Nghị quyết 06/2023/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 20/2020/NQ-HĐND thông qua Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Hậu Giang ban hành
Số hiệu | 06/2023/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 14/07/2023 |
Ngày có hiệu lực | 24/07/2023 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Hậu Giang |
Người ký | Trần Văn Huyến |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2023/NQ-HĐND |
Hậu Giang, ngày 14 tháng 7 năm 2023 |
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ QUYẾT SỐ 20/2020/NQ-HĐND NGÀY 04 THÁNG 12 NĂM 2020 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG THÔNG QUA ĐỀ ÁN HẬU GIANG XANH ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
KHÓA X KỲ HỌP THỨ 16
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Thực hiện Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Xét Tờ trình số 68/TTr-UBND ngày 27 tháng 6 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang thông qua Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang thông qua Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
1. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 1 như sau:
“b) Mục tiêu cụ thể:
Giai đoạn 2021 - 2025: 100% hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn (chậm nhất đến ngày 31 tháng 12 năm 2024); 90% chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình ở đô thị được thu gom, xử lý theo quy định; 80% chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình ở nông thôn được thu gom, xử lý theo quy định; phấn đấu 100% hộ gia đình có hoạt động chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản thực hiện các biện pháp xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; phấn đấu 50% bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng được thu gom, xử lý đúng quy định.
Đến năm 2030: ít nhất 95% và phấn đấu 100% chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình ở đô thị được thu gom, xử lý theo quy định; 90% chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình ở nông thôn được thu gom, xử lý theo quy định; phấn đấu 100% bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng được thu gom, xử lý đúng quy định; duy trì các chỉ tiêu thực hiện đạt 100% trong giai đoạn 2021 - 2025.”
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 1 như sau:
“5. Lộ trình thực hiện
Lộ trình thực hiện chia thành 02 giai đoạn: Giai đoạn 2021 - 2025 có 09 nhiệm vụ, giai đoạn 2026 - 2030 có 04 nhiệm vụ; từng giai đoạn cụ thể các nội dung thực hiện của từng năm tương ứng với các chỉ tiêu của Đề án.
(Đính kèm Phụ lục: Danh mục nhiệm vụ ưu tiên)”
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 1 như sau:
“6. Dự kiến nguồn vốn thực hiện
Tổng kinh phí thực hiện đề án: 1.843.227.131.000 đồng (một nghìn tám trăm bốn mươi ba tỷ hai trăm hai mươi bảy triệu một trăm ba mươi mốt nghìn đồng). Trong đó:
a) Giai đoạn 2021 - 2025: 1.517.080.391.000 đồng.
- Từ năm 2021 - 2022: 94.035.080.000 đồng.
HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2023/NQ-HĐND |
Hậu Giang, ngày 14 tháng 7 năm 2023 |
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ QUYẾT SỐ 20/2020/NQ-HĐND NGÀY 04 THÁNG 12 NĂM 2020 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG THÔNG QUA ĐỀ ÁN HẬU GIANG XANH ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
KHÓA X KỲ HỌP THỨ 16
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Thực hiện Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Xét Tờ trình số 68/TTr-UBND ngày 27 tháng 6 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang thông qua Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang thông qua Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
1. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 1 như sau:
“b) Mục tiêu cụ thể:
Giai đoạn 2021 - 2025: 100% hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn (chậm nhất đến ngày 31 tháng 12 năm 2024); 90% chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình ở đô thị được thu gom, xử lý theo quy định; 80% chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình ở nông thôn được thu gom, xử lý theo quy định; phấn đấu 100% hộ gia đình có hoạt động chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản thực hiện các biện pháp xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; phấn đấu 50% bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng được thu gom, xử lý đúng quy định.
Đến năm 2030: ít nhất 95% và phấn đấu 100% chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình ở đô thị được thu gom, xử lý theo quy định; 90% chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình ở nông thôn được thu gom, xử lý theo quy định; phấn đấu 100% bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng được thu gom, xử lý đúng quy định; duy trì các chỉ tiêu thực hiện đạt 100% trong giai đoạn 2021 - 2025.”
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 1 như sau:
“5. Lộ trình thực hiện
Lộ trình thực hiện chia thành 02 giai đoạn: Giai đoạn 2021 - 2025 có 09 nhiệm vụ, giai đoạn 2026 - 2030 có 04 nhiệm vụ; từng giai đoạn cụ thể các nội dung thực hiện của từng năm tương ứng với các chỉ tiêu của Đề án.
(Đính kèm Phụ lục: Danh mục nhiệm vụ ưu tiên)”
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 1 như sau:
“6. Dự kiến nguồn vốn thực hiện
Tổng kinh phí thực hiện đề án: 1.843.227.131.000 đồng (một nghìn tám trăm bốn mươi ba tỷ hai trăm hai mươi bảy triệu một trăm ba mươi mốt nghìn đồng). Trong đó:
a) Giai đoạn 2021 - 2025: 1.517.080.391.000 đồng.
- Từ năm 2021 - 2022: 94.035.080.000 đồng.
+ Ngân sách tỉnh:
Nguồn vốn đầu tư phát triển: 24.000.000.000 đồng.
Nguồn vốn thường xuyên: 8.948.520.000 đồng.
+ Xã hội hóa: 61.086.560.000 đồng.
- Từ năm 2023 -2025: 1.423.045.311.000 đồng.
+ Ngân sách tỉnh: 78.791.564.000 đồng.
Nguồn vốn đầu tư phát triển: 30.013.284.000 đồng.
Nguồn vốn thường xuyên: 48.778.280.000 đồng.
+ Đề nghị Trung ương hỗ trợ: 22.413.283.000 đồng.
+ Xã hội hóa: 1.321.840.464.000 đồng.
b) Giai đoạn 2026 - 2030: 326.146.740.000 đồng.
- Ngân sách tỉnh: Nguồn vốn thường xuyên: 70.478.529.000 đồng.
- Xã hội hóa: 255.668.211.000 đồng.”
(Đính kèm Đề án sửa đổi, bổ sung).
1. Đối với các nội dung nhiệm vụ, giải pháp, nhiệm vụ ưu tiên của Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang đang triển khai thực hiện thì tiếp tục áp dụng theo Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND.
2. Trong quá trình thực hiện nếu các văn bản có liên quan được viện dẫn thực hiện trong Nghị quyết này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.
Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết theo quy định pháp luật.
