Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Nghị định 95/2007/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 126/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

Số hiệu 95/2007/NĐ-CP
Ngày ban hành 04/06/2007
Ngày có hiệu lực 17/07/2007
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Chính phủ
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Lĩnh vực Thương mại,Vi phạm hành chính

CHÍNH PHỦ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 95/2007/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 04 tháng 06 năm 2007 

 

NGHỊ ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 126/2005/NĐ-CPNGÀY 10 THÁNG 10 NĂM 2005 QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐO LƯỜNG VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ

 CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Đo lường ngày 06 tháng 10 năm 1999;
Căn cứ Pháp lệnh Chất lượng hàng hoá ngày 24 tháng 12 năm 1999;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,

NGHỊ ĐỊNH :

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2005/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2005 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá với nội dung sau đây:

1. Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 10. Hành vi vi phạm quy định về đo lường trong bán lẻ, về sử dụng phương tiện đo thuộc Danh mục phương tiện đo phải kiểm định do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, về sử dụng dấu, tem kiểm định và giấy chứng nhận kiểm định

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi gian lận cân, đong hàng hóa trong thương mại bán lẻ gây thiệt hại cho khách hàng đến 100.000 đồng.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gian lận cân, đong hàng hoá trong thương mại bán lẻ gây thiệt hại cho khách hàng lớn hơn 100.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Sử dụng phương tiện đo không có dấu, tem kiểm định hoặc giấy chứng nhận kiểm định theo quy định;

b) Sử dụng dấu, tem kiểm định hoặc giấy chứng nhận kiểm định đã hết  hiệu lực.

4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phương tiện đo sai, hỏng, không đạt yêu cầu quy định về đo lường.

5. Phạt tiền từ 13.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Có sự gian lận trong việc sử dụng dấu, tem kiểm định hoặc giấy chứng nhận kiểm định (tháo, dỡ, gắn lại niêm chì, sửa chữa, tẩy xoá nội dung trong chứng chỉ kiểm định);

b) Làm thay đổi tình trạng kỹ thuật và đặc tính đo lường của phương tiện đo (điều chỉnh, sửa chữa, thay thế, lắp thêm, rút bớt các chi tiết, thiết bị của phương tiện đo để làm sai lệch kết quả đo).

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện đo đối với hành vi vi phạm quy định tại  khoản 5 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng dấu, tem và giấy chứng nhận kiểm định của phương tiện đo không thời hạn đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều này.

7. Các biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện cân, đong đúng quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này;

b) Buộc thực hiện kiểm định theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, điểm a khoản 5 Điều này;

c) Buộc sửa chữa, hiệu chỉnh và kiểm định lại đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;

d) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của phương tiện đo; kiểm định phương tiện đo theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5 Điều này;

đ) Buộc tiêu huỷ dấu, tem kiểm định hoặc giấy chứng nhận kiểm định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều này”.

2. Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 13. Hành vi vi phạm quy định về đo lường đối với việc buôn bán hàng đóng gói sẵn theo định lượng khối lượng hoặc thể tích

[...]