HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
103/2007/NQ-HĐND
|
Lạng Sơn, ngày
15 tháng 12 năm 2007
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ MỤC TIÊU,
NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH NĂM 2008
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ 11
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ
ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp
luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 03/12/2004, Nghị định số
91/2004/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ
ban nhân dân;
Sau khi xem xét báo cáo của Uỷ ban nhân dân
tỉnh, báo cáo của các cơ quan hữu quan, báo cáo thẩm tra của các Ban Hội đồng
nhân dân tỉnh, ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh tán thành
báo cáo của Uỷ ban nhân dân tỉnh và các ngành hữu quan về đánh giá tình hình
thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ, mục
tiêu, giải pháp năm 2008. Hội đồng nhân dân tỉnh nhấn mạnh một số vấn đề chủ
yếu sau:
1. Về mục tiêu và các chỉ tiêu chủ yếu của kế
hoạch năm 2008
a) Mục tiêu tổng quát
Phấn đấu đạt tốc độ phát triển kinh tế cao, chất
lượng tăng trưởng bền vững; nâng cao sức cạnh tranh của tỉnh, của từng doanh
nghiệp và từng sản phẩm. Tăng cường cải cách hành chính, cải thiện và tạo lập
môi trường đầu tư thuận lợi nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư. Tập trung phát triển
kết cấu hạ tầng. Tiếp tục đổi mới, phát triển các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn
hoá, đào tạo nghề để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cải thiện đời sống
vật chất, tinh thần của nhân dân. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ
môi trường. Tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền biên giới quốc
gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
b) Các chỉ tiêu chủ yếu
Các chỉ tiêu kinh tế :
- Tổng sản phẩm nội tỉnh (GDP) tăng từ 12-12,5%
so với năm 2007. Trong đó: ngành nông lâm nghiệp tăng 3,5-4,0%; ngành công nghiệp
và xây dựng tăng 20-21%; ngành dịch vụ tăng 15-16%. Tỷ trọng ngành nông lâm
nghiệp trong tổng sản phẩm nội tỉnh (GDP) chiếm 37 - 38%, công nghiệp - xây
dựng 22 - 23%, dịch vụ 40- 41%.
- GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt
9,4 triệu đồng.
- Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội
từ 3.500 tỷ đồng trở lên.
- Kim ngạch xuất khẩu tăng 15%, kim ngạch nhập
khẩu tăng 10%.
- Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 1.335
tỷ đồng, trong đó thu nội địa 435 tỷ đồng, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 900
tỷ đồng; tổng chi ngân sách địa phương 1.968,66 tỷ đồng (trong đó chi trong cân
đối ngân sách địa phương là 1.524,090 tỷ đồng).
- Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 275 nghìn
tấn trở lên.
Các chỉ tiêu xã hội :
- Số xã có đường ô tô đi được 4 mùa đến Trung
tâm xã : 89%.
- Số xã có điện lưới : 99,1%, trong đó có 89% số
hộ được dùng điện.
- Xây dựng 10 trường học đạt chuẩn quốc gia.
- Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã : 84,1%.
- Tỷ lệ trạm y tế xã có bác sỹ : 75%.
- Phấn đấu duy trì mức giảm tỷ lệ sinh 0,4%o.
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 2,5 – 3,0%.
- Tạo việc làm cho khoảng 11.000 – 12.000 lao
động.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 28%
- Tỷ lệ thôn, bản, khối phố có nhà văn hoá: 45%
- Số thôn, bản, khối phố đạt tiêu chuẩn văn hoá
40% trở lên.
- Số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá là 73%.
- Số xã, phường, thị trấn có sân chơi, bãi tập
thể thao 82%.
- Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh
dưỡng xuống dưới 24%.
Các chỉ tiêu môi trường :
- Cung cấp nước hợp vệ sinh cho 66% dân số nông
thôn và cho 85% dân số đô thị.
- Tỷ lệ chất thải rắn khu vực đô thị được thu
gom: 70%, chất thải rắn y tế là 80%
- Tỷ lệ che phủ rừng: 46%.
2. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu
a) Thực hiện cải cách hành chính, nâng cao hiệu
lực của bộ máy hành chính các cấp:
Tổ chức kiện toàn các cơ quan chuyên môn cấp
tỉnh, huyện theo chỉ đạo của Chính phủ, đi đôi với thực hiện tinh giảm biên chế
theo Nghị định 132/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ; thực hiện
phân cấp về quản lý tổ chức, bộ máy cán bộ; đẩy mạnh đổi mới tác phong, lề lối
làm việc tại các cơ quan công sở theo tinh thần Chỉ thị số 21-CT/TU ngày
17/10/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức các cấp, các
ngành. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cấp trên đối với cấp dưới;
của người dân đối với chính quyền các cấp.
