PHỤ LỤC I
THUYẾT MINH QUY MÔ, VỊ TRÍ CÁC TUYẾN ĐƯỜNG VÀ CÔNG
TRÌNH CÔNG CỘNG
(Kèm theo Nghị quyết số 11/2015/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2015 của
Hội đồng nhân dân thành phố)
A. ĐƯỜNG (13 tuyến)
TT
|
TÊN ĐƯỜNG
|
CHIỀU DÀI
(m)
|
LÒNG ĐƯỜNG
(m)
|
LỘ GIỚI
(m)
|
SỐ LÀN XE
|
PHÂN NHÓM
|
GIỚI HẠN
(Điểm đầu - điểm
cuối)
|
TÊN TẠM GỌI HIỆN
NAY
|
GHI CHÚ
|
I
|
QUẬN NINH KIỀU (03 tuyến)
|
1
|
Lê Anh Xuân
|
950
|
5
|
6
|
2
|
IV
|
Từ cầu Nhị Kiều đến cầu Rạch Ngỗng 1
|
Hẻm 132 đường Hùng Vương
|
|
2
|
Nguyễn Hữu Cầu
|
880
|
10,5
|
18,5
|
2
|
IV
|
Từ đường Nguyễn Văn Cừ đến cuối Đường số 17
|
Đường số 17, khu dân cư Hoàn Mỹ
|
|
3
|
Mạc Thiên Tích
|
1.420
(x 2)
|
4
|
8
|
2
|
IV
|
Từ đường 3 tháng 2 đến đường Nguyễn Thị Minh
Khai
|
Đường cặp rạch Tham Tướng
|
Đặt cùng một tên đường cho cả hai bên bờ rạch
|
II
|
QUẬN CÁI RĂNG (05 tuyến)
|
1
|
Trương Vĩnh Nguyên
|
8.000
|
5,5
|
20
|
2
|
IV
|
Từ đường dẫn cầu Cần Thơ đến sông Cái Tắc
|
Đường Lê Bình - Phú Thứ
|
|
2
|
Nguyễn Văn Quy
|
1.985
|
7
|
20
|
2
|
IV
|
Từ đường Lê Bình - Phú Thứ đến lộ Hậu Tân Phú
|
Đường Phú Thứ - Tân Phú
|
|
3
|
Chí Sinh
|
1.408
|
5,5
|
20
|
2
|
IV
|
Từ đường Võ Nguyên Giáp đến sông Bến Bạ
|
Lộ Hậu Tân Phú
|
|
4
|
Nguyễn Thị Trâm
|
760
|
5,5
|
10
|
2
|
IV
|
Từ Quốc lộ 1 đến đường Lê Bình - Thường Thạnh
|
Đường Quốc lộ 1 - Lê Bình, Thường Thạnh
|
|
5
|
Huỳnh Thị Nỡ
|
2.970
|
5,5
|
20
|
2
|
IV
|
Từ rạch Chùa đến Đường tỉnh 925
|
Đường Lê Bình - Thường Thạnh
|
|
III
|
QUẬN BÌNH THỦY (02 tuyến)
|
1
|
Nguyễn Viết Xuân
|
1.942
|
5
|
6
|
2
|
IV
|
Nối tiếp đường Nguyễn Viết Xuân hiện hữu đến rạch
Chùa
|
Đường Hẻm 88 – Rạch Chùa
|
Đường Nguyễn Viết Xuân (mới) có chiều dài toàn
tuyến là 3.042m
|
2
|
Trần Thị Mười
|
650
|
4
|
6
|
2
|
IV
|
Từ đường Nguyễn Văn Linh (QL91B) đến cầu Út Khê
|
|
|
IV
|
HUYỆN THỚI LAI (03 tuyến)
|
1
|
Võ Thị Diệp
|
2.000
|
6
|
8
|
2
|
IV
|
Từ cầu Thới Lai đến cầu Tắc Cà Đi
|
Đường tỉnh 922 (hướng đi quận Ô Môn)
|
|
2
|
Nguyễn Thị Huỳnh
|
1.500
|
6
|
8
|
2
|
IV
|
Từ cầu Thới Lai đến cầu Cồn Chen
|
Đường tỉnh 922 (hướng đi huyện Cờ Đỏ)
|
|
3
|
Hồ Thị Thưởng
|
1.000
|
6
|
8
|
2
|
IV
|
Từ Đường tỉnh 922 đến Trường Trung cấp nghề Thới
Lai
|
Đường đi xã Trường Xuân
|
|
B. CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (05 công trình)
TT
|
TÊN CÔNG TRÌNH
CÔNG CỘNG
|
ĐỊA CHỈ
|
QUY MÔ
|
PHÂN NHÓM
|
TÊN TẠM GỌI HIỆN
NAY
|
GHI CHÚ
|
I
|
QUẬN NINH KIỀU (04 công trình)
|
1
|
Cầu Ninh Kiều
|
Phường Tân An
|
Dài 200m, rộng 7,2m (phần bộ hành 5,8m; gờ và
lan can 0,7m x 2)
|
IV
|
Cầu đi bộ từ bến Ninh Kiều qua cồn Cái Khế
|
|
2
|
Công viên Ninh Kiều
|
Phường Tân An
|
Diện tích 2.686,6m2 (giới hạn từ khách
sạn Ninh Kiều 1 đến phà Xóm Chài; đường Hai Bà Trưng đến bờ sông Cần Thơ)
|
II
|
Công viên bến Ninh Kiều
|
|
3
|
Công viên Hùng Vương
|
Phường Thới Bình
|
Diện tích 4.200m2 (giới hạn bởi 04 tuyến
đường: Hùng Vương, Nguyễn Trãi, Bùi Thị Xuân và Phan Đăng Lưu
|
II
|
Công viên Hùng Vương
|
Công viên mới xây dựng tại bến xe đường Hùng Vương
đã di dời
|
4
|
Trường Tiểu học Tô Hiến Thành
|
Phường Xuân Khánh
|
Diện tích 2.768,4m2; 12 lớp học, tại
đường cặp rạch Tham Tướng
|
III
|
Trường Tiểu học An Phú
