Nghị quyết số 134-CP về tổ chức lại sản xuất, tăng cường và cải tiến một bước quản lý, phát huy hơn nữa tác dụng của tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp nhằm phát triển kinh tế và phục vụ đời sống nhân dân do Hội Đồng Chính Phủ ban hành

Số hiệu 134-CP
Ngày ban hành 03/08/1976
Ngày có hiệu lực 18/08/1976
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Hội đồng Chính phủ
Người ký Nguyễn Duy Trinh
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
******

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 134-CP

Hà Nội, ngày 03 tháng 08 năm 1976 

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ TỔ CHỨC LẠI SẢN XUẤT, TĂNG CƯỜNG VÀ CẢI TIẾN MỘT BƯỚC QUẢN LÝ, PHÁT HUY HƠN NỮA TÁC DỤNG CỦA TIỂU CÔNG NGHIỆP, THỦ CÔNG NGHIỆP NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN

I. NHIỆM VỤ TRONG GIAI ĐOẠN MỚI – YÊU CẦU VÀ NỘI DUNG TỔ CHỨC SẢN XUẤT, TĂNG CƯỜNG VÀ CẢI TIẾN MỘT BƯỚC QUẢN LÝ TIỂU CÔNG NGHIỆP, THỦ CÔNG NGHIỆP.

1. Sau khi đã hợp tác hóa, tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp miền Bắc tiếp tục phát triển. Từ năm 1973 đến nay, theo phương hướng mà nghị quyết 22 của  Ban Chấp hành trung ương Đảng đã đề ra, sản xuất tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp  đang có bước phát triển mới, giá trị sản lương toàn bộ đến năm 1975 đạt gần 1,2 tỷ đồng, lực lượng lao động gồm 80 vạn người. Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong khu vực tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp tiếp tục được cung cố. Trong hơn 4.000 đơn vị sản xuất tập thể, có một số hợp tác xã đã được cơ giới hóa khoảng 50% trở lên và có nhiều tiến bộ về mặt quản lý.

Thông qua con đường hợp tác hóa, tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp đã tạo việc làm và nguồn sống cho mấy chục vạn người và gia đình họ, tổ chức và giáo dục họ tiến lên chủ nghĩa xã hội, phát huy tác dụng đối với sản xuất, đời sống và xuất khẩu.

Song tốc độ phát triển tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp còn chậm, năng lực sản xuất chưa được tận dụng, hợp tác hóa từ lâu mà đến nay năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, mặt hàng kém phong phú.

Tình hình đó một phần do hoàn cảnh chiến tranh và những khó khăn chung của nến kinh tế, nhưng một phần quan trọng do khuyết điểm về chỉ đạo và quản lý, nhận thức và quan điểm của một số cán bộ các cấp, các ngành đối với tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp còn có những lệch lạc, không nghiêm chỉnh chấp hành một số chính sách, chế độ của Đảng và Chính phủ đã ban hành. Bản thân hợp tác xã và thợ thủ công còn chịu ảnh hưởng tư tửơng và cách làm ăn của người sản xuất nhỏ. Những hiện tượng tiêu cực như làm xấu, làm ẩu, móc ngoặc, tham ô tài sản của Nhà nước và tập tể, vi phạm chế độ, chính sách của Nhà nước, có lúc, có nơi còn xảy ra nghiêm trọng.

2. Cách mạng nước ta đã chuyển sang giai đoạn mới, với nhiệm vụ chiến lược mới là “hoàn thành thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”. Miền Bắc phải tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp chủ nghĩa xã hội và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; miền Nam phải đồng thời tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội .

Trong những năm tới, hương phấn đấu chính về khôi phục và phát triển kinh tế ra sức phát triển nông nghiệp, phát triển nghề rừng, nghề cá, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng, đồng thời xây dựng một số cơ sở  công nghiệp nặng then chốt; ra sức đẩy mạnh xuất khẩu; tiến hành một bước việc phân bố lại lao động giữa các ngành và giữa các vùng trong cả nước.

Để thực hiện những nhiệm vụ trên, phải khai thác mọi tài nguyên của đất nước, sử dụng tốt nguồn lao động dồi dào của nhân dân ta, động viên mọi nhân tố tích cực từ trung ương đến địa phương; dựa vào lực lượng của Nhà nước và lực lượng của nhân dân; sử dụng dụng cả quốc doanh, hợp tác xã, người sản xuất cá thể và lao động gia đình; cả xí nghiệp quy mô lớn, kỹ thuật hiện đại và xí nghiệp quy mô nhỏ, sản xuất thủ công.

Trong điều kiện đó, càng thấy rõ tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp có vị trí quan trọng và lâu dài đối với công cuộc phát triển kinh tế, phục vụ đời sống nhân dân trong cả quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Chính sách của Đảng và Nhà nước là mạnh dạn tạo điều kiện và khuyến khích tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp phát triển, đồng thời tăng cường và cải tiến quản lý đối với khu vực kinh tế này, vừa đẩy mạnh sản xuất, vừa rất coi trọng tiếp tục cải tạo xã hội chủ nghĩa, hoàn thiện quan hệ sản xuất mới, phát huy tác dụng tích cực, hạn chế và ngăn chặn những việc làm tiêu cực. Trên cơ sở đó, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho thợ thủ công.

3. Để thực hiện những yêu cầu trên, cần giải quyết một số vấn đề sau đây.

Đối với tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp, cần xúc tiến việc quy hoạch, tổ chức lại sản xuất, tận dụng năng lực hiện có và phát huy mọi khả năng tiền tàng, trên cơ sở tăng cường trang bị kỹ thuật và cải tiến quản lý hợp tác xã và mở rộng sản xuất.

