Nghị quyết 12/2010/NQ-HĐND định mức phân bổ dự toán chi ngân sách tỉnh Thái Nguyên thực hiện từ năm 2011 đến năm 2015

Số hiệu 12/2010/NQ-HĐND
Ngày ban hành 20/07/2010
Ngày có hiệu lực 25/07/2010
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Nguyên
Người ký Nguyễn Văn Vượng
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12/2010/NQ-HĐND

Thái Nguyên, ngày 20 tháng 7 năm 2010

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH TỈNH THÁI NGUYÊN THỰC HIỆN TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2015

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA XI, KỲ HỌP THỨ 14

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm 2002;

Xét Tờ trình số: 29/TTr-UBND ngày 28/6/2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc quy định về định mức phân bổ dự toán chi ngân sách tỉnh Thái Nguyên thực hiện từ năm 2011 đến năm 2015; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh, ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành định mức phân bổ dự toán chi ngân sách tỉnh Thái Nguyên thực hiện từ năm 2011 đến năm 2015, (có Quy định chi tiết kèm theo).

Điều 2. Giao Uỷ ban nhân dân tỉnh triển khai, tổ chức thực hiện Nghị quyết.

Điều 3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Ban Kinh tế và Ngân sách, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát chặt chẽ việc thực hiện Nghị quyết này. 

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên khoá XI, kỳ họp thứ 14 thông qua ngày 15 tháng 7 năm 2010./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Vượng

 

QUY ĐỊNH

VỀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH TỈNH THÁI NGUYÊN THỰC HIỆN TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2015
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số: 12/2010/NQ-HĐND ngày 20/7/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XI, kỳ họp thứ 14)

1. Định mức phân bổ chi sự nghiệp giáo dục:

a) Sự nghiệp giáo dục các cấp: định mức căn cứ số biên chế được giao, quỹ tiền lương; chi hoạt động tính theo cơ cấu quỹ tiền lương và các khoản có tính chất lương (không bao gồm phụ cấp đặc thù).

Lĩnh vực

Tiêu chí phân bổ

ĐM 2011

- Giáo dục mầm non

Cơ cấu(%) chi lương và chi khác

88/12

- Giáo dục tiểu học

Cơ cấu (%) chi lương và chi khác

88/12

- Giáo dục Trung học cơ sở

 

Cơ cấu (%) chi lương và chi khác

88/12

- Giáo dục trung học phổ thông (cả Trung tâm Giáo dục hướng nghiệp, Trung tâm Giáo dục thường xuyên)

Cơ cấu (%) chi lương và chi khác

80/20

- Trung tâm Giáo dục trẻ em thiệt thòi và trường phổ thông Dân tôc nội trú

Cơ cấu(%) chi lương và chi khác.

80/20

Đối với các cơ sở mầm non ngoài công lập được thực hiện tính mức chi theo Nghị quyết Hội đồng nhân dân để tính.

b) Đối với các địa phương có các xã, thôn thuộc chương trình 135 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ: được bổ sung thêm 140.000 đồng/cháu trong độ tuổi đến trường từ 1-18 tuổi/năm để thực hiện chế độ cho không sách giáo khoa, giấy vở học sinh.

2. Định mức phân bổ chi sự nghiệp đào tạo và dạy nghề.

a) Cấp tỉnh: tính chỉ tiêu số học sinh được ngân sách đảm bảo kinh phí.

Lĩnh vực

Tiêu chí phân bổ

ĐM 2011

- Trường cao đẳng Sư phạm

 

 

+ Hệ cao đẳng

Tr. đồng/sinh viên/năm

14

+ Hệ trung cấp

Tr. đồng/sinh viên/năm

10,5

- Trường cao đẳng Y

 

 

+ Hệ cao đẳng

Tr. đồng/sinh viên/năm

13,5

+ Hệ trung cấp

Tr. đồng/sinh viên/năm

10,5

- Trường cao đẳng khác

 

 

+ Hệ cao đẳng

Tr. đồng/sinh viên/năm

11,5

+ Hệ trung cấp

Tr. đồng/sinh viên/năm

8,5

- Đào tạo nghề

 

 

+ Hệ cao đẳng, trung cấp

Tr. đồng/sinh viên/năm

5,5

+ Hệ sơ cấp (không quá 3 tháng)

Tr. đồng/học sinh/tháng

0,5

- Riêng Trường Chính trị và Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh, Trường Năng khiếu thể thao, Trường trung cấp nghề Nam Thái Nguyên chi cho bộ máy được tính định mức chi theo biên chế sự nghiệp. Chi đào tạo được tính theo chỉ tiêu được cấp có thẩm quyền giao trên cơ sở chính sách chế độ hiện hành.

- Đào tạo nghề căn cứ khả năng ngân sách, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, đề án được phê duyệt để bố trí ngân sách hàng năm. Đào tạo nghề ngắn hạn mức kinh phí hỗ trợ không quá 1.500.000 đồng/xuất đào tạo, (mỗi lao động chỉ được hỗ trợ đào tạo nghề 01 lần, đảm bảo không trùng lắp giữa các chương trình đào tạo nghề).

- Đào tạo nghề cho các dự án ưu đãi đầu tư tính theo từng quyết định cụ thể của tỉnh ban hành theo cơ chế ưu đãi đầu tư, khuyến khích đầu tư vào khu công nghiệp…

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức: hàng năm bố trí tuỳ theo khả năng của ngân sách (không kể đào tạo bồi dưỡng tại Trường Chính trị tỉnh, các Trung tâm Chính trị huyện).

[...]