|
Trường Tiểu học An Phú chuyển qua xây dựng mới
tại phường Xuân Khánh
|
II
|
QUẬN CÁI RĂNG (01 công trình)
|
1
|
Chợ nổi Cái Răng
|
Phường Lê Bình
|
Khoảng 250 ghe, tàu neo đậu thường xuyên (trong
đó, khoảng 150 chiếc đậu cố định) trên đoạn sông Cần Thơ dài khoảng 1.500m
|
IV
|
Chợ nổi Cái Răng
|
|
PHỤ LỤC II
TÓM TẮT TIỂU SỬ DANH NHÂN, Ý NGHĨA ĐỊA DANH
(Kèm theo Nghị quyết số 11/2015/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2015 của
Hội đồng nhân dân thành phố)
A. TÊN ĐƯỜNG
(13 tuyến)
I. QUẬN NINH
KIỀU (03 tuyến đường)
1. Lê
Anh Xuân (1940 - 1968)
Nhà văn, liệt sĩ. Tên thật Ca Lê Hiến, thân sinh là cụ Ca Văn
Thỉnh, quê ở Vàm Nước Trong, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Năm 1952, Anh tham gia
công tác tại Nhà in Trịnh Đình Trọng của Sở Giáo dục Nam Bộ. Năm 1954, Anh tập
kết ra miền Bắc, học Trường Học sinh miền Nam, Trường Nguyễn Trãi (Hà Nội) và
Khoa Sử - Đại học tổng hợp Hà Nội rồi làm cán bộ phụ giảng. Sau đó, được cử đi
học ở nước ngoài, nhưng Anh xin được về quê hương chiến đấu.
Năm 1964, Anh về Nam công tác ở Tiểu ban Giáo dục thuộc Ban
Tuyên huấn Trung ương cục, rồi chuyển về công tác ở ngành Văn, Hội Văn nghệ Giải
phóng. Trong cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968, Anh hy sinh ngày 25/5/1968
ở vùng phụ cận Sài Gòn, ấp Phước Quảng, xã Phước Lợi, huyện Cần Đước, tỉnh Long
An. Anh có 03 tập thơ đã xuất bản: Tiếng gà gáy, Hoa dừa và Trường ca Nguyễn
Văn Trỗi. Trong đó có bài thơ nổi tiếng Dáng Đứng Việt Nam. Năm 2001, Lê Anh
Xuân được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
(Theo cơ sở dữ liệu Ngân hàng tên đường và công trình công cộng
thành phố Cần Thơ. Nguồn tư liệu: Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam/Nguyễn Q.
Thắng - Nguyễn Bá Thế.-H. : Văn hóa - 1997).
2. Nguyễn
Hữu Cầu (1931 - 1990)
Đồng chí Nguyễn Hữu Cầu quê quán phường An Bình, quận Ninh Kiều,
thành phố Cần Thơ, được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân
dân theo Quyết định số 1480/2007/QĐ-CTN ngày 05/12/2007 của Chủ tịch Nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đồng chí Nguyễn Hữu Cầu xin gia nhập vào lực
lượng vũ trang từ khi mới 14 tuổi (1945), lúc này đồng chí đã giác ngộ cách mạng
và tình nguyện làm giao liên cho các đồng chí lãnh đạo cấp cao ở địa phương xã
An Bình. Trong khoảng thời gian năm 1954 - 1975, đồng chí Nguyễn Hữu Cầu được
chỉ huy tin tưởng, tín nhiệm giao giữ nhiều chức vụ khác nhau. Dù ở cương vị
nào, đồng chí cũng đã chỉ huy đơn vị chiến đấu giành được nhiều thắng lợi trên
các mặt trận, cụ thể như:
- Chỉ huy đơn vị đánh trên 170 trận lớn nhỏ, bắt sống 25 tên,
tiêu diệt và làm bị thương trên 200 tên địch (trong đó có 6 cố vấn Mỹ), phá hủy
trên 70 máy bay các loại, thu được khoảng 200 khẩu súng các loại và nhiều đồ
dùng quân sự khác, bắn cháy 04 xe bọc thép trên đại lộ Hòa Bình (cá nhân đồng
chí diệt được 02 xe bọc thép), tiêu diệt 30 tên địch, 20 tên bình định, 09 tên
tề điệp, 04 cảnh sát ác ôn, đánh tiêu diệt bao vây bức rút 20 đồn bót, gài hàng
trăm trái nổ tự tạo diệt trên 20 tên địch, làm tan rã 01 đoàn bình định, gây
hoang mang trong hàng ngũ của địch về tài bắn tỉa rất chuẩn xác.