Hội đồng nhân dân tỉnh giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang Khóa X Kỳ họp thứ 16 thông qua ngày 14 tháng 7 năm 2023 và có hiệu lực từ ngày 24 tháng 7 năm 2023./.
|
CHỦ TỊCH |
DANH MỤC NHIỆM VỤ ƯU TIÊN
(Kèm theo Nghị quyết số: 06/2023/NQ-HĐND ngày 14 tháng 7 năm 2023 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Hậu Giang)
TT |
Tên nhiệm vụ |
Mục tiêu |
Thời gian thực hiện |
Nội dung thực hiện |
Cơ quan chủ trì thực hiện |
Nguồn kinh phí (nghìn đồng) |
Tổng |
Đã triển khai 2021-2022 (nghìn đồng) |
|||
Ngân sách địa phương |
Trung ương |
Xã hội hóa |
|||||||||
Đầu tư phát triển |
Thường xuyên |
||||||||||
TỔNG CỘNG (A+B) |
54.013.284 |
128.205.329 |
22.413.283 |
1.638.595.235 |
1.843.227.131 |
94.035.080 |
|||||
A |
Giai đoạn 2021 - 2025 |
54.013.284 |
57.726.800 |
22.413.283 |
1.382.927.024 |
1.517.080.391 |
94.035.080 |
||||
I |
Chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về quản lý CTRSH, chất thải chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản và bao gói thuốc BVTV sau sử dụng, bảo vệ cảnh quan môi trường |
|
0 |
11.246.960 |
0 |
0 |
11.246.960 |
2.839.960 |
|||
1 |
Các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về quản lý CTRSH, chất thải chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản và bao gói thuốc BVTV sau sử dụng, bảo vệ cảnh quan môi trường |
Nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi cộng đồng về quản lý CTRSH, chất thải chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, bao gói thuốc BVTV sau sử dụng và bảo vệ, cải tạo cảnh quan môi trường |
2021-2025 |
Biên soạn, in ấn liệu tuyên truyền (tài liệu về quản lý CTRSH; tài liệu về quản lý chất thải chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, bao gói thuốc BVTV sau sử dụng) |
Sở TN&MT |
0 |
2.250.000 |
0 |
0 |
2.250.000 |
750.000 |
2021 |
Tổ chức 05 lớp tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cho cán bộ làm công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường của các cấp, các ngành |
Sở TN&MT |
0 |
119.000 |
0 |
0 |
119.000 |
119.000 |
|||
2023-2025 |
Lắp đặt pano tuyên truyền ở ấp, khu vực |
Sở TN&MT |
0 |
2.438.000 |
0 |
0 |
2.438.000 |
0 |
|||
2021-2025 |
Triển khai các hoạt động tuyên truyền về bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hậu Giang |
Sở TN&MT |
0 |
1.744.560 |
0 |
0 |
1.744.560 |
544.560 |
|||
2021-2025 |
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân thực hiện quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nông nghiệp, bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, giữ gìn cảnh quan xanh - sạch - đẹp |
UBMTTQVN & các tổ chức đoàn thể tỉnh |
0 |
4.695.400 |
0 |
0 |
4.695.400 |
1.426.400 |
|||
II |
Chương trình nâng cao nguồn lực thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH, bao gói thuốc BVTV sau sử dụng |
|
31.600.000 |
26.922.040 |
0 |
1.338.171.000 |
1.396.693.040 |
90.660.400 |
|||
1 |
Thí điểm các mô hình về phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở khu vực đô thị và nông thôn |
Thí điểm, lựa chọn được mô hình về phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở khu vực đô thị và nông thôn phù hợp, có hiệu quả nhằm nâng cao tỷ lệ thu gom CTRSH ở đô thị và nông thôn |
2021-2022 |
Thí điểm các mô hình về phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở khu vực đô thị và nông thôn |
Sở TN&MT |
0 |
685.000 |
0 |
0 |
685.000 |
685.000 |
2 |
Đầu tư xe thu gom rác thải, thùng chứa rác thải, xây dựng bể chứa rác thải, trồng cây xanh tạo cảnh quan môi trường |
- Nâng cao tỷ lệ thu, vận chuyển, xử lý CTRSH, bao gói thuốc BVTV sau sử dụng - Cải thiện và nâng cao cảnh quan môi trường khu vực công cộng |
2022 |
Đầu tư xe thu gom CTRSH và bao gói thuốc BVTV sau sử dụng cho Tổ VSMT; xây dựng bể chứa bao gói thuốc BVTV sau sử dụng; bố trí thùng rác tạo cảnh quan tại trục lộ giao thông có bờ kè, công viên; tại điểm tập kết cho Tổ VSMT; trồng bổ sung cây xanh bóng mát đoạn đường giao thông, trong khu vực công cộng còn thiếu cây xanh (3.000.000 nghìn đồng/huyện, thị xã, thành phố) |
UBND huyện, thị xã, thành phố |
24.000.000 |
0 |
0 |
0 |
24.000.000 |
24.000.000 |
2022-2023 |
Đầu tư bổ sung xe thu gom CTRSH và bao gói thuốc BVTV sau sử dụng cho Tổ VSMT; xây dựng bổ sung bể chứa bao gói thuốc BVTV sau sử dụng; bố trí thùng rác tại điểm tập kết cho Tổ VSMT; trồng bổ sung cây xanh bóng mát đoạn đường giao thông, trong khu vực công cộng còn thiếu cây xanh cho các huyện, Tx. - Tx .Long Mỹ: 120.000 nghìn đồng. - H. Châu Thành: 110.000 nghìn đồng. - H. Phụng Hiệp: 4.500.000 nghìn đồng. - H. Long Mỹ: 1.255.000 nghìn đồng. - H. Vị Thủy: 1.615.000 nghìn đồng. |
UBND: Tx. Long Mỹ; H.Châu Thành; H. Phụng Hiệp; H.Long Mỹ; H. Vị Thủy. |
7.600.000 |
0 |
0 |
0 |
7.600.000 |
0 |
|||
3 |
Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động của Tổ vệ sinh môi trường thực hiện thu gom, vận chuyển CTRSH, bao gói thuốc BVTV sau sử dụng |
Nâng cao tỷ lệ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH, bao gói thuốc BVTV sau sử dụng |
2021 - 2025 |
Vận động xã hội hóa (từ năm 2021) hỗ trợ cho Tổ có thu gom CTRSH |
