HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
12/2012/NQ-HĐND
|
Tây Ninh, ngày
11 tháng 7 năm 2012
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH TÂY NINH ĐẾN
NĂM 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH
KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ 4
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng
6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP, ngày 10
tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về việc Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động của cơ quan Nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg, ngày 06
tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển
công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020;
Căn cứ Quyết định số 1605/QĐ-TTg, ngày 27
tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Quốc
gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước giai
đoạn 2011 - 2015;
Căn cứ Quyết định số 2044/2010/QĐ-TTg, ngày
09 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Tây Ninh đến năm 2020;
Sau khi xem xét Tờ trình số 1318/TTr-UBND,
ngày 27 tháng 6 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Tỉnh về việc thông qua Quy hoạch
phát triển công nghệ thông tin tỉnh Tây Ninh đến năm 2020; báo cáo thẩm tra của
Ban Văn hóa - Xã hội và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân Tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thống nhất thông qua Quy hoạch phát triển công
nghệ thông tin tỉnh Tây Ninh đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu như sau:
I. Quan điểm
- Công nghệ thông tin (sau đây viết
tắt là CNTT) là
một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế - xã hội (sau
đây viết tắt là KTXH). Ứng dụng và phát triển CNTT là một nhiệm vụ ưu tiên
trong chiến lược phát triển KTXH, là phương tiện chủ lực để thực hiện công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Ứng dụng CNTT góp phần đẩy nhanh quá
trình cải cách hành chính, đổi mới phương thức, lề lối làm việc, nâng cao hiệu
lực, hiệu quả lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền và thúc đẩy phát triển
KTXH:
+ Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các
cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể tập trung vào việc tin học hóa các dịch vụ
công như đăng ký kinh doanh, quản lý hộ tịch, cấp phép xây dựng, quản lý nhà đất
và các dịch vụ công khác, qua đó từng bước hình thành nền hành chính điện tử.
+ Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong sản
xuất kinh doanh nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, trực tiếp
giúp cho các doanh nghiệp chủ động hội nhập với khu vực và quốc tế.
- Cơ sở hạ tầng CNTT là hạ tầng
KTXH được ưu tiên phát triển. Cần kết hợp khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng hiện
có với việc xây dựng mới phù hợp với nhu cầu và khả năng, đảm bảo công nghệ hiện
đại, quản lý hiệu quả nhằm tạo cơ sở cho ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh.
- Xây dựng công nghiệp CNTT trở
thành ngành kinh tế góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP của tỉnh.
- Đẩy mạnh đào tạo và thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực
CNTT tại các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Việc phát triển nguồn nhân lực CNTT được xem là một
trọng tâm của quy hoạch.
- Ứng dụng CNTT phải đảm bảo an
toàn, an ninh và bảo mật thông tin dữ liệu.
- Xã hội hóa việc
ứng dụng và phát triển CNTT.
II. Mục tiêu
1. Mục tiêu chung
- Phát triển
mạnh mẽ và toàn diện CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần đưa
kinh tế tỉnh Tây Ninh tăng trưởng và phát triển mạnh hơn.
- CNTT được ứng dụng rộng rãi
trong mọi lĩnh vực KTXH, đảm bảo an ninh quốc phòng của tỉnh, làm cho CNTT trở
thành phương tiện chủ lực để nâng cao hiệu quả quản lý của bộ máy hành chính và
các đơn vị sự nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh, hiện đại hóa với chi phí thấp trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Xây dựng hoàn chỉnh về cơ bản cơ
sở vật chất và kỹ thuật, kết cấu hạ tầng CNTT, truyền thông và Internet của tỉnh
Tây Ninh. Xây dựng, hoàn thiện và thống nhất áp dụng các hệ thống thông tin,
chương trình ứng dụng dùng chung trong toàn tỉnh.
- Phát triển,
thu hút nguồn nhân lực đáp ứng cơ bản yêu cầu ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh.
- Đến 2020 về cơ bản ứng dụng và
phát triển CNTT của tỉnh Tây Ninh đạt cao hơn mức trung bình của cả nước, trong
đó lĩnh vực ứng dụng CNTT trong khu vực Nhà nước đạt mức khá.
- Triển khai ứng dụng CNTT có trọng
tâm, ưu tiên triển khai ứng dụng CNTT phục vụ người dân, xã hội.
2. Chỉ tiêu cụ thể
a) Ứng dụng CNTT trong các cơ
quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể
- Đạt tỷ lệ 100%
các trao đổi thông tin, gửi, nhận văn
bản giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể cấp huyện trở lên và với các cơ quan Trung ương được thực hiện trên
môi trường mạng, được vận hành tích hợp
trong khuôn khổ hệ thống thông tin (sau đây viết tắt là HTTT) quản lý văn bản và điều
hành.
