HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
11/2024/NQ-HĐND
|
Bình Dương, ngày
24 tháng 07 năm 2024
|
NGHỊ QUYẾT
BAN HÀNH QUY ĐỊNH NỘI DUNG, MỨC CHI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “XÂY DỰNG
XÃ HỘI HỌC TẬP GIAI ĐOẠN 2021 - 2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
KHÓA X - KỲ HỌP THỨ 16
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6
năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà
nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày
14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số
20/2014/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ về phổ cập giáo dục, xóa
mù chữ;
Căn cứ Nghị định số
163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 127/2018/NĐ-CP
ngày 21 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về
giáo dục;
Căn cứ Nghị định số
84/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Thông tư số 17/2022/TT-BTC
ngày 08 tháng 3 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng
kinh phí thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030”;
Xét Tờ trình số
3450/TTr-UBND ngày 02 tháng 7 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về dự thảo Nghị
quyết quy định nội dung, mức chi thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai
đoạn 2021 - 2030” trên địa bàn tỉnh Bình Dương; Báo cáo thẩm tra số 59/BC-HĐND
ngày 18 tháng 7 năm 2024 của Ban Văn hóa - Xã hội; ý kiến thảo luận của đại biểu
Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Nghị quyết này Quy định nội dung, mức chi thực hiện Đề án “Xây dựng
xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030” trên địa bàn tỉnh Bình Dương (Quy định
kèm theo).
Điều 2. Giao
Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.
Trường hợp các văn bản quy phạm
pháp luật được dẫn chiếu tại Nghị quyết này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế
bằng văn bản khác thì thực hiện theo văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.
Điều 3. Thường
trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và đại
biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội
đồng nhân dân tỉnh Bình Dương khóa X, kỳ họp thứ 16 thông qua ngày 23 tháng 7
năm 2024 và có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 8 năm 2024./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính
phủ;
- Văn phòng: Quốc hội, Chính phủ;
- Ban Công tác đại biểu - UBTVQH;
- Các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Tư pháp, Tài chính;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh uỷ;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- LĐVP: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH và HĐND, UBND tỉnh;
- Thường trực HĐND, UBND cấp huyện;
- Cơ sở Dữ liệu Quốc gia về pháp luật (Sở Tư pháp);
- Trung tâm CB tỉnh, Website tỉnh, Báo, Đài PT-TH BD;
- Các phòng, App, Web;
- Lưu: VT, Ly (4).
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Lộc
|
QUY ĐỊNH
NỘI DUNG, MỨC CHI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 11/2024/NQ-HĐND ngày 24 tháng 7 năm 2024 của
Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương)
Điều 1.
Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị quyết này quy định nội
dung, mức chi thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030”
trên địa bàn tỉnh Bình Dương (gọi tắt là Đề án).
2. Đối tượng áp dụng
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân
có liên quan đến quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Đề án.
Điều 2.
Chi công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nâng cao nhận thức, trách nhiệm của
các cấp, các ngành, các tổ chức, đoàn thể, các lực lượng xã hội tại địa phương
về mục đích, ý nghĩa, vai trò và ích lợi của học tập suốt đời, xây dựng xã hội
học tập; chi tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời hàng năm
Thực hiện theo quy định tại
Thông tư số 56/2023/TT-BTC ngày 18 tháng 8 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở
cơ sở; Nghị quyết số 03/2018/NQ- HĐND ngày 20 tháng 7 năm 2018 của Hội đồng
nhân dân tỉnh về mức chi công tác phí, chi hội nghị trên địa bàn tỉnh Bình
Dương (gọi tắt là Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh).
Điều 3.
