Nghị quyết số 02/1998/NQ-CP về phiên họp thường kỳ tháng 1 năm 1998 của Chính Phủ.do chính phủ ban hành
Số hiệu | 02/1998/NQ-CP |
Ngày ban hành | 26/01/1998 |
Ngày có hiệu lực | 11/02/1998 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Người ký | Nguyễn Tấn Dũng |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/1998/NQ-CP |
Hà Nội, ngày 26 tháng 01 năm 1998 |
PHIÊN HỌP THƯỜNG KỲ THÁNG 1 NĂM 1998 CỦA CHÍNH PHỦ
Trong hai ngày 23 và 24 tháng 01 năm 1998, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 01 năm 1998 thảo luận và quyết nghị các vấn đề sau:
I. CHÍNH SÁCH, BIỆN PHÁP KHUYẾN KHÍCH XUẤT KHẨU
Chính phủ đã xem xét tờ trình của Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển về “Chính sách, biện pháp khuyến khích xuất khẩu” và quyết định một số biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích và tạo mọi điều kiện để tăng nhanh xuất khẩu.
1. Giao Bộ Thương mại tiếp thu các ý kiến tại phiên họp này, hoàn thiện các đề án để trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành trong tháng 02 năm 1998, trong đó có danh mục một số mặt hàng khi xuất khẩu phải có giấy phép kinh doanh xuất khẩu; số lượng các mặt hàng thuộc danh mục này phải rất hạn chế và các hàng hóa khác ngoài danh mục sẽ được tự do xuất khẩu với thủ tục đơn giản theo đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Giao Bộ Tài chính trình Chính phủ sửa đổi các văn bản có liên quan để thực hiện việc:
- Không thu thuế lợi tức bổ sung đối với các cơ sở sản xuất nếu xuất khẩu trên 50% sản phẩm sản xuất ra hoặc có doanh thu từ xuất khẩu chiếm trên 50% tổng doanh thu;
- Áp dụng thuế suất thấp nhất trong khung thuế suất đối với một số mặt hàng cần khuyến khích xuất khẩu như gạo, thủy sản, cao su, than đá…
Việc kéo dài thời hạn (đến 1 năm) nộp thuế nhập khẩu khi nhập vật tư, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu cần được thể hiện vào Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
3. Giao Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Ngân hàng Nhà nước và Tổng cục Hải quan thực hiện các biện pháp nhằm đơn giản và công khai hóa quy trình, thủ tục giải quyết các công việc liên quan, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động xuất nhập khẩu.
Các công việc nói tại điểm 2 và 3 trên đây phải hoàn thành trong quý I năm 1998.
4. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan nghiên cứu trình Chính phủ điều chỉnh, sửa đổi các quy định về những vấn đề sau đây:
a) Khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các ngành chế biến hàng nông sản, thủy sản và lâm sản có nguồn gốc rừng trồng, để xuất khẩu. Khuyến khích và có ưu đãi hơn đối với các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu dùng nhiều nguyên liệu trong nước, tạo được nhiều công việc làm và đầu tư đổi mới công nghệ để có sản phẩm xuất khẩu chất lượng cao.
b) Áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư ở mức cao nhất cho sản xuất hàng xuất khẩu; mở rộng các hình thức bảo lãnh và đối tượng được hưởng bảo lãnh tín dụng xuất khẩu của Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia.
c) Xây dựng các cơ chế cần thiết
và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt
5. Giao Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Thương mại và các cơ quan có liên quan nghiên cứu đề án thành lập Quỹ tín dụng xuất khẩu để cấp tín dụng ưu đãi và bảo lãnh tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam; trước mắt, có thể sử dụng một phần ngân sách từ Quỹ bình ổn giá để hỗ trợ thành lập quỹ này; chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thành lập Ngân hàng xuất nhập khẩu.
6. Giao Bộ Thương mại phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan tổ chức lại các hiệp hội ngành hàng, xây dựng quỹ phát triển ngành hàng và thực hiện ngay đối với các mặt hàng gạo, cà phê. Nghiên cứu lập quỹ thưởng xuất khẩu để thưởng cho các doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu lớn, tìm được thị trường và sản phẩm xuất khẩu mới…Quy định cụ thể về hoạt động môi giới và hoa hồng môi giới trong thương mại, phù hợp với luật pháp Việt Nam và thông lệ quốc tế theo Nghị quyết của Chính phủ số 59-CP ngày 05-06-1997 để khuyến khích các tổ chức, cá nhân, kể cả tổ chức và cá nhân ở nước ngoài, tìm thị trường xuất khẩu cho hàng hóa Việt Nam.
Các công việc nói tại điểm 4, 5 và 6 trên đây phải hòan thành trong quý II năm 1998.
II. CÔNG TÁC XÂY DỰNG PHÁP LUẬT
1. Thông qua Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Ngân sách nhà nước, Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) do Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Sinh Hùng trình với các ý kiến bổ sung trong phiên họp này. Giao Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan, hòan chỉnh các Dự án Luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
2. Thông qua Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Xuân Giá trình với các ý kiến bổ sung tại phiên họp này. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan, hoàn chỉnh Dự án Luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Trong quá trình hoàn chỉnh các Dự án Luật nêu tại điểm 1, 2 trên đây, các Bộ cần tranh thủ thêm ý kiến của các doanh nghiệp để bảo đảm tính khả thi cao.
3. Đối với Dự án Luật Khiếu nại, tố cáo, Chính phủ giao Thanh tra Nhà nước phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan, căn cứ kết quả Phiếu lấy ý kiến của các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh Dự án Luật báo cáo Thủ tướng Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chính phủ đã nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Xuân Giá thông báo về tình hình khủng hoảng tài chính, tiền tệ ở các nước Đông Nam Á và đã quyết định một số chủ trương, biện pháp bổ sung nhằm hạn chế tác động đến nền kinh tế Việt Nam, tiếp tục phát triển sản xuất, tăng cường quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, triệt để tiết kiệm trong sản xuất, xây dựng và đời sống, dành nguồn lực cho đầu tư phát triển, giữ vững ổn định tài chính – tiền tệ.
|
TM.
CHÍNH PHỦ |