Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Nghị quyết 09/2017/NQ-HĐND về quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Nghệ An đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035

Số hiệu 09/2017/NQ-HĐND
Ngày ban hành 13/07/2017
Ngày có hiệu lực 23/07/2017
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Nguyễn Xuân Sơn
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 09/2017/NQ-HĐND

Nghệ An, ngày 13 tháng 07 năm 2017

 

NGHỊ QUYẾT

QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2035

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ 4

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Xét Tờ trình số 4115/TTr-UBND ngày 06 tháng 6 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Nghệ An đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm của quy hoạch

- Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Nghệ An đến năm 2025, tầm nhìn 2035 phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh - tế xã hội của tỉnh Nghệ An; phục vụ, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên nước, chủ động phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên địa bàn tỉnh;

- Phát huy trách nhiệm của toàn xã hội trong quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Nghệ An đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 đối với nước mặt, có tính đến tác động của biến đổi khí hậu và nước mặt là nguồn cấp nước chính cho các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh.

2. Mục tiêu của quy hoạch

2.1. Mục tiêu tổng quát:

Quản lý, phân bổ nguồn nước đảm bảo hài hòa, hợp lý giữa các ngành, tổ chức, cá nhân dừng nước, cấp đủ nước cho các ngành kinh tế, ưu tiên đảm bảo 100% nước cấp cho sinh hoạt; Bảo vệ tài nguyên nước không bị ô nhiễm, suy thoái cạn kiệt, bảo vệ chức năng nguồn nước; Phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên địa bàn tỉnh Nghệ An nhằm đảm bảo an ninh lâu dài về tài nguyên nước, góp phần thúc đẩy, hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

2.2.1. Đảm bảo nguồn cấp nước sinh hoạt đến năm 2020 là 117 triệu m3/năm; đến 2025 là 125 triệu m3/năm và đến năm 2035 là 180,2 triệu m3/năm.

2.2.2. Đảm bảo nước cho phát triển công nghiệp đến năm 2020 là 123,7 triệu m3/năm; đến 2025 là 222,74 triệu m3/năm và đến năm 2035 là 420,74 triệu m3/năm.

2.2.3. Phân bổ hài hòa, hợp lý tài nguyên nước giữa các vùng/tiểu vùng, lưu vực/tiểu lưu vực cho ngành nông nghiệp với nhu cầu nước năm 2020 là 2,334 triệu m3/năm, đến năm 2025 là 2,339 triệu m3/năm và đến năm 2035 là 2,282 triệu m3/năm.

2.2.4. Quản lý việc xây dựng, vận hành các công trình khai thác phía thượng lưu, đảm bảo lượng nước cấp nước cho hệ thống Bara Đô Lương với lưu lượng 44,0m3/giây và cống Nam Đàn với lưu lượng 40,55m3/giây. Duy trì dòng chảy tối thiểu trên các sông chính: Sông Cả, sông Hiếu, sông Giăng, sông Nậm Mô, sông Con, sông Hoàng Mai, sông Cửa Lò, sông Hầu, sông Thái.

2.2.5. Quản lý, bảo vệ để khai thác hiệu quả, ổn định, lâu dài nguồn nước mặt với tổng lượng có thể khai thác khoảng 16,25 tỷ m3/năm.

2.2.6. Quản lý, bảo vệ nguồn nước, xây dựng các công trình để khai thác, đáp ứng cho sinh hoạt và các nhu cầu khác (không kể nước cho thủy điện) trên phạm vi toàn tỉnh đến năm 2020 đạt 2,65 tỷ m3/năm, đến năm 2025 là 2,767 tỷ m3/năm và đến năm 2035 là 2,96 tỷ m3/năm, trong trường hợp biến đổi khí hậu, đảm bảo tổng nhu cầu nước của các ngành theo các giai đoạn của quy hoạch là: 2,81 tỷ m3/năm vào năm 2020, 2,74 tỷ m3/năm vào năm 2025 và năm 2035 là 2,93 tỷ m3/năm.

2.2.7. Quản lý, bảo vệ tài nguyên nước không bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt, đảm bảo chức năng nguồn nước, đáp ứng mục tiêu chất lượng nước cho các ngành, các đối tượng khai thác, sử dụng nước trên địa bàn tỉnh, cụ thể:

a) Giai đoạn 2017-2025: Bảo vệ tài nguyên nước mặt đáp ứng chất lượng cho các mục đích sử dụng đạt mức B1÷A2 theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT;

b) Giai đoạn 2026-2035: Bảo vệ tài nguyên nước mặt đạt mức A2÷A1 của QCVN 08-MT:2015/BTNMT.

[...]