- Ngoài việc đánh địch, diệt ác, phá kiềm, đồng chí còn tích
cực xây dựng căn cứ ở cơ sở để bộ đội chủ lực và cán bộ lãnh đạo về hoạt động ở
xã An Bình. Cá nhân Nguyễn Hữu Cầu đã xây dựng được 20 cơ sở mật, đào 20 hầm bí
mật, vận động hàng chục thanh niên ở địa phương tham gia vào lực lượng vũ trang.
- Đặc biệt, tại địa bàn Lộ Vòng Cung vào tháng 5/1968, đây là
thời kỳ ác liệt nhất, Nguyễn Hữu Cầu được trên giao nhiệm vụ ở lại kiên trì bám
trụ địa bàn để xây dựng lại cơ sở và kết hợp cùng lực lượng địa phương tiếp tục
đánh địch trên địa bàn Lộ Vòng Cung. Đối với gia đình Nguyễn Hữu Cầu, ai cũng
theo cách mạng và làm nhiệm vụ giao liên, tiếp tế lương thực cho lực lượng ta
và báo cáo tình hình địch. Hai con trai mới 20 tuổi đã hy sinh trong lúc chưa
kịp về báo tin do đạp trúng bom mìn của địch, vợ thì bị địch bắt và tra tấn dã
man khi mới sinh con được 02 tháng. Trước tình cảnh khốc liệt đó, Nguyễn Hữu
Cầu vẫn bình tĩnh, quyết tâm bám trụ đánh địch, xây dựng cơ sở cách mạng ở địa
bàn Lộ Vòng Cung đến cuối năm 1973. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đồng
chí giữ các chức vụ: Quận Đội trưởng Quận 3, thành phố Cần Thơ (thành phố trực
thuộc Quân khu 9) (12/1974 - 1976); Chính trị viên Huyện đội Phụng Hiệp (1977 -
1978); Chính trị viên Tiểu đoàn 3, Sư đoàn 978, Quân khu 9 sang làm nhiệm vụ
giúp nước bạn Campuchia ở tỉnh Công - pong - chư - năng (1979 - 1981); năm 1982
đồng chí nghỉ hưu; đến ngày 08/9/1990 do vết thương tái phát, đồng chí đã từ
trần.
(Theo cơ sở dữ liệu Ngân hàng tên đường và công trình công cộng
thành phố Cần Thơ. Nguồn tư liệu: Lịch sử Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam:
Tóm tắt thành tích đề nghị tuyên dương danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang
Nhân dân cho đồng chí Nguyễn Hữu Cầu do Bộ Chỉ huy Quân sự TP. Cần Thơ cung
cấp).
3. Mạc
Thiên Tích (1706 - 1780)
Danh sĩ, danh tướng thời Chúa Nguyễn mở cõi, tự là Sĩ Lân, con
Tổng binh Mạc Cửu (1655 - 1736). Còn gọi là Mạc Thiên Tứ. Khi cha qua đời, ông
nối nghiệp văn võ, mở mang đất Hà Tiên, được chúa Nguyễn phong Tổng binh Đại đô
đốc. Chính ông đã giúp chúa Nguyễn thu phục và khai khẩn miền Tây Nam kỳ, do
công lao của ông mà đất Hà Tiên trở thành đất văn hiến, phồn vinh. Tại đây ông thành
lập nhóm Chiêu Anh Các, đóng góp cho văn học Việt Nam nhiều tác phẩm văn chương
có giá trị.
Năm Đinh Dậu (1777), Định vương và Tân Chính vương Nguyễn Phúc
Vương bị quân Tây Sơn giết, ông chạy sang Xiêm (Thái Lan). Về sau bị gièm pha,
ông bị ghép tội làm gián điệp. Phẫn chí ông tự tử chết năm 1780. Mạc Thiên Tứ
là một danh tướng, một quan cai trị, một nhà dinh điền và cũng là một danh sĩ
có tiếng đã làm rạng rỡ đất Phương Thành (Hà Tiên) và cả khu vực Tây Nam kỳ ở
nửa thế kỷ XVIII.
(Theo cơ sở dữ liệu Ngân hàng tên đường và công trình công cộng
thành phố Cần Thơ. Nguồn tư liệu: Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam/Nguyễn Q.
Thắng, Nguyễn Bá Thế. - Tái bản lần thứ VIII có sửa chữa và tăng bổ. - TP. Hồ
Chí Minh: Tổng hợp, 1690tr. ; 24cm).
II. QUẬN
CÁI RĂNG (05 tuyến đường)
1. Trương
Vĩnh Nguyên (1938 - 1967)
Liệt sĩ. Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Quê phường Thường
Thạnh, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ. Là con cả trong gia đình gồm 8 anh em.