Nhà nước cần phải cải tiến kế hoạch hóa, cải tiến gia công đặt hàng, thực hiện nghiêm chỉnh những chính sách, chế độ đã ban hành, giúp đỡ và quản lý tốt hơn tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp về nguyên liệu, thiết bị, tiêu thụ.

Về tổ chức quản lý, cần xác định nội dung quản lý và tăng cường quản lý của Nhà nước, đồng thời phát huy đúng đắn tác dụng của Liên hiệp hợp tác xã trong việc quản lý kinh tế tập thể tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp.

II. QUY HOẠCH, TỔ CHỨC LẠI SẢN XUẤT THEO HƯỚNG SẢN XUẤT LỚN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA, TIẾP TỤC HOÀN THIỆN QUAN HỆ SẢN XUẤT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.

1. Tiến hành quy hoạch và xác định phương hướng phát triển tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp.

Phải đặt tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân mà tiến hành quy hoạch, xây dựng mỗi quan hệ và tác động qua lại với các ngành kinh tế khác, nhất là với công nghiệp quốc doanh (trung ương và địa phương), với nông nghiệp, với giao thông vận tải, với xây dựng cơ bản, với hoạt động thương nghiệp, trên cơ sở đó xác định phương hương phát triển tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu các mặt về đời sống, phục vụ sản xuất và xuất khẩu.

Phải xem xét năng lực sản xuất hiện có và khả năng phát triển của các ngành kinh tế quốc doanh, và của tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp dựa vào lực lượng của trung ương, đồng thời động viên đến mức cao nhất lực lượng của địa phương, phát huy mọi nhân tố tích cực và khả năng tiềm tàng trong nhân dân. Phải tính toán hiệu quả kinh tế về các mặt sản xuất, đầu tư vốn, khả năng thu hút lao động, quản lý … xem trong từng trường hợp, nên để quốc doanh làm hay là nên để tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp lànm thỉ có lợi hơn.

Mối quan hệ giữa tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp với các ngành kinh tế quốc doanh thể hiện trên hai mặt: một mặt, tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp  đóng vai trò vệ tinh phụ trợ và bổ sung cho quốc doanh, về sản xuất toàn bộ sản phẩm, về sản xuất chi tiết sản phẩm, về sản xuất phụ tùng , về sửa chữa, về bao bì đóng gói, về sơ chế nguyện liệu, về tận dụng phế liệu, phế phẩm… Mặt khác, quốc doanh giúp đỡ, hiệp tác sản xuất để làm cho tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp từng bộ phận sản phẩm mà hợp tác xã không đủ sức làm, giúp đỡ về trang bị kỹ thuật, cung ứng vật tư chuyên dùng, về thiết kế và về đào tạo…

Các hình thức tổ chức mối quan hệ giữa tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp với các ngành công nghiệp quốc doanh rất phopng phú, đa dạng, cần nghiên cứu cụ thể cho từng trường hợp, không thể rập khuôn gò bó, từ quan hệ giữa từng xí nghiệp quốc doanh với một số hợp tác xã, đến nhóm sản phẩm theo ngành. Điều cần thiết là tiến đến xây dựng mối quan hệ ổn định và lâu dài giữa các xí nghiệp quốc doanh và các hợp tác xã.

Cần xác định đúng mức mối qian hệ giữa tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp, với sản xuất nông nghiệp, chủ yếu nhằm, tận dụng các loại nguyên liệu nông sản, tận dụng lao động trong nông thôn, tận dụng thì giờ nhàn rỗi ngoài nông vụ, phát triển các hợp tác xã thủ công chuyên nghiệp và phát triển ngành, qua đó tăng nhanh khối lượng hàng hoá và làm cho hàng tiêu dùng thêm phong phú.

Trên cơ sở quy hoạch, tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp sẽ phát triển theo phương hướng sau đây:

a) Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ nhu cầu vế ăn, mặc, ở, chữa bệnh, đi lại, học tập, sinh hoạt văn hóa  thể dục, thể thao…

Tận dụng cac cơ sở sản xuất sẵn có, những nghề truyền thống, đồng thời chú trọng phát triển ngành, nghề mới, xây dựng cơ sở mới, thu hút thêm lao động để phát triển tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp, đáp ứng nhu cầu về những mặt hàng hàng loạt nhỏ và theo đơn đặt hàng trực tiếp của người tiêu dùng, những mặt hàng nhiều kiểu cách, phải thay đổi luôn theo thời trang, theo thị hiếu, những mặt hàng thông dụng sản xuất thủ công.

Đặc biệt tận dụng mọi khả năng của tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp để khôi phục và phát triển các mặt hàng mỹ nghệ dân tộc, đặc sản địa phương, tận dụng lao động và càc nguồn nguyên liệu trong nước, đẩy mạnh sản xuất để xuất khẩu.

b) Sản xuất một phần tư liệu sản xuất, lại thông dụng và cải tiến cho các ngành nông nghiệp, xây dựng, vận tải, nghề rừng, nghề cá và cho bản thân tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp như nông cụ thông dụng và cải tiến công cụ và dụng cụ cầm tay, phương tiên vận chuyển thô sơ và cải tiến, thuyền, lưới đánh cá, các loại công cụ cải tiến và một số máy không phức tạp…, sản xuất một phần những vật liệu xây dựng có thể sản xuất và khai thác bằng thủ công, như: vôi, gạch, đá, cát, sỏi và vật liệu khác.

[...]