Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Dự thảo Nghị định quy định về quản lý thu nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và giải quyết quyền lợi của người lao động

Số hiệu Khongso
Ngày ban hành 30/05/2017
Ngày có hiệu lực
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Chính phủ
Người ký Nguyễn Xuân Phúc
Lĩnh vực Bảo hiểm,Lao động - Tiền lương

CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:       /2017/NĐ-CP

Hà Nội, ngày      tháng     năm 2017

DỰ THẢO

 

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ THU NỢ BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP VÀ BẢO ĐẢM QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội ngày 20 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế ngày 14 tháng 11 năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế ngày 13 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về quản lý thu nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và giải quyết quyền lợi của người lao động,

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về quản lý thu nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong các đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với người lao động và người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đơn vị: "Người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp”.

2. Chủ sử dụng lao động: "Người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động".

3. Nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp: Bao gồm số tiền nợ phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, ngân sách nhà nước.

4. Đơn vị mất tích: Đơn vị bỏ trụ sở ghi trong đăng ký kinh doanh không khai báo, cơ quan bảo hiểm xã hội không thể liên lạc được theo quy định của pháp luật.

5. Chủ đơn vị bỏ trốn: Đơn vị tồn tại nhưng chủ đơn vị bỏ đi không có người thay thế.

Điều 4. Nguyên tắc đối với quản lý nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

1. Thực hiện đúng quy định của pháp luật về việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp nhằm đảm bảo đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

2. Bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quản lý nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; bảo đảm dễ dàng, tạo thuận lợi trong việc giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong các đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

3. Bảo đảm thực hiện công tác thống kê, kế toán tài chính theo quy định của pháp luật; lập và gửi các báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

Chương II

QUẢN LÝ THU NỢ BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

[...]