Lúc nhỏ, ngoài giờ đi học anh còn tiếp mẹ chăm sóc các em, đem
cơm cho cha và các chú bác hoạt động bí mật vào những năm sau Hiệp định Genève.
Tham gia kháng chiến ngày 15/02/1958, Anh luôn hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ được giao. Năm 1959, Anh được kết nạp vào Đoàn. Ngày 30/9/1960,
Anh tình nguyện gia nhập du kích xã. Tháng 4/1962, Anh gia nhập lực lượng Địa
phương quân huyện Phụng Hiệp. Tháng 3/1963, là chiến sĩ thuộc Đại đội 3, Tiểu
đoàn 303, Trung đoàn 1, Sư đoàn 330, Anh được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt
Nam ngày 26/01/1962. Gần 07 năm rèn luyện trong quân đội, Anh tham gia chiến
đấu 207 trận, cùng đồng đội tiêu diệt và làm bị thương hơn 1.500 tên địch, diệt
08 đồn bót, tiêu diệt gọn 02 đại đội, 04 trung đội, làm thiệt hại nặng 02 tiểu
đoàn và 03 đại đội địch, bắn rơi và làm bị thương 08 máy bay trực thăng, bắn
cháy 07 xe M.113, bắn hỏng 05 xe quân sự, thu hơn 300 súng các loại và nhiều
đạn dược đồ dùng quân trang, quân dụng khác.
Riêng cá nhân anh tiêu diệt và làm bị thương 192 tên địch, bắt
sống 06 tên, bắn cháy 02 xe M.113, bắn hỏng 01 xe M.113 và 01 xe quân sự, bắn
rơi 01 máy bay trực thăng, thu 42 súng các loại. Anh hy sinh ngày 15/2/1967.
(Theo cơ sở dữ liệu Ngân hàng tên đường và công trình công cộng
thành phố Cần Thơ. Nguồn tư liệu: Ban Tuyên giáo huyện Châu Thành, tỉnh Hậu
Giang).
2. Nguyễn
Văn Quy (1926 - 1967)
Liệt sỹ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Quê xã Đông Phước,
huyện Châu Thành, tỉnh Cần Thơ (nay thuộc tỉnh Hậu Giang). Nhập ngũ năm 1951,
hy sinh ngày 13/3/1967. Chức vụ Tiểu đội trưởng bộ đội địa phương huyện Châu
Thành, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hơn 10 năm tham gia du kích địa phương, anh đã chế tạo ra nhiều
loại vũ khí chiến đấu như: Trái gài, hầm chông và đặc biệt là nuôi ong vò vẻ
đánh địch.
Ngày 12/3/1960, địch càn quét bị lọt vào ổ phục kích bằng ong
vò vẽ của anh. Chúng bị ong đốt chạy tán loạn, vướng vào hầm chông, mìn và chất
nổ. Trận này, anh đã diệt tại chỗ 50 tên, thu nhiều vũ khí và đồ quân dụng.
Từ năm 1960 đến lúc hy sinh năm 1967, anh đã nuôi và thuần hoá
95 tổ ong vò vẽ, tham gia đánh địch 95 trận, diệt 50 tên, làm bị thương 300 tên,
thu 15 súng các loại, 10 lựu đạn.
Anh được tặng thưởng nhiều huân, huy chương các loại và bằng
khen, giấy khen. Ngày 28/4/2000, anh được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực
lượng vũ trang nhân dân.
(Theo cơ sở dữ liệu Ngân hàng tên đường và công trình công cộng
thành phố Cần Thơ. Nguồn tư liệu: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân đất Cần
Thơ - Tây Đô/Đảng uỷ - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Cần Thơ. - H.: Quân đội nhân
dân, 2004.- 160 tr.; 21 cm).
3. Chí
Sinh (1931 - 1971)
Liệt sĩ, soạn giả Chí Sinh tên thật là Nguyễn Văn Dễ, sinh năm
1931, tại làng Thường Thạnh, tổng Định Bảo, quận Châu Thành, tỉnh Cần Thơ, nay
thuộc phường Thường Thạnh, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
Năm 1947, ông tham gia Ban Chấp hành Thiếu nhi cứu quốc huyện
Châu Thành, tỉnh Cần Thơ; năm 1950, ông được tổ chức đưa đi học văn hóa.
Sau Hiệp định Genève năm 1954, ông được tổ chức phân công ở
lại miền Nam cùng đồng bào đấu tranh chống Mỹ - Diệm. Ông đã góp phần với Đảng bộ
xã Đông Phước lãnh đạo phong trào quần chúng làm cuộc Đồng khởi năm 1960 thắng
lợi, giải phóng xã nhà.
Sau Đồng Khởi 1960, ông được giao nhiệm vụ làm Trưởng Ban Tuyên
Văn Giáo xã Đông Phước. Ông đã tập hợp anh em đờn ca tài tử và số có năng khiếu
để thành lập đội văn nghệ xã do Ông làm Trưởng đoàn. Các tiết mục của đoàn do
Ông sáng tác lấy bí danh Chí Sinh.