UBND Xã, phường, thị trấn |
0 |
0 |
0 |
18.171.000 |
18.171.000 |
783.000 |
Hỗ trợ kinh phí (từ năm 2022) theo Nghị Quyết 33/2021/NQ-HĐND ngày 09/11/2021 của HĐND tỉnh. Cụ thể từng huyện, Tx, Tp: - Tp. Vị Thanh: 1.922.400 nghìn đồng. - Tp. Ngã Bảy: 1.248.000 nghìn đồng. - Tx. Long Mỹ: 1.740.000 nghìn đồng. - H. Châu Thành: 2.599.200 nghìn đồng. - H. Châu Thành A: 3.285.600 nghìn đồng. - H. Phụng Hiệp: 5.572.800 nghìn đồng. - H. Long Mỹ: 2.280.000 nghìn đồng. - H. Vị Thủy: 3.420.000 nghìn đồng. |
UBND huyện, thị xã, thành phố |
0 |
21.418.800 |
0 |
0 |
21.418.800 |
5.192.400 |
||||
Hỗ trợ kinh phí (từ tháng 7/2023) cho Tổ vận chuyển CTRSH, bao gói thuốc bao gói thuốc BVTV đến điểm tập kết. Cụ thể từng huyện, Tx, Tp: - Tp. Vị Thanh: 323.730 nghìn đồng. - Tp. Ngã Bảy: 308.880 nghìn đồng. - Tx. Long Mỹ: 296.280 nghìn đồng. - H. Châu Thành: 478.440 nghìn đồng. - H. Châu Thành A: 677.160 nghìn đồng. - H. Phụng Hiệp: 1.658.070 nghìn đồng. - H. Long Mỹ: 474.390 nghìn đồng. - H. Vị Thủy: 601.290 nghìn đồng. |
UBND huyện, thị xã, thành phố |
0 |
4.818.240 |
0 |
0 |
4.818.240 |
0 |
||||
4 |
Hoàn thành nhà máy điện rác |
Xử lý CTRSH trên địa bàn tỉnh Hậu Giang |
2021-2024 |
Hoàn thành xây dựng nhà máy điện rác đảm bảo đi vào hoạt động để xử lý chất thải rắn sinh hoạt của tỉnh |
Chủ đầu tư |
0 |
0 |
0 |
1.320.000.000 |
1.320.000.000 |
60.000.000 |
III |
Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, bao gói thuốc BVTV sau sử dụng đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường và đúng quy định |
|
0 |
19.557.800 |
0 |
44.756.024 |
64.315.824 |
534.720 |
|||
1 |
Chi phí xử lý CTRSH tại nhà máy điện rác |
Xử lý CTRSH trên địa bàn tỉnh đáp ứng yêu cầu BVMT |
2024-2025 |
Vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đến nhà máy điện rác để xử lý (từ tháng 9/2024) |
UBND huyện, thị xã, thành phố |
0 |
17.554.680 |
0 |
44.332.464 |
61.887.144 |
0 |
2 |
Chi phí xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng |
Xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng đúng quy định |
2021-2025 |
Tổ chức thu gom, vận chuyển và chuyển giao đơn vị chức năng xử lý |
UBND huyện, thị xã, thành phố |
0 |
2.003.120 |
0 |
423.560 |
2.426.680 |
534.720 (ngân sách: 231.160 nghìn đồng; xã hội hóa: 303.560 nghìn đồng) |
IV |
Cải tạo, khắc phục ô nhiễm môi trường các bãi rác hiện hữu |
|
22.413.284 |
0 |
22.413.283 |
0 |
44.826.567 |
0 |
|||
1 |
Cải tạo, khắc phục ô nhiễm môi trường bãi rác Tân Tiến* |
Khắc phục ô nhiễm bãi rác Tân Tiến |
2023-2025 |
Ngưng tiếp nhận rác để thực hiện cải tạo, khắc phục ô nhiễm môi trường bãi rác |
Cơ quan, đơn vị được UBND tỉnh giao làm Chủ đầu tư |
8.684.960 |
0 |
8.684.959 |
0 |
17.369.919 |
0 |
2 |
Cải tạo, khắc phục ô nhiễm môi trường bãi rác Long Mỹ* |
Khắc phục ô nhiễm bãi rác Long Mỹ |
2023-2025 |
Ngưng tiếp nhận rác đổ thực hiện cải tạo, khắc phục ô nhiễm môi trường bãi rác |
Cơ quan, đơn vị được UBND tỉnh giao làm Chủ đầu tư |
13.728.324 |
0 |
13.728.324 |
0 |
27.456.648 |
0 |
B |
Giai đoạn 2026-2030 |
|
0 |
70.478.529 |
0 |
255.668.211 |
326.146.740 |
0 |
|||
1 |
Tuyên truyền về bảo vệ môi trường trên phương tiện thông tin đại chúng |
Nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường của người dân |
2026-2030 |
Triển khai các hoạt động tuyên truyền về bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hậu Giang |
Sở TN&MT |
0 |
2.000.000 |
0 |
0 |
2.000.000 |
0 |
2 |
Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động của Tổ vệ sinh môi trường thực hiện thu gom, vận chuyển CTRSH, bao gói thuốc BVTV sau sử dụng |
Nâng cao tỷ lệ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH, bao gói thuốc BVTV sau sử dụng |
2026 - 2030 |
Vận động xã hội hóa hỗ trợ cho Tổ có thu gom CTRSH |
UBND Xã, phường, thị trấn |
0 |
0 |
0 |
28.980.000 |
28.980.000 |
0 |
Hỗ trợ kinh phí theo Nghị Quyết 33/2021/NQ-HĐND ngày 09/11/2021 của HĐND tỉnh. Cụ thể từng huyện, Tx, Tp: - Tp. Vị Thanh: 2.403.000 nghìn đồng. - Tp. Ngã Bảy: 1.560.000 nghìn đồng. - Tx. Long Mỹ: 2.175.000 nghìn đồng. - H. Châu Thành: 3.249.000 nghìn đồng. - H. Châu Thành A: 4.107.000 nghìn đồng. - H. Phụng Hiệp: 6.966.000 nghìn đồng. - H. Long Mỹ: 2.850.000 nghìn đồng. - H. Vị Thủy: 4.275.000 nghìn đồng. |
UBND huyện, thị xã, thành phố |
0 |
27.585.000 |
0 |
0 |
27.585.000 |
0 |
||||
Hỗ trợ kinh phí cho Tổ vận chuyển CTRSH, bao gói thuốc bao gói thuốc BVTV đến điểm tập kết. Cụ thể từng huyện, Tx, Tp: - Tp. Vị Thanh: 641.550 nghìn đồng. - Tp. Ngã Bảy: 615.300 nghìn đồng. - Tx. Long Mỹ: 588.300 nghìn đồng. - H. Châu Thành: 953.400 nghìn đồng. - H. Châu Thành A: 1.344.600 nghìn đồng. - H. Phụng Hiệp: 3.304.950 nghìn đồng. - H. Long Mỹ: 936.150 nghìn đồng. - H. Vị Thủy: 1.198.650 nghìn đồng. |
UBND huyện, thị xã, thành phố |
0 |
9.582.900 |
0 |
0 |
9.582.900 |
0 |
||||
3 |
Chi phí xử lý CTRSH tại nhà máy điện rác |
Xử lý CTRSH trên địa bàn tỉnh đáp ứng yêu cầu BVMT |
2026-2030 |
Vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đến nhà máy điện rác để xử lý |
UBND huyện, thị xã, thành phố |
0 |
24.392.329 |
0 |
226.288.211 |
250.680.540 |
0 |
4 |
