Nghị quyết 13/2013/NQ-HĐND về thông qua kế hoạch lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu lần một, nhiệm kỳ 2011 - 2016 do tỉnh Quảng Trị ban hành

Số hiệu 13/2013/NQ-HĐND
Ngày ban hành 31/05/2013
Ngày có hiệu lực 10/06/2013
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Trị
Người ký Lê Hữu Phúc
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13/2013/NQ-HĐND

Quảng Trị, ngày 31 tháng 5 năm 2013

 

NGHỊ QUYẾT

THÔNG QUA KẾ HOẠCH LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM ĐỐI VỚI NGƯỜI GIỮ CHỨC VỤ DO HĐND BẦU LẦN 01, NHIỆM KỲ 2011 - 2016

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
KHÓA VI, KỲ HỌP THỨ 8

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND, UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị quyết số 35/2012/QH13 ngày 21 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn và Nghị quyết số 561/2013/UBTVQH13 ngày 16 tháng 01 năm 2013 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị quyết số 35/2012/QH13 ngày 21 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn;

Xét báo cáo Kế hoạch lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu của Thường trực HĐND tỉnh, ý kiến của các Ban HĐND và ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Kế hoạch lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu nhiệm kỳ 2011 - 2016.

Giao Thường trực HĐND triển khai thực hiện tại kỳ họp thứ 9 và bổ sung, xây dựng Kế hoạch cụ thể để thực hiện lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm những lần tiếp theo.

Điều 2. Nghị quyết này được HĐND tỉnh Quảng Trị khóa VI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 31 tháng 5 năm 2013 và có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày thông qua.

 

 

CHỦ TỊCH




Lê Hữu Phúc

 

KẾ HOẠCH

I. MỤC ĐÍCH LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM, BỎ PHIẾU TÍN NHIỆM ĐỐI VỚI NGƯỜI GIỮ CHỨC VỤ DO HĐND BẦU

Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND; giúp người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm của mình để phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động; làm cơ sở để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ.

II. ĐỐI TƯỢNG LẤY Ý KIẾN

1. Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND, y viên Thường trực HĐND, Trưởng các Ban của HĐND.

2. Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND, các thành viên khác của UBND.

(Gồm 15 người, có danh sách kèm theo).

III. NGUYÊN TẮC LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM, BỎ PHIẾU TÍN NHIỆM

1. Bảo đảm quyền của đại biểu HĐND trong việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; tôn trọng quyền báo cáo, giải trình của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.

2. Công khai, công bằng, dân chủ, khách quan; bảo đảm đánh giá đúng thực chất kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.

3. Đề cao trách nhiệm của đại biểu HĐND; bảo đảm tiêu chuẩn của người giữ chức vụ do HĐND bầu; bảo đảm sự ổn định và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.

IV. NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TÍN NHIỆM; HỆ QUẢ ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐƯỢC HĐND ĐÁNH GIÁ “TÍN NHIỆM THẤP”

Căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu gồm:

1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn.

2. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

[...]