. Phân bổ kinh phí thực hiện đào tạo năng khiếu cho thiếu nhi của Nhà Thiếu nhi theo khả năng cân đối của ngân sách địa phương.
13. Phân bổ kinh phí thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả một số dịch vụ hành chính công cho Bưu điện.
14. Phân bổ kinh phí tổ chức Đại hội cho các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện với mức 500.000.000 đồng/địa phương.
Điều 13. Định mức phân bổ chi hỗ trợ hoạt động của các Hội đặc thù
1. Cấp tỉnh:
a) Các Hội đặc thù được cấp có thẩm quyền giao 02 biên chế:
- Phân bổ kinh phí chi trả thù lao của Chủ tịch Hội và 01 Phó Chủ tịch Hội;
- Phân bổ kinh phí hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước giao: 150 triệu đồng/Hội/năm. Hàng năm, không xem xét bổ sung thêm kinh phí từ ngân sách nhà nước, các Hội phải tự cân đối, đảm bảo kinh phí hoạt động từ các nguồn tài chính hợp pháp của Hội mình.
b) Các Hội đặc thù được cấp có thẩm quyền giao từ 03 biên chế trở lên:
- Phân bổ kinh phí chi trả thù lao của Chủ tịch Hội và 01 Phó Chủ tịch Hội;
- Phân bổ kinh phí chi lương, phụ cấp và các khoản đóng góp cho các biên chế còn lại bằng 03 lần mức tiền lương cơ sở/biên chế;
- Phân bổ kinh phí chi khác bằng định mức phân bổ đối với biên chế của các cơ quan hành chính Nhà nước;
- Bổ sung kinh phí chi đặc thù theo khả năng cân đối của ngân sách địa phương.
2. Cấp huyện:
- Phân bổ quỹ lương, phụ cấp và các khoản đóng góp trên cơ sở biên chế được cấp có thẩm quyền giao và kinh phí nâng bậc lương hàng năm bằng 3% quỹ lương, phụ cấp và các khoản đóng góp;
- Phân bổ kinh phí chi trả thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách đứng đầu Hội theo quy định;
- Hỗ trợ kinh phí chi khác bằng mức chi quản lý hành chính cấp tỉnh trên cơ sở biên chế được cấp có thẩm quyền giao.
Điều 14. Định mức phân bổ chi quản lý hành chính cấp xã
1. Đối với cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã:
- Phân bổ kinh phí chi lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo số lượng cán bộ, công chức cấp xã được cấp có thẩm quyền giao và phân bổ kinh phí nâng bậc lương hằng năm bằng 3% quỹ lương, phụ cấp và các khoản đóng góp.
- Phân bổ kinh phí chi phục vụ hoạt động điều hành chung của cấp xã theo số lượng cán bộ, công chức cấp xã được cấp có thẩm quyền giao: 22.000.000 đồng/người/ năm.
- Phân bổ kinh phí chi phụ cấp cho đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã theo quy định; phân bổ kinh phí hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã theo mức 60 triệu đồng/xã, phường, thị trấn/năm.
- Phân bổ kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã theo mức khoán quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh.
- Phân bổ kinh phí hỗ trợ hoạt động của Ban thanh tra nhân dân: 5.000.000 đồng/xã, phường/thị trấn/năm.
- Phân bổ kinh phí thực hiện chế độ đối với Ban Lâm nghiệp xã; phục vụ công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; thực hiện chế độ hòa giải ở cơ sở; Ban giám sát cộng đồng; lấy phiếu tín nhiệm; hỗ trợ các Chi hội thuộc tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp vùng khó khăn và các chế độ khác theo khả năng cân đối của ngân sách địa phương.
2. Đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, tổ dân phố:
- Phân bổ kinh phí chi phụ cấp và các khoản đóng góp của những người hoạt động không chuyên trách thôn, tổ dân phố theo quy định hiện hành.
- Phân bổ kinh phí chi thường xuyên khác đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã: 5.000.000 đồng/người/năm.
- Phân bổ kinh phí hoạt động của thôn, tổ dân phố và các tổ chức chính trị - xã hội ở thôn, tổ dân phố; kinh phí chi bồi dưỡng người trực tiếp tham gia công việc ở thôn, tổ dân phố và thực hiện chế độ đối với lực lượng khác theo quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh.
3. Đối với Hội đặc thù cấp xã:
- Phân bổ quỹ lương, phụ cấp và các khoản đóng góp trên cơ sở biên chế được cấp có thẩm quyền giao và kinh phí nâng bậc lương hàng năm bằng 3% quỹ lương, phụ cấp và các khoản đóng góp;
- Phân bổ chi khác trên cơ sở biên chế được cấp có thẩm quyền giao bằng mức chi quản lý hành chính cấp xã;
- Phân bổ kinh phí chi trả thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách đứng đầu các Hội đặc thù theo quy định.