Chi phí xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng |
Xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng đúng quy định |
2026-2030 |
Tổ chức thu gom, vận chuyển và chuyển giao đơn vị chức năng xử lý |
UBND huyện, thị xã, thành phố |
0 |
6.918.300 |
0 |
400.000 |
7.318.300 |
0 |
Ghi chú:
- Dấu sao (*) dự kiến từ nguồn vốn đầu tư phát triển để thực hiện cải tạo, khắc phục ô nhiễm môi trường bãi rác Tân Tiến và bãi rác Long Mỹ với kinh phí 22.413.284.000 đồng. Trong quá trình thực hiện, có thể cân đối, bố trí từ nguồn vốn khác theo quy định.
- Các từ viết tắt: “HĐND”: Hội đồng nhân dân; “UBND”: Ủy ban nhân dân; “UBMTTQVN”: Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam; “TN&MT”: Tài nguyên và Môi trường; “Tp.”: Thành phố; “Tx.”: Thị xã; “H.”: Huyện; “CTRSH”: chất thải rắn sinh hoạt; “BVTV”: bảo vệ thực vật.
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN HẬU GIANG
XANH ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 BAN HÀNH KÈM THEO NGHỊ QUYẾT SỐ
20/2020/NQ-HĐND NGÀY 04 THÁNG 12 NĂM 2020 CỦA HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
(Kèm theo Nghị quyết số: 06/2023/NQ-HĐND ngày 14 tháng 7 năm 2023 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Hậu Giang)
1. Bổ sung một số cơ sở pháp lý vào Mục II Chương I Đề án như sau:
“- Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
- Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị quyết số 33/2021/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang quy định chính sách hỗ trợ cho Tổ vệ sinh môi trường ở địa phương thực hiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang;
- Quyết định số 26/2022/QĐ-UBND ngày 15 tháng 7 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành Quy định về quản lý chất thải, phân loại chất thải rắn sinh hoạt; chính sách khuyến khích phân loại riêng chất thải nguy hại trong chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang;
- Quyết định số 06/2023/QĐ-UBND ngày 11 tháng 01 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành Quy định giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; hình thức và mức kinh phí hộ gia đình, cá nhân phải chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hậu Giang;
- Quyết định số 864/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao và Bộ tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 - 2025.”
2. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Mục II Chương III Đề án như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung đoạn thứ nhất khoản 1 như sau:
“Tính đến năm 2022, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý đạt 90%, ở khu vực nông thôn đạt khoảng 55,44%. Dự báo đến năm 2025, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh là 423 tấn/ngày. Theo quy định, phân loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân phải được thực hiện chậm nhất là ngày 31 tháng 12 năm 2024; mục tiêu chung của quốc gia, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý theo quy định đến năm 2025 là 90%, đến năm 2030 là 95%, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt nông thôn được thu gom, xử lý theo quy định đến năm 2025 là 80%, đến năm 2030 là 90%. Nhà máy điện rác Hậu Giang (tại xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp) dự kiến đi vào hoạt động tháng 9 năm 2024 với công suất 300 tấn/ngày, khi đó lượng chất thải rắn sinh hoạt giao cho nhà máy tối thiểu 210 tấn/ngày.”
b) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 như sau:
“b) Bao gói thuốc bảo vật thực vật sau sử dụng
Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh khoảng 132.200 ha, trong đó diện tích đất trồng lúa 73.964 ha, đất trồng cây lâu năm 39.375 ha thì ước tính lượng bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng phát sinh trung bình cao nhất khoảng 91.479 kg/năm. Qua đó cho thấy, lượng bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng phát sinh trên địa bàn tỉnh khá lớn, nếu không được thu gom, xử lý triệt để sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, mất mỹ quan môi trường. Việc tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp như IPM, 3G3T, 1P5G trên lúa, GAP trên cây ăn trái...nông nghiệp công nghệ cao thì lượng bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng sẽ có xu hướng giảm, khối lượng sẽ ít hơn so với dự báo.
Năm 2020 trở về trước, tỷ lệ thu gom, vận chuyển để chuyển giao xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh hàng năm chỉ đạt khoảng 3,8% - 4,18% so với lượng phát sinh, đến năm 2022 tỷ lệ đạt khoảng 20,82%. Dự báo trong thời gian tới, khối lượng phát sinh có một phần giảm so với hiện tại do áp dụng sản xuất sạch hơn trong nông nghiệp, nhưng cũng cần phải tăng cường nguồn lực về con người, cơ sở hạ tầng thu gom, vận chuyển, nguồn kinh phí xử lý nhằm đảm bảo các yêu cầu, chỉ tiêu theo quy định.
Theo số liệu thực tế, bể chứa thể tích khoảng 1m3 trung bình chứa được khoảng từ 14,5 - 15,5 kg bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng. Với khối lượng bao gói thuốc bảo vệ thực vật phát sinh 91.479 kg/năm thì nhu cầu số lượng bể chứa khoảng 6.246 bể.