Năm 1962, Ông đảm nhiệm Phó Tiểu ban Văn nghệ. Với trách nhiệm
được giao, ông đã đi các huyện, xã để chỉ đạo xây dựng phong trào văn nghệ,
đồng thời đi thực tế sáng tác để cung cấp các tiết mục văn nghệ cho Đoàn Văn
công tỉnh Cần Thơ lúc bấy giờ.
Vào năm 1968 - 1969, Ban Tuyên huấn phân công Ông vừa là Phó
Tiểu ban Văn nghệ, vừa trực tiếp làm Trưởng Đoàn.
Ông đã sáng tác nhiều bài ca cổ, chập ngắn cải lương, ca cảnh
như: Bài Tây Thi bức thư xuân, Hoa mùa xuân, Chiếc áo vá, Hoa Phượng đỏ, Giấc
ngủ trầm tư, Cùng ra hỏa tuyến,...
Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông không dài. Ông hy
sinh ngày 20/10/1971, trong một chuyến đi công tác tại xã Tân Bình, huyện Phụng
Hiệp, tỉnh Cần Thơ.
(Theo cơ sở dữ liệu Ngân hàng tên đường và công trình công cộng
thành phố Cần Thơ. Nguồn tư liệu: Cuộc đời và sự nghiệp văn nghệ sỹ Tám Danh,
Bảy Nhiêu, Điêu Huyền, Quốc Thanh, Chí Sinh/Huỳnh Thanh Sơn. - Cần Thơ; Sở Văn
hóa Thông tin, 2006).
4. Nguyễn
Thị Trâm (1905 - 1993)
Sinh tại làng Thường Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Cần Thơ (nay
là phường Thường Thạnh, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ). Thuở nhỏ, Bà học
Trường Nữ tiểu học Cần Thơ, đến lớp 5 vì hoàn cảnh riêng đã thôi học về nhà,
sau đó lấy chồng. Bà có một con gái và hai con trai.
Tháng 10/1945, Pháp tấn công chiếm thị xã Cần Thơ, mặc dù chồng
can ngăn nhưng Bà quyết tham gia kháng chiến chống Pháp. Đầu tiên, Bà làm Phó
ban ủng hộ kháng chiến xã, sau làm Hội trưởng Hội phụ nữ xã. Về sau, cuộc đấu
tranh nội bộ gia đình ngày càng gay gắt, Bà lại tiếp tục thoát ly gia đình đi
công tác và đưa ba đứa con cùng đi kháng chiến. Người con gái lớn làm liên lạc
cho Hội Phụ nữ xã, người con trai kế đi bộ đội và hy sinh năm 1952, người con
trai út cũng tham gia quân đội và năm 1954 đi tập kết.
Năm 1954, Hiệp định Genève được ký kết, chồng bà một mực buộc
bà phải trở về gia đình. Cuối cùng Bà đành chấp nhận cho Ông cưới vợ lẻ và tiếp
tục thoát ly gia đình làm cách mạng.
Tháng 6/1961, Bà được bầu là Ủy viên Ủy ban Mặt trận Dân tộc
Giải phóng tỉnh Cần Thơ. Bà đảm trách công tác phụ vận và vừa làm công tác mặt
trận, vừa vận động trí thức tham gia kháng chiến. Bà đã giáo dục cháu ngoại là
Nguyễn Ngọc Trai theo kháng chiến. Người thiếu niên 14 tuổi này đã dũng cảm đốt
cháy Thư viện của Phòng Thông tin Mỹ tại Cần Thơ, bị bắt và tra tấn tàn nhẫn,
giam cầm trong 03 năm. Trong cuộc tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm
1968, Nguyễn Ngọc Trai đã anh dũng hy sinh.
Từ sau năm 1968, Bà vẫn tiếp tục công tác vận động tư sản trí
thức cho đến ngày giải phóng. Tháng 8/1975, Bà được bầu làm Phó Chủ tịch Ủy ban
Mặt trận Dân tộc Giải phóng thành phố Cần Thơ (cũ), đến 1983 Bà nghỉ hưu.
Bà được tặng thưởng: 03 Huân chương Kháng chiến hạng nhất, nhì,
ba; Huân chương Giải phóng hạng nhất, Huân chương Quyết thắng hạng nhất, Huân
chương Độc lập hạng Ba, Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng.
(Theo cơ sở dữ liệu Ngân hàng tên đường và công trình công cộng
thành phố Cần Thơ. Nguồn tư liệu: Lịch sử Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam:
Sơ thảo (1930 - 2003)/Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam tỉnh Cần Thơ. - H.:
Chính trị Quốc gia, 2008.- 632 tr.; 23 cm).
5. Huỳnh
Thị Nỡ (1920 - 1968)
Liệt sĩ - Mẹ Việt Nam anh hùng tỉnh Cần Thơ. Có 3 con là liệt
sĩ.
Mẹ quê xã Hỏa Lựu, huyện Vị Thanh, tỉnh Cần Thơ (nay thuộc tỉnh
Hậu Giang). Sau Luật 10/59 địch khủng bố ác liệt, gia đình Mẹ chuyển về sống ở
xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành, tỉnh Cần Thơ.