- Đảm bảo 100% việc kết nối thông
suốt, trao đổi và tích hợp thông tin thường xuyên giữa các cơ quan Đảng với các
cơ quan Nhà nước qua hệ thống mạng.
- 100% các cơ quan Đảng, Nhà nước
từ cấp huyện trở lên áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN
ISO 9001: 2008.
- Tỷ lệ điều hành, xử lý, giải quyết
văn bản, công việc trên môi trường mạng máy tính tại Văn phòng Tỉnh ủy, các Ban của Đảng; Văn phòng ĐBQH và HĐND, Văn phòng UBND tỉnh, các cơ
quan đoàn thể tỉnh, các sở, ban, ngành đạt 100% và tại các huyện ủy, thị ủy, Văn phòng HĐND và UBND huyện, thị xã, các cơ quan đoàn thể huyện đạt
85%.
- 100% các hoạt động chuyên môn,
nghiệp vụ tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể cấp huyện trở lên được tin học
hóa, thực hiện trên môi trường mạng máy tính.
- 100% các văn bản, hồ sơ, dữ liệu,
số liệu tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể cấp huyện trở lên được số hóa
và quản lý trên mạng máy tính.
- 90-100% cán bộ, công chức tại
các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể từ cấp xã trở lên sử dụng thành thạo máy
tính và mạng máy tính trong công việc.
- Giảm ít nhất 80% lượng giấy tờ sử
dụng trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể.
b) Ứng dụng CNTT trong sản xuất
kinh doanh và dịch vụ
- 100% các doanh nghiệp lớn có trang
thông tin điện tử riêng hoặc tham gia hoạt động tại sàn
giao dịch thương mại điện tử để quảng bá thương hiệu, sản phẩm.
- 70% các doanh nghiệp vừa và nhỏ
tham gia thương mại điện tử (sau đây viết tắt là TMĐT) có hệ thống thư điện tử,
có kết nối Internet để tìm kiếm thông tin và thực hiện được một số giao dịch
trên mạng.
- 100% các doanh nghiệp có máy
tính. Trong đó 85-90% các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng máy tính trong quản
lý hoạt động của doanh nghiệp.
- Hình thành sàn giao dịch TMĐT của
tỉnh và kết nối với các sàn giao dịch lớn trong cả nước. 70% các doanh nghiệp
tham gia sàn giao dịch để quảng bá sản phẩm; 90% các doanh nghiệp truy nhập sàn
giao dịch để tìm kiếm thông tin.
c) Ứng dụng CNTT trong các lĩnh
vực đời sống xã hội
- Phổ cập Internet cho người
dân
+ 100% xã, phường, thị trấn được kết nối Internet băng
thông rộng.
+ Mở rộng kết nối Internet đến 70%
các điểm truy cập ở ấp, khu phố.
- Giáo dục đào tạo
+ 100% các trường THPT, THCS, tiểu
học được trang bị phòng máy tính với số lượng từ 25 đến 40 máy tính mỗi phòng.
+ 100% các trường THPT, THCS, tiểu
học có kết nối Internet.
- Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng
đồng
+ 100% các bệnh viện tuyến tỉnh,
tuyến huyện và trạm y tế xã có kết nối mạng nội bộ, kết nối Internet và sử dụng
HTTT quản lý bệnh viện. Tất cả các bệnh viện, các trung tâm y tế cấp huyện, trạm
y tế xã có kết nối Internet và mạng diện rộng để báo cáo các thống kê chuyên
ngành.
d) Phát
triển hạ tầng kỹ thuật CNTT
- 100% các cơ
quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể tỉnh và cấp huyện có mạng nội bộ được
kết nối trong mạng diện rộng của tỉnh,
kết nối Internet.
- 100% Đảng ủy, UBND xã, phường,
thị trấn có mạng nội bộ kết nối mạng diện rộng và Internet, mỗi mạng nội bộ có
ít nhất 1 máy chủ và 5 máy trạm, phục vụ hiệu quả tin học hóa quản lý hành
chính nhà nước và hỗ trợ tiếp nhận, giải quyết các dịch vụ
công đối với người dân.
- Xây dựng Trung tâm Thông tin điện
tử của tỉnh với hạ tầng CNTT đủ mạnh đáp ứng được nhu cầu triển khai Chính phủ
điện tử, TMĐT, các dịch vụ CNTT và truyền thông, công nghiệp phần mềm, công
nghiệp nội dung số của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người dân trên địa
bàn tỉnh.
đ) Phát triển công nghiệp CNTT
- Đến năm
2015, công nghiệp phần cứng và điện tử
hình thành tại tỉnh. Đến năm 2020 trở thành ngành công nghiệp của tỉnh.