Tùy thuộc vào đặc điểm cây trồng và mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, số lượng bể chứa phải đảm bảo chứa đựng hết bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trong vùng đất canh tác. Tuy nhiên, đặc thù của tỉnh Hậu Giang chưa phân vùng, phân khu đất sản xuất nông nghiệp theo từng loại hình cây trồng (trồng lúa, cây hàng năm khác, cây lâu năm), hiện nay nguồn ngân sách của tỉnh còn hạn chế; mặt khác, theo quy định về quản lý chất thải nguy hại, việc thu gom, xử lý chất thải nguy hại nói chung, bao gói thuốc bảo vệ thực nói riêng phải được thực hiện với tần suất tối thiểu 6 tháng/lần nên việc xây dựng bể chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng phải phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh, với nguồn kinh phí đầu tư ít nhất nhưng vẫn đảm bảo lưu trữ trong thời gian chờ thu gom, chuyển giao xử lý định kỳ theo quy định (6 tháng/lần). Do đó, nhu cầu cần thiết phải xây dựng bể chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh với số lượng 3.123 bể là phù hợp (tương đương 01 bể chứa trên diện tích 36 ha đất sản xuất nông nghiệp).”
3. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Mục III Chương III Đề án như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung tiểu tiết (+) thứ hai tiết (-) thứ nhất điểm b khoản 1 như sau:
“+ 100% hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn (chậm nhất đến ngày 31 tháng 12 năm 2024); 90% chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình ở đô thị được thu gom, xử lý theo quy định; 80% chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình ở nông thôn được thu gom, xử lý theo quy định.”
b) Sửa đổi, bổ sung tiểu tiết (+) thứ nhất tiết (-) thứ hai điểm b khoản 1 như sau:
“+ Ít nhất 95% và phấn đấu 100% chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình ở đô thị được thu gom, xử lý theo quy định; 90% chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình ở nông thôn được thu gom, xử lý theo quy định.”
c) Sửa đổi, bổ sung tiểu tiết (+) thứ nhất tiết (-) thứ nhất điểm a khoản 3 như sau:
“+ Kế hoạch triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn bảo đảm theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, phù hợp với điều kiện về cơ sở hạ tầng cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý, phù hợp với tình hình ở đô thị và nông thôn.”
d) Sửa đổi, bổ sung tiết (-) thứ hai, thứ năm điểm a khoản 3 như sau:
“- Rà soát, bổ sung, hoàn thiện nội dung về bảo vệ môi trường trong quy chế, quy ước cộng đồng ở mỗi xã, phường, thị trấn. Đưa nội dung việc chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, việc chấp hành quy chế, quy ước cộng đồng vào bình xét tiêu chuẩn gia đình văn hóa; tổ dân phố văn hóa; khu vực, ấp văn hóa; văn minh đô thị.
- Áp dụng quy định chính sách hỗ trợ cho Tổ vệ sinh môi trường ở địa phương thực hiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh đã được Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành. Áp dụng các quy định hiện hành để hỗ trợ Tổ vệ sinh môi trường ở địa phương thực hiện vận chuyển lượng chất thải rắn sinh hoạt, bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng thu gom được đến điểm tập kết giao cho đơn vị chức năng.”
đ) Sửa đổi, bổ sung tiết (-) thứ nhất, thứ hai điểm b khoản 3 như sau:
Biên soạn, in ấn tài liệu tuyên truyền để cấp, phát đến từng hộ gia đình; lắp đặt pano tuyên truyền.
- Tuyên truyền trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hậu Giang, Đài truyền thanh huyện, thị xã, thành phố, loa phóng thanh ở ấp, khu vực.”
e) Sửa đổi, bổ sung tiết (-) thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư điểm c khoản 3 như sau:
Thành lập Tổ vệ sinh môi trường ở ấp, khu vực. Tùy điều kiện thực tế ở ấp, khu vực để thành lập Tổ vệ sinh môi trường có một hoặc hai hoặc ba nhiệm vụ trong các nhiệm vụ sau:
+ Tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia thực hiện vệ sinh môi trường, trồng và chăm sóc cây xanh, bảo vệ môi trường trong hoạt động sinh hoạt, sản xuất; huy động nguồn lực từ cộng đồng nhất là hội viên của các tổ chức đoàn thể tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện thực hiện công tác vệ sinh môi trường nơi ở, nơi làm việc và khu vực công cộng; định kỳ hàng tuần vào Ngày Thứ bảy Tình nguyện, Ngày Chủ nhật Xanh phát động, ra quân dọn dẹp vệ sinh nơi công cộng, các điểm tập trung rác tự phát, các tuyến kênh, rạch còn đọng rác, lục bình;...
+ Thực hiện thu gom chất thải rắn sinh hoạt (đối với các tuyến đường không có tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt của cơ sở có chức năng) để vận chuyển đến điểm tập kết và giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý.
+ Thực hiện thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng từ bể chứa để vận chuyển đến điểm tập kết giao cho cơ sở có chức năng vận chuyển, xử lý định kỳ theo kế hoạch hoặc theo chương trình do các cơ quan, tổ chức có chức năng phát động.
- Đầu tư bổ sung xe thu gom chất thải rắn sinh hoạt và bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng cho Tổ vệ sinh môi trường; xây dựng bổ sung bể chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng; bố trí thùng rác tại điểm tập kết cho Tổ vệ sinh môi trường; trồng bổ sung cây xanh bóng mát đoạn đường giao thông, trong khu vực công cộng còn thiếu cây xanh cho các huyện, thị xã, thành phố.
- Đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm hoàn thành thực hiện cải tạo, khắc phục ô nhiễm bãi rác Kinh Cùng; đôn đốc Chủ đầu tư đấy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thành và đưa nhà máy điện rác Hậu Giang đi vào vận hành chậm nhất trong năm 2024; lập phương án đóng cửa, cải tạo, khắc phục ô nhiễm môi trường bãi rác Tân Tiến và bãi rác Long Mỹ để xin trung ương hỗ trợ theo quy định và triển khai phương án ngay sau khi nhà máy điện rác Hậu Giang đi vào vận hành ổn định, đáp ứng xử lý chất thải rắn sinh hoạt của tỉnh.”