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng
công khai, minh bạch, tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện và giám sát, tập
trung trong các lĩnh vực đầu tư xây dựng, đăng ký kinh doanh, thu thuế...; đẩy
mạnh thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông ở những lĩnh vực đủ
điều kiện tạo thuận lợi tối đa cho người dân trong sản xuất, kinh doanh. Tăng
đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho công tác cải cách hành chính, nhất là đối với
cấp xã, phường, thị trấn.
b) Tập trung cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế
bền vững:
- Tập trung chỉ đạo cải thiện và tạo lập môi
trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn; thực hiện tốt công tác quy hoạch và công
khai quy hoạch. Thực hiện có hiệu quả chính sách ưu đãi đầu tư; tiếp tục điều
chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách cho phù hợp. Đẩy mạnh thực hiện và nâng
cao hiệu quả của các chương trình đối ngoại, chương trình xúc tiến đầu tư, xúc
tiến thương mại nhằm thu hút mạnh mẽ các dự án đầu tư; huy động tối đa các
nguồn vốn đầu tư toàn xã hội để thực hiện các mục tiêu của kế hoạch năm 2008 và
kế hoạch 5 năm 2006 - 2010.
- Tăng cường công tác quản lý đầu tư xây dựng,
thực hiện đúng kế hoạch giải ngân và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn nhà
nước. Quan điểm bố trí vốn ngân sách theo thứ tự ưu tiên sau: thanh toán nợ
XDCB, vốn đối ứng các dự án ODA, các dự án trọng điểm, các dự án chuyển tiếp,
các dự án dở dang (do đình, hoãn, giãn tiến độ); các dự án khởi công mới đã có
quyết định phê duyệt đầu tư, các công trình có tính cấp thiết và bố trí một
phần vốn để trả nợ đến hạn. Ưu tiên đầu tư vùng kinh tế động lực Đồng Đăng -
Lạng Sơn, các ngành mũi nhọn, tạo sự phát triển nhanh, rõ nét, thúc đẩy sự phát
triển các khu vực khác; quan tâm đầu tư vùng nông thôn, tạo sự ổn định và phát
triển; chú trọng hỗ trợ đầu tư các vùng khó khăn, vùng biên giới để thu hẹp
khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển, về thu nhập của dân cư.
- Tiếp tục thực hiện tốt công tác thu- chi ngân
sách trên địa bàn; đảm bảo nguyên tắc tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên để
tăng chi cho đầu tư phát triển. Quản lý và khai thác có hiệu quả nguồn thu từ
quỹ đất và tài sản công; các cấp, các ngành xây dựng kế hoạch cụ thể để triển
khai thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh về xã hội hoá 5 lĩnh vực xã hội; đẩy
mạnh xã hội hoá trong các lĩnh vực hạ tầng công cộng và hạ tầng dịch vụ; đẩy
mạnh đấu giá quyền sử dụng đất để huy động vốn cho đầu tư phát triển.
- Khuyến khích phát triển các loại hình doanh
nghiệp; triển khai có hiệu quả kế hoạch sắp xếp và nâng cao năng lực hoạt động
của doanh nghiệp Nhà nước; nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của kinh tế
tập thể, thực hiện tốt chính sách đào tạo nâng cao năng lực khu vực doanh
nghiệp và khu vực kinh tế tập thể.
- Phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, ổn định,
cải thiện đời sống dân cư nông thôn. Thực hiện có hiệu quả chuyển giao khoa
học, kỹ thuật vào sản xuất nông lâm nghiệp; làm tốt công tác dự báo, phòng trừ
sâu bệnh hại; khuyến khích phát triển kinh tế nông thôn, phát triển các cơ sở
chế biến, kinh doanh dịch vụ ở nông thôn. Triển khai có hiệu quả, đúng đối
tượng các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp và nông thôn.
- Tập trung phát triển công nghiệp; đẩy nhanh
tiến độ xây dựng đi vào sản xuất của các nhà máy tại Cụm công nghiệp địa phương
số 2, dự án Xi măng Đồng Bành và các dự án thuỷ điện vừa và nhỏ trên địa bàn,
triển khai các bước chuẩn bị đầu tư công trình thuỷ điện - thuỷ lợi Bản Lải, hỗ
trợ triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện Na Dương giai đoạn 2, dự án nhà
máy xi măng lò quay 35 vạn tấn tại Hồng Phong,... Thu hút đầu tư vào Khu công
nghiệp Đồng Bành. Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, mở rộng thị
trường trong và ngoài nước.
- Tập trung sức để nâng cao chất lượng các loại
hình dịch vụ, tạo mọi điều kiện thuận lợi thu hút xuất nhập khẩu hàng hoá, xuất
nhập cảnh của khách du lịch qua địa bàn. Tăng cường quảng bá, xúc tiến thương
mại, du lịch.
