Nghị quyết 106/2008/NQ-HĐND về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020

Số hiệu 106/2008/NQ-HĐND
Ngày ban hành 20/12/2008
Ngày có hiệu lực 30/12/2008
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Lê Ngọc Hân
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 106/2008/NQ-HĐND

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 12 năm 2008

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ 12

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;

- Sau khi xem xét Tờ trình số 93/TTr-UBND ngày 11/12/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra số 307/BC-HĐND.KT ngày 12/12/2008 của Ban Kinh tế – Ngân sách HĐND tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu HĐND tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Phát huy cao độ tiềm năng và vị thế của tỉnh, trên cơ sở đó huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, tạo tốc độ phát triển nhanh và toàn diện kinh tế - xã hội, sớm thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển so với các tỉnh trong vùng và cả nước, tiến tới xây dựng Thanh Hóa trở thành trung tâm giao lưu giữa Bắc Bộ với Bắc Trung bộ và là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa - xã hội mạnh của cả nước.

2. Phát triển nền kinh tế hiệu quả và bền vững, có cơ cấu hợp lý, sức cạnh tranh cao và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ và du lịch chất lượng cao, trên cơ sở phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa an toàn và bền vững, tiến tới xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao đa dạng, hiệu quả.

3. Tập trung các nguồn lực đầu tư để hình thành các khu kinh tế động lực và nhóm sản phẩm chủ lực; ưu tiên đầu tư phát triển nhanh KKT Nghi Sơn, tạo bước đột phá về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

4. Từng bước đảm bảo sự phát triển hài hòa, hợp lý giữa các vùng. Ưu tiên phát triển mạnh kinh tế biển và vùng ven biển, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế toàn tỉnh. Tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của Nhà nước để đầu tư phát triển vùng trung du miền núi, sớm đưa vùng trung du miền núi phía Tây thoát khỏi tình trạng kém phát triển.

5. Kết hợp phát triển kinh tế với từng bước thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Triển khai sâu rộng chủ trương xã hội hóa các lĩnh vực xã hội; đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của tỉnh; chú trọng công tác xóa đói giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, ổn định xã hội, tăng cường sự đoàn kết giữa các dân tộc trong tỉnh.

6. Coi phát triển khoa học - công nghệ là khâu then chốt trong việc tăng cường khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. 

7. Kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng an ninh, giữ vững chủ quyền biên giới và đảm bảo trật tự, an toàn xã hội.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tạo sự chuyển biến căn bản về chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phấn đấu đến năm 2015, Thanh Hóa thuộc nhóm tỉnh trung bình của cả nước; đến năm 2020 xây dựng Thanh Hóa cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, có cơ cấu kinh tế hợp lý, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại và là một trong những trung tâm kinh tế, giáo dục - đào tạo, y tế, thể dục - thể thao, khoa học - kỹ thuật của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước, an ninh chính trị ổn định, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Mục tiêu kinh tế:

- Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm giai đoạn 2011 - 2015 đạt 17 - 18% và đạt trên 19% giai đoạn 2016 – 2020. Đến năm 2015 GDP bình quân đầu người của tỉnh đạt mức trung bình cả nước và vượt mức trung bình cả nước sau năm 2015.

- Tạo sự chuyển biến căn bản và vững chắc về cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, giảm mạnh tỷ trọng nông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong nền kinh tế. Đến năm 2015 cơ cấu kinh tế: nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ là 15,5% - 47,6% - 36,8% và năm 2020 là 10% - 52% - 38%.

- Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2015 đạt  800 - 850 triệu USD và năm 2020 đạt trên 2 tỷ USD; tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt 19 -  20%/năm.

b) Mục tiêu xã hội

- Hạn chế tốc độ tăng dân số, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2015 dưới 0,65% và khoảng 0,5% năm 2020.

- Duy trì và củng cố vững chắc thành quả phổ cập THCS, hoàn thành phổ cập THPT trước năm 2020; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 45% năm 2015 và 55 - 60% năm 2020.

- Giải quyết việc làm cho khoảng 5 vạn lao động/năm. Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị từ 4% năm 2010 xuống dưới 3% năm 2020; giảm tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn từ 6,5% năm 2010 xuống 5% năm 2015 và dưới 3,5% năm 2020.

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