- Vận dụng, kết hợp các chương trình, đề án, nhiệm vụ khác để trồng bổ sung cây xanh bóng mát tại các tuyến đường giao thông quốc lộ, tỉnh lộ, tuyến đường trong đô thị, tuyến đường liên xã và khu vực công viên mới được mở rộng; bố trí các thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt đáp ứng khối lượng phát sinh và đảm bảo cho công tác thu gom. Đối với khu dân cư, khu thương mại, khu đô thị mới, Chủ đầu tư phải quy hoạch, bố trí diện tích cây xanh, các thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt đảm bảo theo quy định.”
g) Sửa đổi, bổ sung tiết (-) thứ nhất điểm d khoản 3 như sau:
“- Lựa chọn, nhân rộng các mô hình về bảo vệ môi trường, mô hình phân loại, thu gom vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt có hiệu quả để áp dụng phù hợp với điều kiện thực tế ở từng địa phương.”
h) Sửa đổi, bổ sung tiết (-) thứ ba, thứ tư, thứ năm điểm a khoản 4 như sau:
“- Năm 2023:
+ Tiếp tục triển khai các hoạt động tuyên truyền để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân ở mỗi xã, phường, thị trấn (nâng 50% số hộ dân ở xã, phường, thị trấn được tiếp cận);
+ Triển khai lắp đặt pano ở ấp, khu vực để tuyên truyền về bảo vệ môi trường. Công tác này được duy trì thực hiện thường xuyên qua các năm tiếp theo đảm bảo đến năm 2025, pano được lắp đặt ở từng ấp, khu vực.
+ Tiếp tục nhân rộng, thành lập và duy trì hoạt động Tổ vệ sinh môi trường ở ấp, khu vực (phấn đấu đạt 60% trong tổng số ấp, khu vực ở mỗi xã, phường, thị trấn); áp dụng chính sách hỗ trợ và vận động nhân dân hỗ trợ kinh phí cho Tổ vệ sinh môi trường đi vào hoạt động;
+ Duy trì các hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt; nhân rộng mô hình phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở đô thị và nông thôn (phấn đấu: 70% hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; 90% chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình ở đô thị được thu gom, xử lý theo quy định; 70% chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình ở nông thôn được thu gom, xử lý theo quy định);
+ Tổ chức, thu gom, chuyển giao bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng cho đơn vị chức năng xử lý đạt 30% khối lượng phát sinh;
+ Tiếp tục vận động hộ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tự phát trên sông, kênh, rạch, không phù hợp quy hoạch thực hiện lộ trình giảm đàn phù hợp và di dời đến nơi phù hợp quy hoạch (phấn đấu giảm được 60% trong tổng số hộ không phù hợp quy hoạch đã rà soát trong năm 2021; không phát sinh trường hợp mới chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản không phù hợp quy hoạch); hỗ trợ hộ dân về kỹ thuật xây dựng các hệ thống xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường (ít nhất 90% hộ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phù hợp quy hoạch thực hiện các biện pháp xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường);
+ Trình phê duyệt phương án đóng cửa, cải tạo, khắc phục ô nhiễm môi trường bãi rác Tân Tiến và bãi rác Long Mỹ.
+ Đôn đốc, xúc tiến chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy điện rác Hậu Giang đảm bảo hoạt động chậm nhất vào đầu tháng 9 năm 2024.
- Năm 2024:
+ Tiếp tục triển khai các hoạt động tuyên truyền để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân ở mỗi xã, phường, thị trấn (nâng 75% số hộ dân ở xã, phường, thị trấn được tiếp cận);
+ Tiếp tục nhân rộng, thành lập và duy trì hoạt động Tổ vệ sinh môi trường ở ấp, khu vực (phấn đấu đạt 80% trong tổng số ấp, khu vực ở mỗi xã, phường, thị trấn); áp dụng chính sách hỗ trợ và vận động nhân dân hỗ trợ kinh phí cho Tổ vệ sinh môi trường đi vào hoạt động;
+ Duy trì các hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt; nhân rộng mô hình phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở đô thị và nông thôn (phấn đấu 100% hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và được duy trì qua các năm tiếp theo; ít nhất 90% chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình ở đô thị được thu gom, xử lý theo quy định; phấn đấu 75% chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình ở nông thôn được thu gom, xử lý theo quy định);
+ Tổ chức, thu gom, chuyển giao bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng cho đơn vị chức năng xử lý đạt 40% khối lượng phát sinh;
+ Tiếp tục vận động hộ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tự phát trên sông, kênh, rạch, không phù hợp quy hoạch thực hiện lộ trình giảm đàn phù hợp và di dời đến nơi phù hợp quy hoạch (phấn đấu giảm được 80% trong tổng số hộ không phù hợp quy hoạch đã rà soát trong năm 2021; không phát sinh trường hợp mới chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản không phù hợp quy hoạch); hỗ trợ hộ dân về kỹ thuật xây dựng các hệ thống xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường (phấn đấu 100% hộ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phù hợp quy hoạch thực hiện các biện pháp xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường);
+ Triển khai dự án bổ sung xe thu gom rác thải, thùng chứa rác thải, xây dựng bể chứa rác thải, trồng cây xanh tạo cảnh quan môi trường cho các huyện, thị xã;
+ Triển khai phương án đóng cửa, cải tạo, khắc phục ô nhiễm môi trường các bãi rác Tân Tiến và Long Mỹ.
+ Sơ kết kết quả 04 năm thực hiện Đề án.
- Năm 2025:
+ Tiếp tục triển khai các hoạt động tuyên truyền để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân ở mỗi xã, phường, thị trấn (nâng 100% số hộ dân ở xã, phường, thị trấn được tiếp cận);
+ Tiếp tục nhân rộng, thành lập và duy trì hoạt động Tổ vệ sinh môi trường ở ấp, khu vực (phấn đấu đạt 100% trong tổng số ấp, khu vực ở mỗi xã, phường, thị trấn); áp dụng chính sách hỗ trợ và vận động nhân dân hỗ trợ kinh phí cho Tổ vệ sinh môi trường đi vào hoạt động;
+ Duy trì các hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt; nhân rộng mô hình phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở đô thị và nông thôn (ít nhất 90% chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình ở đô thị được thu gom, xử lý theo quy định; phấn đấu 80% chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình ở nông thôn được thu gom, xử lý theo quy định);
+ Tổ chức, thu gom, chuyển giao bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng cho đơn vị chức năng xử lý đạt 50% khối lượng phát sinh;
+ Tiếp tục vận động hộ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tự phát trên sông, kênh, rạch, không phù hợp quy hoạch thực hiện lộ trình giảm đàn phù hợp và di dời đến noi phù hợp quy hoạch (phấn đấu giảm được 100% trong tổng số hộ không phù hợp quy hoạch đã rà soát trong năm 2021; không phát sinh trường hợp mới chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản không phù hợp quy hoạch); hỗ trợ hộ dân về kỹ thuật xây dựng các hệ thống xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường (100% hộ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phù hợp quy hoạch thực hiện các biện pháp xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường);
+ Tiếp tục triển khai phương án và hoàn thành đóng cửa, cải tạo và khắc phục ô nhiễm môi trường các bãi rác Tân Tiến và Long Mỹ;
+ Tổng kết kết quả thực hiện Đề án giai đoạn 2021 - 2025, xây dựng định hướng cụ thể cho giai đoạn 2026 - 2030.”