Năm 1962, Mẹ tham gia công tác phụ nữ ấp và là cơ sở nuôi chứa
cán bộ cách mạng. Trong một trận càn của địch vào ấp Trường Thọ, Mẹ bị bọn chỉ
điểm bắt cùng một đồng chí giao liên. Mặc dù bị tra tấn dã man nhưng mẹ một lòng
không khai báo cơ sở cách mạng. Mẹ bị địch giết ngày 13/7/1968.
Mẹ có 7 người con, 6 người tham gia kháng chiến chống Mỹ, trong
đó có 3 con là liệt sĩ: Anh Nguyễn Ngọc Hà, ấp đội trưởng ấp Trường Phước, hy
sinh năm 1969; anh Nguyễn Ngọc Danh, Đại đội trưởng Trung đoàn pháo cao xạ Quân
khu 9, hy sinh năm 1970 tại Long Mỹ; anh Nguyễn Ngọc Chính, trung sĩ công an
huyện Châu Thành hy sinh tháng 9/1970.
Ngày 24/4/1995, Mẹ được truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam
anh hùng.
(Theo cơ sở dữ liệu Ngân hàng tên đường và công trình công cộng
thành phố Cần Thơ. Nguồn tư liệu: Bà mẹ Việt Nam anh hùng tỉnh Cần Thơ/Ban Tuyên
giáo Tỉnh ủy Cần Thơ. - Cần Thơ, 1998. - 693 tr.; 28cm).
III. QUẬN
BÌNH THỦY (02 tuyến đường)
1. Nguyễn
Viết Xuân (1934 - 1966)
Quê xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên (nay là Vĩnh
Phúc). Nguyễn Viết Xuân đã có đóng góp quan trọng trong chiến dịch Điện Biên
Phủ năm 1954. Nguyễn Viết Xuân là Chính trị viên Đại đội pháo phòng không, làm
nhiệm vụ ở khu vực Tây Quảng Bình. Trong trận chiến đấu ngày 18/11/1966, mặc dù
bị thương nặng anh vẫn không rời vị trí chỉ huy, bình tĩnh yêu cầu y tá cắt đứt
phần chân bị địch bắn nát và tiếp tục động viên cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị
bằng khẩu hiệu: “Nhằm thẳng quân thù ! Bắn !”. Nguyễn Viết Xuân đã được Nhà
nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
(Theo cơ sở dữ liệu Ngân hàng tên đường và công trình công cộng
thành phố Cần Thơ. Nguồn tư liệu: Từ điển nhân vật lịch sử/Đinh Xuân Lâm, Trương
Hữu Quýnh chủ biên; Phan Đại Doãn....- H.: Giáo dục, 2006. - 648 tr.; 24 cm).
2. Trần Thị
Mười (1917 - 1987)
Bà mẹ Việt Nam anh hùng, quê quán khu vực Thới Ninh, phường
Thới An Đông, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ; có ba người con là liệt sĩ.
Trong cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta, mẹ đã hiến dâng
3 người con trai thân yêu cho Tổ quốc. Anh Ngô Minh Hảo sinh năm 1938, tại Thới
An Đông, thành phố Cần Thơ. Anh tham gia cách mạng năm 1960, đến năm 1968 hy
sinh tại quê nhà, lúc hy sinh anh giữ chức vụ Ấp đội phó. Anh Ngô Minh Ngữ sinh
năm 1943, gia nhập đơn vị Tây Đô năm 1959, hy sinh tại Hỏa Lựu, huyện Vị Thanh,
tỉnh Cần Thơ, năm 1963. Anh Ngô Minh Truyền sinh năm 1944, là Trung đội trưởng
đơn vị Tây Đô, hy sinh tại huyện Vị Thanh, tỉnh Cần Thơ.
Ghi nhận sự hy sinh to lớn đó, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
(Theo cơ sở dữ liệu Ngân hàng tên đường và công trình công cộng
thành phố Cần Thơ. Nguồn tư liệu: Bà mẹ Việt Nam anh hùng tỉnh Cần Thơ. - Cần
Thơ: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cần Thơ, 1998. - Tr. 60).
IV. HUYỆN
THỚI LAI (03 tuyến đường)
1. Võ Thị
Diệp (1908 - 1971)
Liệt sĩ - Mẹ Việt Nam anh hùng tỉnh Cần Thơ. Có 3 người con
là Liệt sĩ.
Tên thường gọi là Sáu Diệp, tham gia cách mạng từ thời kỳ kháng
chiến chống Pháp. Từ năm 1945 - 1960, Mẹ tham gia Tổ Phụ nữ cứu quốc rồi vào
Ban chấp hành phụ nữ xã Trường Thành, huyện Ô Môn. Năm 1960, Mẹ là Huyện ủy viên
phụ trách công tác giao bưu huyện Ô Môn. Ngày 21/6/1971, Mẹ hy sinh trong một
chuyến đi công tác.
Mẹ có 3 người con hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ: Anh Nguyễn
Văn Thân (Trung đội trưởng H37, hy sinh tháng 12/1968, tại huyện Ô Môn), anh
Nguyễn Hùng Cường (Trung đội trưởng H37) và anh Nguyễn Bình Phục (chiến sĩ Công
an huyện Ô Môn) cùng hy sinh năm 1971.