Chi công tác phí, chi thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc thực hiện
Đề án tại địa phương, học tập kinh nghiệm mô hình xây dựng xã hội học tập hiệu
quả trong nước; chi tổ chức các cuộc họp, hội nghị sơ kết, tổng kết các cấp ở địa
phương
Thực hiện theo quy định tại Nghị
quyết số 03/2018/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Điều 4. Chi
đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho các đối
tượng thuộc các hoạt động của Đề án; chi bồi dưỡng cho báo cáo viên/hướng dẫn
viên tham gia giảng dạy tại Trung tâm học tập cộng đồng hoặc Trung tâm Văn hóa
thể thao - Học tập cộng đồng (bao gồm công tác chuẩn bị, soạn bài và báo cáo);
chi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý của Trung tâm
Thực hiện theo quy định tại Nghị
quyết số 03/2018/NQ-HĐND; Nghị quyết số 15/2023/NQ-HĐND ngày 26 tháng 7 năm
2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định một số nội dung chi, mức chi cho
công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Bình
Dương; Công văn số 331/HĐND- VP ngày 24 tháng 8 năm 2023 của Hội đồng nhân
dân tỉnh về việc đính chính Nghị quyết số 15/2023/NQ-HĐND ngày 26 tháng 7 năm
2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Điều 5. Chi
kiểm tra, đánh giá, xếp loại/công nhận các mô hình học tập (gồm các mô hình học
tập được công nhận bởi danh hiệu Cộng đồng học tập, Gia đình học tập, Dòng họ học
tập, Đơn vị học tập, Công dân học tập và các mô hình học tập khác theo quy định)
1. Chi tổ chức các cuộc họp, hội
nghị triển khai kế hoạch đánh giá, xếp loại/công nhận các mô hình học tập: thực
hiện theo quy định tại Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh.
2. Chi tổ chức tập huấn nghiệp
vụ thực hiện kiểm tra, đánh giá, xếp loại/công nhận các mô hình học tập; điều
tra nhu cầu học tập, thu thập minh chứng, tổng hợp số liệu, viết báo cáo đánh
giá. Căn cứ quy mô, tính chất của từng cuộc điều tra, Thủ trưởng đơn vị được
giao chủ trì thực hiện kiểm tra, đánh giá, xếp loại/công nhận các mô hình học
tập.
a) Tổ chức tập huấn nghiệp vụ
thực hiện kiểm tra, đánh giá, xếp loại/công nhận các mô hình học tập: thực hiện
theo Điều 4 Quy định này.
b) Hỗ trợ cho công chức, viên
chức của cơ quan, đơn vị thực hiện điều tra, khảo sát, thu thập minh chứng, tổng
hợp số liệu, viết báo cáo đánh giá theo quyết định phân công của cơ quan có thẩm
quyền: chi thực tế theo số ngày thực hiện điều tra, khảo sát (việc xác định số
ngày thực hiện do cơ quan có thẩm quyền xác nhận). Mức hỗ trợ một ngày bằng 50%
mức lương tối thiểu vùng cao nhất tính theo ngày do Nhà nước quy định tại thời
điểm tiến hành điều tra thống kê.
c) Hỗ trợ cho đối tượng cung cấp
thông tin phục vụ điều tra nhu cầu học tập:
Đơn
vị tính: đồng/phiếu
Chỉ tiêu
|
Cá nhân[1]
|
Tổ chức[2]
|
Cơ quan, đơn vị Nhà nước
|
Dưới 30 chỉ tiêu
|
20.000
|
43.000
|
22.000
|
Trên 30 chỉ tiêu đến 40 chỉ
tiêu
|
25.000
|
50.000
|
25.000
|
Trên 40 chỉ tiêu
|
30.000
|
58.000
|
29.000
|
Điều 6. Chi
tiền điện đối với các lớp học tại Trung tâm Học tập cộng đồng hoặc Trung tâm
Văn hóa thể thao - Học tập cộng đồng; chi hỗ trợ tài liệu, sách giáo khoa, đồ
dùng phục vụ công tác giảng dạy, học tập tại các Trung tâm
Giám đốc Trung tâm Học tập cộng
đồng hoặc Trung tâm Văn hóa thể thao - Học tập cộng đồng quyết định mức chi cụ
thể trong phạm vi dự toán được giao của đơn vị để thực hiện và thanh toán theo
hóa đơn thực tế phát sinh căn cứ theo các văn bản hiện hành quy định về hoạt động
của Trung tâm học tập cộng đồng hoặc Trung tâm Văn hóa thể thao - Học tập cộng
đồng xã, phường, thị trấn.