i) Sửa đổi, bổ sung tiết (-) thứ hai điểm b khoản 4 như sau:
“- Tiếp tục nhân rộng và duy trì mô hình phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở đô thị và nông thôn; duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ vệ sinh môi trường ở ấp, khu vực đảm bảo đến năm 2030 đạt ít nhất 95% và phấn đấu 100% chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình ở đô thị được thu gom, xử lý theo quy định, phấn đấu 90% chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình ở nông thôn được thu gom, xử lý theo quy định, 100% bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng được thu gom, xử lý đúng quy định;”
k) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 như sau:
“5. Cơ cấu nguồn vốn thực hiện đề án
Tổng kinh phí thực hiện đề án: 1.843.227.131.000 đồng (một nghìn tám trăm bốn mươi ba tỷ hai trăm hai mươi bảy triệu một trăm ba mươi mốt nghìn đồng). Trong đó:
a) Giai đoạn 2021 - 2025: 1.517.080.391.000 đồng.
- Từ năm 2021 - 2022: 94.035.080.000 đồng.
+ Ngân sách tỉnh:
Nguồn vốn đầu tư phát triển: 24.000.000.000 đồng.
Nguồn vốn thường xuyên: 8.948.520.000 đồng.
+ Xã hội hóa: 61.086.560.000 đồng.
- Từ năm 2023 -2025: 1.423.045.311.000 đồng.
+ Ngân sách tỉnh: 78.791.564.000 đồng.
Nguồn vốn đầu tư phát triển: 30.013.284.000 đồng.
Nguồn vốn thường xuyên: 48.778.280.000 đồng.
+ Đề nghị Trung ương hỗ trợ: 22.413.283.000 đồng.
+ Xã hội hóa: 1.321.840.464.000 đồng.
b) Giai đoạn 2026 - 2030: 326.146.740.000 đồng.
- Ngân sách tỉnh: Nguồn vốn thường xuyên: 70.478.529.000 đồng.
- Xã hội hóa: 255.668.211.000 đồng.”
l) Bãi bỏ: Tiểu tiết (+) thứ nhất, thứ ba, thứ sáu, thứ bảy tiết (-) thứ nhất, tiểu tiết (+) thứ hai tiết (-) thứ hai điểm b khoản 1; tiết (-) thứ hai điểm d khoản 3.
4. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Mục IV Chương III Đề án như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung tiết (-) thứ ba, thứ tư, thứ năm khoản 1 như sau:
“- Xây dựng, in ấn và chuyển giao các tài liệu tuyên truyền về bảo vệ môi trường; chủ trì phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan tuyên truyền về bảo vệ môi trường thông qua pano tuyên truyền và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Giới thiệu các mô hình về phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt có hiệu quả để địa phương lựa chọn mô hình phù hợp.
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt phương án đóng cửa, cải tạo, khắc phục ô nhiễm môi trường các bãi rác hiện hữu”.
b) Sửa đổi, bổ sung các khoản: 3, 7, 8, 12, 15, 16 như sau:
“3. Sở Nội vụ
Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kỹ năng cho đội ngũ làm công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường của các cấp, các ngành trong tỉnh; tham mưu biểu dương, khen thưởng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tiêu biểu, tích cực trong việc thực hiện tốt hoạt động bảo vệ môi trường.
7. Sở khoa học và Công nghệ
Nghiên cứu, chuyển giao kết quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ về xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đến các tổ chức và cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh.
8. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với cơ quan Báo, Đài Trung ương, địa phương và chỉ đạo hệ thống truyền thanh cơ sở thông tin, tuyên truyền về công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, thu gom, xử lý chất thải trong nông nghiệp, trồng và chăm sóc cây xanh... thông qua các chuyên trang, chuyên mục; đồng thời, lồng ghép tuyên truyền về bảo vệ môi trường trong công tác truyền thông về kinh tế - xã hội tỉnh hàng năm.
12. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hậu Giang
a) Phối hợp với Sở Tài nguyên và môi trường xây dựng các thông điệp, chuyên đề tuyên truyền về bảo vệ môi trường trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hậu Giang.
b) Tiếp nhận, phản ánh kịp thời gương người tốt việc tốt, phê phán những hành vi sai trái gây ảnh hưởng đến môi trường.
15. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố
a) Thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo chức năng; lồng ghép công tác bảo vệ môi trường vào các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án của địa phương.
b) Chỉ đạo phòng chuyên môn tăng cường công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường qua nhiều hình thức, nhất là trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương; thường xuyên phát động ra quân thực hiện các hành động về bảo vệ môi trường, trồng cây xanh vào Ngày Thứ bảy Tình Nguyện, Ngày Chủ nhật Xanh và vào các đợt hưởng ứng ngày môi trường thế giới 5/6, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn.
c) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thành lập và hoạt động Tổ vệ sinh môi trường; vận động Nhân dân đóng góp, hỗ trợ kinh phí cho hoạt động của Tổ vệ sinh trong thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.
d) Chỉ đạo phòng chuyên môn, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức rà soát, thống kê và cập nhật toàn bộ hiện trạng các hộ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; vận động hộ chăn nuôi và nuôi trồng thủy tự phát trên sông, kênh, rạch, không phù hợp quy hoạch thực hiện lộ trình giảm đàn phù hợp và di dời đến nơi phù hợp quy hoạch; hướng dẫn những hộ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản phù hợp quy hoạch thực hiện cải tạo, nâng cấp chuồng trại, ao nuôi, biện pháp xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
đ) Rà soát hiện trạng để lập và triển khai dự án xe thu gom rác thải, thùng chứa rác thải, xây dựng bể chứa rác thải, trồng cây xanh tạo cảnh quan môi trường theo nguồn vốn được phân bổ.
e) Bố trí kinh phí được giao hàng năm để hỗ trợ cho Tổ vệ sinh môi trường, tổ chức thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn theo quy định.
g) Áp dụng, nhân rộng mô hình phân loại, thu gom vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt có hiệu quả và phù hợp điều kiện của địa phương.
16. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
a) Rà soát, bổ sung, hoàn thiện nội dung về bảo vệ môi trường trong quy chế, quy ước cộng đồng ở địa phương. Đưa nội dung việc chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, việc chấp hành quy chế, quy ước cộng đồng vào bình xét tiêu chuẩn gia đình văn hóa, khu vực, ấp văn hóa.
b) Thường xuyên tuyên truyền về bảo vệ môi trường tại địa phương (tuyên truyền, vận động; tập huấn; tuyên truyền trên loa phóng thanh; các hình thức tuyên truyền khác); phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể cùng cấp tăng cường các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân về bảo vệ môi trường.
c) Rà soát, củng cố, thành lập Tổ vệ sinh môi trường ở ấp, khu vực đảm bảo thực hiện nhiệm vụ theo tình hình thực tế ở ấp, khu vực.
d) Tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp, hỗ trợ kinh phí cho hoạt động của Tổ vệ sinh môi trường được thành lập để đảm bảo hoạt động có hiệu quả trong thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.
đ) Tổ chức rà soát, thống kê và cập nhật toàn bộ hiện trạng các hộ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổng hợp; vận động hộ chăn nuôi và nuôi trồng thủy tự phát trên sông, kênh, rạch, không phù hợp quy hoạch thực hiện lộ trình giảm đàn phù hợp và di dời đến nơi phù hợp quy hoạch.
e) Chủ động rà soát, xử lý các điểm tập trung rác tự phát ở các tuyến đường và khu dân cư; tăng cường công tác kiểm tra, tiếp nhận thông tin phản ánh và xử phạt nghiêm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong sinh hoạt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.”
c) Bổ sung khoản 12a sau khoản 12 như sau:
“12a. Công an tỉnh
Chỉ đạo Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Công an huyện, thị xã, thành phố; Công an xã, phường, thị trấn tăng cường công tác nắm tình hình, kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.”
d) Bãi bỏ khoản 17 Mục IV Chương III Đề án.
5. Bãi bỏ Mục V Chương III Đề án.
6. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Phụ lục kèm theo Đề án như sau:
“1. LUẬN CỨ CÁC CHỈ TIÊU
Chỉ tiêu |
Luận cứ |
Giai đoạn 2021 - 2025 |
|
100% hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn (chậm nhất đến ngày 31 tháng 12 năm 2024); 90% chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình ở đô thị được thu gom, xử lý theo quy định; 80% chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình ở nông thôn được thu gom, xử lý theo quy định |
Quy định tại khoản 1 Điều 75, khoản 7 Điều 79 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và nội dung số thứ tự 8, 9 mục II Phụ lục I Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050: Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý theo quy định đến năm 2025 là 90%; Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt nông thôn được thu gom, xử lý theo quy định đến năm 2025 là 80%; phân loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân phải được thực hiện chậm nhất là ngày 31/12/2024. |
Phấn đấu 100% hộ gia đình có hoạt động chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản thực hiện các biện pháp xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường |
- Quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020: Chuồng trại chăn nuôi quy mô hộ gia đình phải bảo đảm vệ sinh, không gây ô nhiễm tiếng ồn, phát tán mùi khó chịu; chất thải từ hoạt động chăn nuôi phải được thu gom, xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan. - Quyết định số 864/QĐ-UBND ngày 05/5/2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao và Bộ tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 - 2025: + Xã nông thôn mới: Tỷ lệ nuôi trồng thủy sản đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường: 95%. + Xã nông thôn mới nâng cao: Chăn nuôi, giết mổ (gia súc, gia cầm), nuôi Lồng thủy sản có hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường: Đạt. Tỷ lệ nuôi trồng thủy sản đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường: 100%. Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi bảo đảm các quy định về vệ sinh thú y, chăn nuôi và bảo vệ môi trường: ≥85%. Do đó chọn mục tiêu đến 2025: Phấn đấu 100% hộ gia đình có hoạt động chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản thực hiện các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi, nuôi Long thủy sản đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường. |
Phấn đấu 50% bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng được thu gom, xử lý đứng quy định. |
- Theo điểm b khoản 2 Mục II Điều 1 Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050: tiếp tục đẩy mạnh quản lý chất thải nguy hại trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và y tế; ngăn chặn hiệu quá tình trạng đổ chất thải nguy hại trái phép. - Tình hình thực tế trên địa bàn tỉnh năm 2020 chỉ thu gom, vận chuyển, thuê xử lý chỉ đạt 3,8 - 4,18% so với khối lượng phát sinh, năm 2021 đạt khoảng 9,37% so với khối lượng phát sinh, năm 2022 đạt khoảng 20,82% so với khối lượng phát sinh. Do đó, chọn mục tiêu đến 2025: Phấn đấu 50% bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng được thu gom, xử lý đúng quy định. |
Giai đoạn 2026 - 2030 |
|
Ít nhất 95% và phấn đấu 100% chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình ở đô thị được thu gom, xử lý theo quy định; 90% chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình ở nông thôn được thu gom, xử lý theo quy định. Phấn đấu 100% bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng được thu gom, xử lý đúng quy định. |
- Kế thừa và phát triển trên cơ sở các mục tiêu của giai đoạn 2021-2025. - Quy định tại nội dung số thứ tự 8, 9 mục II Phụ lục I Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050: Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý theo quy định đến năm 2030 là 95%; Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt nông thôn được thu gom, xử lý theo quy định đến năm 2030 là 90%. - Ngoài ra, năm 2022 tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý đạt 90%. Dự kiến hàng năm tăng thêm 2%. Đến năm 2030, có thể phấn đấu 100% chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình ở đô thị được thu gom, xử lý theo quy định. - Theo điểm b khoản 2 Mục II Điều 1 Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050: Tiếp tục đẩy mạnh quản lý chất thải nguy hại trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và y tế; ngăn chặn hiệu quả trình trạng đổ chất thải nguy hại trái phép.” |