Điều 15. Định mức phân bổ chi sự nghiệp kinh tế
1. Cấp tỉnh:
a) Phần kinh phí cân đối trong ngân sách địa phương:
- Phân bổ tối thiểu bằng 10% trên tổng chi thường xuyên của ngân sách cấp tỉnh; trong đó, đối với các đơn vị sự nghiệp công lập được cấp có thẩm quyền giao số lượng người làm việc được phân bổ đủ quỹ lương, phụ cấp và các khoản đóng góp, phân bổ chi thường xuyên khác bằng định mức chi quản lý hành chính cấp tỉnh, phân bổ kinh phí thực hiện các chương trình, đề án theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền;
- Phân bổ kinh phí thực hiện đặt hàng quản lý bảo vệ rừng cho các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp của tỉnh.
b) Phần kinh phí bổ sung có mục tiêu của ngân sách trung ương:
Phân bổ kinh phí cấp bù miễn thu thủy lợi phí theo mức phân bổ của ngân sách trung ương.
2. Cấp huyện:
a) Phân bổ theo tỷ lệ % trên tổng chi thường xuyên của ngân sách cấp huyện như sau:
- Huyện Lạc Dương: Bằng 8% tổng chi thường xuyên của ngân sách cấp huyện;
- Thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc và các huyện Đam Rông, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên: Bằng 7% tổng chi thường xuyên của ngân sách cấp huyện;
- Các huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh và Bảo Lâm: Bằng 6,5% tổng chi thường xuyên của ngân sách cấp huyện.
c) Riêng các đô thị được bổ sung kinh phí để đảm bảo việc duy tu, sửa chữa, kiến thiết thị chính, quản lý đô thị:
- Đô thị loại I: 140.000 triệu đồng/năm;
- Đô thị loại II: 84.700 triệu đồng/năm;
- Đô thị loại III: 23.800 triệu đồng/năm;
- Đô thị loại IV: 16.800 triệu đồng/năm;
- Đô thị loại V: 8.400 triệu đồng/năm.
Trong thời kỳ ổn định ngân sách 2022-2025, nếu các địa phương có nâng cấp đô thị theo quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền thì được phân bổ bổ sung phần kinh phí chênh lệch tăng thêm.
d) Phân bổ kinh phí thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch, tái cơ cấu kinh tế... theo khả năng cân đối của ngân sách địa phương.
đ) Phân bổ kinh phí đặt hàng, đấu thầu thực hiện các dịch vụ nông nghiệp, chăn nuôi, thú y, thủy sản và các lĩnh vực khác theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
e) Phân bổ kinh phí thực hiện chính sách bảo vệ đất trồng lúa; hỗ trợ sử dụng giá dịch vụ sản phẩm công ích thủy lợi.
3. Cấp xã: Phân bổ tối thiểu bằng 1,5% tổng chi thường xuyên của ngân sách cấp xã.
Điều 16. Định mức phân bổ chi sự nghiệp bảo vệ môi trường
1. Cấp tỉnh: Phân bổ tối thiểu bằng 1% tổng chi ngân sách thường xuyên của ngân sách cấp tỉnh.
2. Cấp huyện:
a) Phân bổ theo tỷ lệ % trên tổng chi thường xuyên của ngân sách cấp huyện như sau:
- Thành phố Đà Lạt: Bằng 6% tổng chi thường xuyên của ngân sách thành phố;
- Thành phố Bảo Lộc, huyện Lạc Dương và huyện Đức Trọng: Bằng 5% tổng chi ngân sách thường xuyên của ngân sách cấp huyện;
- Các huyện: Đơn Dương, Đam Rông, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên: Bằng 2,5% tổng chi ngân sách thường xuyên của ngân sách cấp huyện.
b) Phân bổ kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đặc thù:
- Bổ sung kinh phí cho các địa phương có thu phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản bằng với mức phân bổ của ngân sách trung ương.
- Các tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ, đặt hàng hoạt động xử lý nước thải và xử lý chất thải rắn được hỗ trợ theo đơn giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Cấp xã: Phân bổ bằng 1% tổng chi thường xuyên của ngân sách cấp xã.
Điều 17. Định mức phân bổ các khoản chi khác
1. Cấp tỉnh:
- Phân bổ kinh phí cho Quỹ Thi đua - Khen thưởng của tỉnh;
- Phân bổ kinh phí chi tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn, kinh phí tổ chức Festival Hoa;
- Phân bổ kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ cấp bách phát sinh đột xuất nhưng chưa được cân đối ngay từ đầu năm theo khả năng cân đối của ngân sách địa phương.
2. Cấp huyện và cấp xã:
- Phân bổ chi khác (bao gồm kinh phí thi đua - khen thưởng) bằng 1% tổng chi thường xuyên của ngân sách từng cấp;
- Phân bổ kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ cấp bách phát sinh đột xuất nhưng chưa được cân đối ngay từ đầu năm theo khả năng cân đối của ngân sách địa phương./.