- Thực hiện nghiêm túc quy trình thẩm định báo
cáo đánh giá tác động môi trường đối với việc thu hút các dự án đầu tư, chú
trọng các dự án có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao. Tăng cường kiểm tra, kiểm
soát chặt chẽ các cơ sở sản xuất về tiêu chuẩn môi trường, từng bước đưa các cơ
sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu vực thành phố, thị trấn, khu
đông dân cư; thực hiện các biện pháp để đưa các điểm có trong danh mục gây ô
nhiễm ra khỏi danh mục.
c) Về lĩnh vực văn hoá - xã hội:
- Tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học; thực
hiện nghiêm túc cuộc vận động chống tiêu cực trong giáo dục. Tăng cường cơ sở
vật chất, đồ dùng dạy và học; tiếp tục đầu tư củng cố và mở rộng, nâng cấp hệ
thống trường, lớp; quy hoạch mạng lưới trường lớp. Tiếp tục củng cố phổ cập
giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở; thực hiện phổ
cập giáo dục trung học phổ thông.
- Thực hiện có hiệu quả các chương trình quốc
gia về dân số, gia đình và trẻ em trên địa bàn. Nâng cao chất lượng sinh sản,
chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ, tinh thần. Nâng cao chất lượng dịch vụ
khám, chữa bệnh cho nhân dân; tăng cường công tác phòng ngừa các dịch bệnh,
giải quyết tốt vấn đề chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện tốt
chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, phòng chống HIV/AIDS, các chính sách hỗ
trợ y tế các xã nghèo; quản lý tốt các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân.
- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động, giảm tỷ
lệ thất nghiệp ở thành thị, tăng thời gian sử dụng lao động ở nông thôn. Đẩy
mạnh hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động nữ, lao động vùng dự án, mở
rộng hình thức đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn. Tiếp tục chương trình
xuất khẩu lao động - Huy động và sử dụng tốt các nguồn lực hỗ trợ cho xoá đói
giảm nghèo; hỗ trợ, tạo điều kiện cải thiện mức sống của dân cư trong vùng
nghèo, xã nghèo và chống tái nghèo; xoá nhà dột nát cho hộ nghèo.
- Tăng cường công tác tuyên truyền đường lối,
chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; đẩy mạnh đưa văn hoá thông tin
về cơ sở; nâng cao chất lượng các buổi phát phát thanh và truyền hình địa
phương. Đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao. Thực hiện cuộc vận động “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”; kiểm soát chặt chẽ tệ nạn ma tuý, cờ
bạc, buôn bán phụ nữ và trẻ em.
- Thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ
vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hỗ trợ đào tạo cho con em dân tộc. Giải quyết
tốt các vấn đề về tín ngưỡng, tôn giáo; thực hiện có hiệu quả chính sách đại
đoàn kết dân tộc và chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước.
d) Đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng và thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí:
- Đẩy mạnh hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống
tham nhũng, lãng phí các cấp; thực hiện đề cao trách nhiệm cá nhân của người
đứng đầu cơ quan, đơn vị; thực hiện công khai, minh bạch trong sử dụng tài
chính, tài sản của Nhà nước; tiếp tục thực hiện các biện pháp quản lý cán bộ,
kê khai tài sản trong cán bộ, công chức. Phát huy dân chủ ở cơ sở, xây dựng các
hòm thư tố giác tham nhũng, lãng phí tại cơ sở. Tiếp tục thực hiện các chương
trình thanh tra, kiểm tra tại các lĩnh vực trọng tâm là: Đầu tư xây dựng, quản
lý đất đai, thu chi tài chính và sử dụng tài sản công gắn với việc thanh tra
thực thi chức trách công vụ đối với một số lĩnh vực mà dư luận và nhân dân quan
tâm.
đ) Làm tốt công tác giải quyết đơn thư, khiếu
nại, tố cáo của công dân: các ngành, cấp tiếp tục làm tốt công tác nắm địa bàn,
nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, không để xảy ra tình trạng khiếu kiện
đông người, vượt cấp; giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu kiện kéo dài.
e) Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của
các cơ quan tư pháp, nhất là chất lượng công tác giám sát, điều tra, truy tố,
xét xử; giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các loại án hình sự, dân sự, hành
chính, chú trọng tìm ra nguyên nhân và điều kiện phát sinh vi phạm để kịp thời
khắc phục và phòng ngừa. Tiếp tục thực hiện đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ
làm công tác tư pháp đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới.
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho Uỷ ban nhân dân,
Toà án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân
dân tỉnh tổ chức thực hiện cụ thể Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh
Lạng Sơn Khóa XIV, kỳ họp thứ 11 thông qua./.
|
CHỦ TỊCH
Hoàng Thị Bích Ly
|