(Theo cơ sở dữ liệu Ngân hàng tên đường và công trình công cộng
thành phố Cần Thơ. Nguồn tư liệu: Bà mẹ Việt Nam anh hùng tỉnh Cần Thơ/Ban Tuyên
giáo Tỉnh ủy Cần Thơ. - Cần Thơ, 1998. - 693 tr.; 28cm).
2. Nguyễn
Thị Huỳnh (1914 - 1975)
Liệt sĩ - Mẹ Việt Nam anh hùng tỉnh Cần Thơ. Có 4 người con
là liệt sĩ.
Mẹ tham gia cách mạng từ năm 1945. Trong những năm đầu cách
mạng, Mẹ làm giao liên rồi công tác phụ nữ cứu quốc xã Trường Thành, huyện Ô Môn.
Năm 1973, Mẹ bị địch bắt, tra tấn dã man nhưng Mẹ vẫn giữ khí tiết cách mạng.
Đầu năm 1975, Mẹ ra tù, mang bệnh nặng và mất ngày 03/4/1975. Mẹ có 4 người con
là Liệt sĩ: Trần Văn Tám (hy sinh ngày 13/02/1968), Trần Văn Tao (hy sinh ngày
21/9/1970), Trần Văn Tui, Trần Văn Ba.
Ngày 24/4/1995, Mẹ được truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam
anh hùng.
(Theo cơ sở dữ liệu Ngân hàng tên đường và công trình công cộng
thành phố Cần Thơ. Nguồn tư liệu: Bà mẹ Việt Nam anh hùng tỉnh Cần Thơ/Ban Tuyên
giáo Tỉnh ủy Cần Thơ. - Cần Thơ, 1998. - 693 tr.; 28cm).
3. Hồ Thị
Thưởng (1928 - 1961)
Liệt sĩ - Mẹ Việt Nam anh hùng tỉnh Cần Thơ. Có 2 người con
là liệt sĩ.
Quê xã Trường Xuân, huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ. Mẹ tham gia cách
mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, làm Hội trưởng Phụ nữ xã Trường
Xuân. Năm 1961, Mẹ hy sinh tại xã Trường Xuân.
Mẹ có 2 người con là liệt sĩ: Trần Văn Tính, Trung đội trưởng
Đơn vị địa phương quân huyện Phụng Hiệp, hy sinh năm 1968 tại Phụng Hiệp; Trần
Chiên, Tiểu đội trưởng Đơn vị địa phương quân huyện, hy sinh tại huyện Phụng
Hiệp.
Mẹ được truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng ngày
17/12/1994.
(Theo cơ sở dữ liệu Ngân hàng tên đường và công trình công cộng
thành phố Cần Thơ. Nguồn tư liệu: Bà mẹ Việt Nam anh hùng tỉnh Cần Thơ/Ban Tuyên
giáo Tỉnh ủy Cần Thơ. - Cần Thơ, 1998. - 693 tr.; 28cm).
B. CÔNG TRÌNH
CÔNG CỘNG (05 công trình)
I. QUẬN NINH
KIỀU (04 công trình)
1. Ninh Kiều
Sau khi chiếm Cần Thơ, người Pháp cho xây dựng một bến dọc theo
sông Cần Thơ, gần Sở Giám Binh, cho tàu, thuyền neo đậu. Lần hồi bến sung túc
trở thành bến thương mại, dân gian quen gọi bến Hàng Dương vì nơi đây có trồng
hàng cây dương. Khoảng năm 1954, sau khi quân Pháp rút lui, chính quyền Việt
Nam Cộng hòa cho chỉnh trang, nâng cấp đổi tên thành bến Lê Lợi. Những năm sau
đó, mở rộng thành công viên có vườn chơi giải trí. Bến còn được cản đá xanh kiên
cố. Năm 1958, đổi tên thành bến Ninh Kiều (cạnh đường Lê Lợi) để ghi nhớ địa
danh, chiến tích oanh liệt của vị anh hùng Lê Lợi trên bến Ninh Kiều thuộc tỉnh
Hà Tây năm xưa. Từ đó, bến Ninh Kiều dần trở thành thắng cảnh của Cần Thơ - Tây
Đô, đại diện cho vẻ đẹp, cảnh sắc hữu tình của một thành phố ven sông.
Thế rồi, từ tên một thắng cảnh - hai tiếng Ninh Kiều được chọn
đặt tên cho đơn vị hành chánh mới của thành phố Cần Thơ: Quận Ninh kiều.
(Theo cơ sở dữ liệu Ngân hàng tên đường và công trình công cộng
thành phố Cần Thơ. Nguồn tư liệu: Bước đầu tìm hiểu địa danh thành phố Cần Thơ/Nhâm
Hùng.-TP.HCM: Trẻ, 2013.- Tr. 57).