- Thu hút và xây dựng được một số
công ty có thương hiệu và sản phẩm phần mềm được công nhận trên thị trường
trong nước.
e) Phát triển nguồn nhân lực
CNTT
- Đến năm 2020, lực lượng CNTT
toàn tỉnh đạt khoảng 1.000 người, trong đó 5% có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ; 65%
có trình độ đại học, cao đẳng; còn lại là trung cấp.
- 100% cán bộ,
công chức, viên chức trong bộ máy hệ thống chính trị của tỉnh được đào tạo phổ
cập kiến thức và kỹ năng ứng dụng CNTT, biết sử dụng máy tính và truy cập
Internet, được đào tạo về ứng dụng CNTT trong công việc.
- 100% giáo viên biết sử dụng máy
tính và truy cập Internet. 100% giáo viên các cấp sử dụng các ứng dụng tin học
hỗ trợ cho việc giảng dạy.
- 100% học sinh các trường THPT,
THCS và tiểu học được học tin học.
- Phổ cập tin học cho 100% cán bộ
y tế các cấp.
- Phổ cập tin học cho học sinh,
sinh viên ở các cơ sở giáo dục thường xuyên và trường trung cấp.
- Phổ cập tin học căn bản cho 100%
học sinh trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh.
- Phổ cập tin học cho lực lượng cộng
tác viên theo từng lĩnh vực, ngành chuyên môn.
- Đào tạo 100% lãnh đạo, cán bộ quản
lý các đơn vị kinh tế biết sử dụng máy tính và giao dịch điện tử trên Internet.
Đào tạo đủ nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp
CNTT.
- Đào tạo khoảng 800 cán bộ CNTT
nòng cốt cho phát triển TMĐT, phục vụ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa
bàn.
III. Nhu cầu vốn
đầu tư phát triển
Tổng nhu cầu vốn thời kỳ 2013 -
2020 là 711,440 tỷ đồng. Phân kỳ đầu tư: Giai đoạn 2013 – 2015 là 276,040
tỷ đồng; giai đoạn 2016 – 2020 là 435,400 tỷ đồng. Trong đó:
- Vốn huy động từ các nguồn
khác (hợp tác liên doanh và huy động từ các thành phần kinh tế): 414,380 tỷ đồng,
bao gồm:
+ Giai đoạn 2013 - 2015: 177,230 tỷ
đồng;
+ Giai đoạn 2016 - 2020: 237,150 tỷ
đồng.
- Vốn ngân sách Nhà nước:
297,060 tỷ đồng, bao gồm:
+ Giai đoạn 2013 - 2015: 98,810 tỷ
đồng;
+ Giai đoạn 2016 - 2020: 198,250 tỷ
đồng.
- Ngân sách Trung ương: 65,550
tỷ đồng;
- Ngân sách địa phương: 231,510
tỷ đồng. Phân kỳ ngân sách địa phương thực hiện như sau:
+ Năm 2013: 32,660 tỷ đồng;
+ Năm 2014: 25,550 tỷ đồng;
+ Năm 2015: 24,050 tỷ đồng;
+ Giai đoạn 2016 - 2020: 149,250 tỷ
đồng.
IV. Các giải
pháp chủ yếu
1. Huy động vốn đầu tư
- Ban hành các chính sách để huy động các nguồn vốn đầu tư cho ứng dụng
và phát triển CNTT.
- Huy động các nguồn vốn xây dựng
cơ bản, sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khoa học, vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA), vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI), hợp tác quốc tế và huy động
nguồn vốn của các doanh nghiệp, vốn trong dân thông qua xã hội hóa, để thực hiện
các dự án ứng dụng và phát triển CNTT.
- Huy động nguồn vốn từ các doanh
nghiệp: Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ cho ứng dụng và phát triển
CNTT của đơn vị.
- Huy động vốn trong dân: Thực hiện
tốt các chính sách của Nhà nước về huy động vốn nhàn rỗi của dân.
- Huy động vốn đầu tư nước ngoài:
Sử dụng một số phần vốn ODA của các nước giúp Việt Nam vào xây dựng, phát triển
cơ sở hạ tầng CNTT và truyền thông ở nông thôn. Tổ chức hội thảo, giới thiệu, mời
chào các doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh Tây Ninh, đặc biệt là đầu tư phát triển
công nghiệp CNTT. Xây dựng quy hoạch chi tiết các khu, cụm công nghiệp tạo điều
kiện thuận lợi cho thu hút vốn đầu tư. Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư
của tỉnh phù hợp với từng lĩnh vực, ngành nghề với mức ưu đãi cao nhất trong
khung pháp lý chung của Nhà nước, chú trọng các hình thức đầu tư mới, gắn quyền
lợi với trách nhiệm của nhà đầu tư.
2. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế
chính sách
- Xây dựng chính sách thúc đẩy ứng
dụng và phát triển CNTT. Có cơ chế ưu tiên đầu tư, hỗ trợ cho ứng dụng, phát
triển CNTT tại các cơ quan trong hệ thống chính trị, doanh nghiệp đặc biệt là
khu vực nông thôn.
- Tạo môi trường pháp lý, thu hút
các nguồn lực đầu tư của các thành phần kinh tế cho ứng dụng, phát triển công
nghiệp và thị trường CNTT. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát
triển công nghiệp CNTT.
- Khuyến khích, hỗ trợ phát triển
hạ tầng kỹ thuật và triển khai các ứng dụng CNTT đến khu vực vùng sâu, vùng xa
và nông thôn.
3. Phát triển nguồn nhân lực CNTT
- Nâng cao nhận thức về vai trò và
tác động của CNTT đối với công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh,
đối với việc nâng cao năng lực điều hành quản lý và chuyên môn nghiệp vụ cũng
như quá trình cải cách hành chính phục vụ cho lãnh đạo, các nhà quản lý, cán bộ
công chức các cấp, các doanh nghiệp và người dân.
- Xây dựng mới các chính sách có
hiệu lực hỗ trợ tốt việc đào tạo, thu hút và sử dụng nguồn nhân lực CNTT.
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng
lực CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp và công dân.
- Xã hội hóa công tác đào tạo
CNTT, thu hút mọi nguồn lực, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đào tạo
và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân có cơ hội được học tập, tiếp cận kiến
thức về CNTT thông qua các loại hình với các nội dung đa dạng, thích hợp.
- Xây dựng Trung tâm đào tạo
CNTT của tỉnh với cơ sở vật chất hiện đại và chương trình đào tạo tiên tiến
đáp ứng nhu cầu nhân lực CNTT tại các cơ quan trong hệ thống chính trị và doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT, điện tử, viễn thông.
- Tăng cường liên kết hợp tác nội,
ngoại tỉnh trong đào tạo CNTT, đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo CNTT trong
các trường dạy nghề, đội ngũ kỹ sư CNTT thực hành trong các trường đại học trên
địa bàn.
4. Tăng
cường quản lý nhà nước về CNTT
- Kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý
CNTT của tỉnh, trong đó chú ý đến việc củng cố Ban Chỉ đạo ứng dụng và phát triển
CNTT tỉnh Tây Ninh với Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan thường trực có đủ
thẩm quyền để điều phối chung việc triển khai các ứng dụng và phát triển CNTT của
tỉnh.
- Củng cố và hoàn thiện bộ máy tổ
chức quản lý CNTT tại các cơ quan tỉnh và cấp huyện, từng bước hình thành hệ thống
giám đốc CNTT để triển khai thực hiện kế hoạch.
- Tiến hành lập các Ban quản lý dự
án theo phân công các đơn vị chủ trì và các đơn vị tham gia các dự án đã nêu
trong Quy hoạch. Khẩn trương chi tiết hóa nội dung các dự án theo hướng dẫn thống
nhất.
- Đề cao vai trò, trách nhiệm của
người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc ứng dụng và phát triển CNTT. Mọi
cán bộ, công chức, viên chức cần gương mẫu, đi đầu trong việc ứng dụng CNTT. Gắn
việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị với việc ứng dụng tích cực CNTT trong chỉ đạo,
điều hành, chuyên môn, nghiệp vụ tại cơ quan, đơn vị.
- Đơn vị thường trực sẽ làm đầu mối
giúp Ban Chỉ đạo ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh trong việc phối hợp với
các ngành chủ trì tổ chức thực hiện Quy hoạch.
- Mỗi cơ quan cấp sở và Ủy ban
nhân dân cấp huyện bố trí ít nhất một nhân sự thực hiện quản trị mạng và quản
trị HTTT.
- Ban hành chính sách đãi ngộ, thu
hút nguồn nhân lực CNTT cho tỉnh.
Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày,
kể từ ngày Hội đồng nhân dân Tỉnh thông qua.
Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân Tỉnh tổ chức triển khai, thực
hiện Nghị quyết này đúng quy định. Hàng năm tổ chức đánh giá tình hình thực hiện
Nghị quyết và báo cáo Hội đồng nhân dân Tỉnh.
Giao Thường trực Hội đồng nhân
dân, các Ban Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân Tỉnh tổ chức kiểm
tra, giám sát quá trình thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng
nhân dân tỉnh Tây Ninh khóa VIII, kỳ họp thứ 4 thông
qua./.