Điều 7. Chi
cho công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục
1. Chi cho các hoạt động điều
tra, khảo sát phục vụ công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục mầm non, phổ cập
giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở (gọi chung là phổ cập
giáo dục):
a) Tổ chức tập huấn nghiệp vụ
thực hiện các hoạt động điều tra, khảo sát phục vụ công tác xóa mù chữ và phổ cập
giáo dục: thực hiện theo Điều 4 Quy định này.
b) Hỗ trợ cho công chức, viên chức
của cơ quan, đơn vị thực hiện các hoạt động điều tra, khảo sát phục vụ công
tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục theo quyết định phân công của cơ quan có thẩm
quyền: thực hiện theo điểm b khoản 2 Điều 5 Quy định này.
c) Hỗ trợ cho đối tượng cung cấp
thông tin cho các hoạt động điều tra, khảo sát phục vụ công tác xóa mù chữ và
phổ cập giáo dục: thực hiện theo điểm c khoản 2 Điều 5 Quy định này.
2. Học viên các lớp học xóa mù
chữ được nhà nước hỗ trợ học phẩm: mỗi học viên được cấp học phẩm theo từng kỳ học
gồm 10 quyển vở 100 trang, 10 bút bi, 02 bút chì, 01 hộp chì màu, 01 tẩy, 10
bìa bao vở, 01 thước kẻ, 01 bộ compa và thước đo độ.
3. Hỗ trợ tiền điện, nước uống,
mua sổ sách theo dõi quá trình học tập, sách giáo khoa và tài liệu dùng chung đối
với các lớp học phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; hỗ trợ cho người thực hiện công
tác tuyên truyền, huy động người mù chữ, tái mù chữ đến lớp xóa mù chữ:
a) Hỗ trợ tiền điện, nước uống
đối với các lớp học phổ cập giáo dục, xóa mù chữ: thanh toán theo hóa đơn thực
tế và theo thời gian học, tối đa 500.000 đồng/tháng/lớp học.
b) Chi mua sổ sách theo dõi quá
trình học tập; sách giáo khoa, tài liệu dùng chung:
- Trang bị các loại hồ sơ sử dụng
quản lý học viên/lớp/kỳ học: 01 sổ gọi tên và ghi điểm; 02 sổ đầu bài; 08 hộp
phấn viết bảng loại nhỏ; 01 học bạ/học viên;
- Trang bị sách giáo khoa, tài
liệu dùng chung sử dụng giảng dạy xóa mù chữ, phổ cập giáo dục theo quy định hiện
hành: 01 bộ/giáo viên, 01 bộ/học viên.
c) Chi hỗ trợ cho người thực hiện
công tác tuyên truyền, huy động người mù chữ, tái mù chữ đến lớp xóa mù chữ:
- Đối với hình thức tổ chức hội
nghị, hội thảo, sinh hoạt tuyên truyền,…: thực hiện theo Điều 2 Quy định này.
- Đối với hình thức vận động trực
tiếp: hỗ trợ 200.000 đồng khi vận động được một đối tượng đến lớp xóa mù chữ
và hoàn thành mỗi mức độ biết chữ theo quy định (sau mỗi mức độ công nhận được
hưởng 01 lần).
4. Chi hỗ trợ chi phí ăn, ở, đi
lại cho tình nguyện viên tham gia giảng dạy các lớp xóa mù chữ: thực hiện theo
Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Điều 8. Các
nội dung khác không quy định tại Nghị quyết này thì thực hiện theo quy định tại
Thông tư số 17/2022/TT-BTC ngày 08 tháng 3 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án và các văn bản quy định
khác có liên quan.
Điều 9. Nguồn
kinh phí thực hiện
1. Kinh phí thực hiện Đề án từ
nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp và phù hợp với khả năng cân đối ngân
sách; kinh phí lồng ghép trong các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án đã được
cấp có thẩm quyền phê duyệt để huy động tối đa nguồn lực thực hiện.
Hàng năm, căn cứ vào nhiệm vụ
được giao thực hiện Đề án, các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch và
dự toán kinh phí thực hiện, tổng hợp chung trong kế hoạch dự toán ngân sách
hàng năm của các cơ quan, đơn vị, địa phương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Nguồn kinh phí huy động từ
các nguồn tài trợ, đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và các
nguồn tài trợ hợp pháp khác./.
[1] Khi áp dụng điểm
c khoản 1 Điều 7, “Cá nhân” là người đại diện hộ gia đình cung cấp thông tin
cho các hoạt động điều tra, khảo sát phục vụ công tác xóa mù chữ và phổ cập
giáo dục.
[2] Không bao gồm
các cơ quan, đơn vị của nhà nước thực hiện cung cấp thông tin theo quy định.