2. Hùng
Vương
Tên chung chỉ 18 đời vua nước Văn Lang. 18 đời vua Hùng bắt
đầu từ khoảng cuối thế kỷ VII TCN cho đến năm 258 TCN. 18 đời vua Hùng theo thứ
tự là: 1. Hùng Dương Vương (Kinh Dương Vương); 2. Hùng Hiền Vương; 3. Hùng Lân Vương;
4. Hùng Việp Vương; 5. Hùng Hy Vương; 6. Hùng Huy Vương; 7. Hùng Chiêu Vương;
8. Hùng Vĩ Vương; 9. Hùng Định Vương; 10. Hùng Hy Vương (Cùng âm nhưng khác với
chữ Hy thứ 5); 11. Hùng Trinh Vương; 12. Hùng Võ Vương; 13. Hùng Việt Vương;
14. Hùng Anh Vương; 15. Hùng Triều Vương; 16. Hùng Tạo Vương; 17. Hùng Nghị
Vương; 18. Hùng Huệ Vương.
Ngày nay ở núi Hy Cương, tỉnh Phú Thọ còn lăng mộ Hùng Vương
và là nơi thờ các đời vua Hùng. Hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch là ngày
Giỗ tổ Hùng Vương. Nhà nước ta tổ chức quốc lễ và nhân dân khắp mọi miền Tổ
quốc về dâng hương tưởng niệm ghi nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước.
(Theo cơ sở dữ liệu Ngân hàng tên đường và công trình công cộng
thành phố Cần Thơ. Nguồn tư liệu: Từ điển bách khoa đất nước con người Việt
Nam: Tập 1/Nguyễn Văn Chiển, Trịnh Tất Đạt đồng chủ biên. – H. :Từ điển bách
khoa, 2010. - 969tr; 27cm).
3. Tô Hiến
Thành (1102 - 1179)
Ông là vị Đại thần nổi tiếng của Nhà Lý, quê ở làng Hạ Mỗ, huyện
Đan Phượng (Hà Tây), làm quan đời Lý Anh Tông đến chức Thái Phó, trông coi việc
binh. Năm 1141, Thân Lợi khởi nghĩa ở vùng Thái Nguyên, rồi tiến đánh các nơi.
Ông được cử cầm quân đi đánh, bắt được Thân Lợi. Năm 1159, các tộc người ở miền
Nam nổi dậy, Ông đem quân dẹp yên và tiếp tục lập nhiều công lớn. Năm 1167,
quân Champa xâm lấn biên giới phía Nam, Ông đem quân đi đánh. Vua Champa xin
rút và tiếp tục giữ lệ phiên thần như cũ. Sau đó, Ông được giao trách nhiệm đảm
đương việc nước, rèn luyện quân sĩ, mọi việc nhất nhất đều được chấn chỉnh.
Năm 1175, Lý Anh Tông lập Long Trát làm Thái tử, phong Ông làm
Nhập nội Thái phó, tước vương, giúp đỡ Thái tử. Năm đó, Lý Anh Tông mất. Trước
khi mất, vua đã di chiếu giao cho ông giúp việc vua mới. Năm 1177, vua mới 3 tuổi
lên ngôi, một mình Ông phải lo nước. Mọi việc đều nghiêm chỉnh, công bằng, mọi
người đều quy phục. Năm 1179, Ông mất.
(Theo cơ sở dữ liệu Ngân hàng tên đường và công trình công cộng
thành phố Cần Thơ. Nguồn tư liệu: Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam/Đinh Xuân
Lâm, Trương Hữu Quýnh chủ biên, Phan Đại Doãn.... -H.: Giáo dục, 2006. - 648
tr.; 24 cm).
II. QUẬN
CÁI RĂNG (01 công trình)
1. Cái
Răng
Theo các nguồn tư liệu, địa danh Cái Răng có các lối giải
thích:
- Theo học giả Vương Hồng Sển trong sách “Tự vị Tiếng nói miền
Nam (Nxb Trẻ TP. HCM - 1998): Cái Răng do tiếng Khmer “Kran”, là “Cà ràng - ông
Táo”! Tức một thứ lò đun, nấu bằng đất do người Khmer sáng chế. Đây là loại lò
được các ghe buôn người Khmer chở bán nhiều tại chợ Cái Răng thuở xưa. Chữ
Karan lâu ngày dân gian đọc trại thành Cái Răng .
- Một lối giải thích nôm na, khôi hài khác theo câu chuyện truyền
miệng: Thời khẩn hoang, một ghe đám cưới đi ngang qua khúc sông nọ, bị con sấu
nhấn chìm, cô dâu bị sấu ăn thịt, chàng rể hận con sấu mới lập kế dụ sấu trường
vào bãi sông xem hát bội, rồi xốc trụ ngăn lại bao quanh, khi nước cạn, sấu kẹt
lại bị đám thanh niên trong làng giết chết, xẻ thịt. Phần đầu thả trôi tấp vào
mộ vàm rạch, dân gian đặt là Đầu Sấu, bộ răng sấu trôi tới chợ, dân gian đặt
gọi chợ Cái Răng.
(Theo cơ sở dữ liệu Ngân hàng tên đường và công trình công cộng
thành phố Cần Thơ. Nguồn tư liệu: Bước đầu tìm hiểu địa danh thành phố Cần Thơ/Nhâm
Hùng. -TP.HCM: Trẻ, 2013. - Tr. 87)./.