Nghị định 90-CP năm 1993 quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo của Việt Nam

Số hiệu 90-CP
Ngày ban hành 24/11/1993
Ngày có hiệu lực 24/11/1993
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Chính phủ
Người ký Phan Văn Khải
Lĩnh vực Giáo dục

CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 90-CP

Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 1993

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CƠ CẤU KHUNG CỦA HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN, HỆ THỐNG VĂN BẰNG, CHỨNG CHỈ VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỦA NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Để thực hiện thống nhất cơ cấu khung và hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,

NGHỊ ĐỊNH :

Điều 1. - Cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm:

- Giáo dục mầm non: Nhà trẻ, mẫu giáo;

- Giáo dục phổ thông: Tiểu học, trung học cơ sở, trung học chuyên ban;

- Giáo dục chuyên nghiệp: Trung học chuyên nghiệp, trung học nghề, đào tạo nghề;

- Giáo dục đại học: Cao đẳng, đại học, sau đại học;

- Giáo dục thường xuyên.

Điều 2. - Hệ thống trường lớp của nền giáo dục quốc dân bao gồm các loại hình sau đây:

- Các loại hình trường lớp công lập, bán công, dân lập và tư thục;

- Những loại hình trường, lớp dành cho những đối tượng phổ biến, dành cho học sinh có tài năng, năng khiếu, và những loại hình trường lớp dành cho những đối tượng đặc biệt như trẻ có khuyết tật, chậm đi học hoặc bỏ học v.v...

Hoạt động giáo dục, đào tạo được thực hiện theo nhiều phương thức: dài hạn, ngắn hạn; tập trung, không tập trung, đào tạo, bồi dưỡng; chính quy, không chính quy; tự học, từ xa v.v...

Điều 3. - Thời gian khung của các cấp bậc giáo dục - đào tạo, độ tuổi chuẩn tương ứng để vào các cấp bậc đó theo hình thức tập trung, chính quy và văn bằng tốt nghiệp được quy định theo bảng sau đây:

Đặc điểm

 

 

 

 

Bậc, cấp giáo dục

Thời gian khung của quá trình giáo dục đào tạo theo hình thức tập trung chính quy

Tuổi chuẩn vào lớp đầu hoặc năm đầu

Điều kiện học lực để được vào học lớp đầu hoặc năm đầu

Văn bằng tốt nghiệp

1

2

3

4

5

I. Bậc giáo dục mần non

 

 

 

 

- Nhà trẻ

3 năm

3-4 tháng

 

 

- Mẫu giáo

3 năm

3 tuổi

 

 

II. Bậc giáo dục phổ thông

 

 

 

 

- Tiểu học

5 năm

6 tuổi

 

Bằng tiểu học

- Trung học cơ sở

4 năm

11 tuổi

Có bằng tiểu học

Bằng trung học cơ sở

- Trung học chuyên nghiệp

3 năm

15 tuổi

Có bằng trung học cơ sở

Bằng tú tài

III. Bậc giáo dục chuyên nghiệp

 

 

 

 

- Đào tạo nghề sau tiểu học

Dưới 1 năm

13-14 tuổi

 

Chứng chỉ nghề

- Đào tạo nghề sau trung học cơ sở

1-2 năm

15 tuổi

Có bằng trung học cơ sở

Bằng nghề

- Trung học chuyên nghiệp

3 - 4 năm

15 tuổi

Có bằng trung học cơ sở

Bằng trung học chuyên nghiệp

- Trung học nghề

3 - 4 năm

15 tuổi

Có bằng trung học cơ sở

Bằng trung học nghề

IV. Bậc giáo dục đại học

 

 

 

 

- Cao Đẳng

3 năm

18 tuổi

Có bằng tú tài hoặc trung học chuyên nghiệp hoặc trung học nghề

Bằng cao đẳng

- Đại học

4 - 6 năm

18 tuổi

Có bằng tú tài hoặc trung học chuyên nghiệp hoặc trung học nghề

Hoàn thành giai đoạn 1: Chứng chỉ đại học đại cương.

Hoàn thành giai đoạn 2 hoặc tốt nghiệp toàn khóa đại học.

Bằng cử nhân.

- Cao học

2 năm

 

Có bằng cử nhân

Bằng cao học hoặc bằng thạc sĩ

- Đào tạo tiến sĩ

4 hoặc 2 năm

 

Có bằng cử nhân

Có bằng cao học

Bằng tiến sĩ

 

SƠ ĐỒ CƠ CẤU KHUNG CỦA HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN

Đối với những trường hợp đặc biệt, có những quy định thích hợp về độ tuổi và thời gian giáo dục - đào tạo.

Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể vận dụng thời gian khung nêu trên để quy định linh hoạt về thời gian đào tạo trên cơ sở bảo đảm cho người học phải hoàn thành đầy đủ chương trình tối thiểu của từng cấp học, bậc học.

Điều 4. - Giáo dục thường xuyên được thực hiện bằng nhiều hình thức (như không tập trung, không chính quy, tại chức, bổ túc, tự học, từ xa...) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi công dân ở mọi trình độ có thể học tập thường xuyên, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng người, đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tế và xã hội, khoa học và công nghệ, văn học và nghệ thuật.

Khi đạt đầy đủ những yêu cầu về một văn bằng hoặc chứng chỉ quy định tại Điều 3, thì người học được cấp văn bằng hoặc chứng chỉ đó.

Điều 5. - Văn bằng và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân đều do Nhà nước thống nhất quản lý. Thủ trưởng của những cơ quan giáo dục được Nhà nước cho phép tổ chức các kỳ thi tương ứng với những văn bằng, chứng chỉ quy định tại Điều 3, thì được quyền cấp những văn bằng và chứng chỉ đó.

Các văn bằng và chứng chỉ có giá trị ghi nhận trình độ đã được đào tạo để sử dụng trong việc tiếp tục học lên, xin dự tuyển tìm việc làm, xin hành nghề độc lập. Đối với một số ngành nghề, văn bằng, chứng chỉ cần được coi như một trong những điều tối thiểu để được phép hành nghề.

[...]