Nghị định 88/2012/NĐ-CP Quy định về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam
Số hiệu | 88/2012/NĐ-CP |
Ngày ban hành | 23/10/2012 |
Ngày có hiệu lực | 20/12/2012 |
Loại văn bản | Nghị định |
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Người ký | Nguyễn Tấn Dũng |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 88/2012/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 23 tháng 10 năm 2012 |
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật báo chí ngày 28 tháng 12 năm 1989 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí ngày 12 tháng 6 năm 1999;
Căn cứ Luật xuất bản ngày 03 tháng 12 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xuất bản ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Luật điện ảnh ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điệu ảnh ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Pháp lệnh về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 28 tháng 4 năm 2000;
Căn cứ Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam ngày 23 tháng 8 năm 1993;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam,
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Nghị định này quy định về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam và trách nhiệm của Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quản lý nhà nước đối với hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Báo chí nước ngoài là cơ quan thông tấn, phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử và các loại hình báo chí khác của nước ngoài.
2. Văn phòng báo chí nước ngoài thường trú là Văn phòng đại diện của báo chí nước ngoài tại Việt Nam, sau đây gọi là Văn phòng thường trú.
3. Phóng viên nước ngoài là phóng viên, biên tập viên làm việc cho báo chí nước ngoài.
4. Phóng viên nước ngoài thường trú là phóng viên nước ngoài được báo chí nước ngoài cử làm việc tại Văn phòng thường trú theo chế độ phóng viên thường trú tại Việt Nam, sau đây gọi là phóng viên thường trú.
5. Phóng viên nước ngoài không thường trú là phóng viên nước ngoài vào Việt Nam hoạt động thông tin, báo chí ngắn hạn và không được hưởng chế độ phóng viên thường trú, sau đây gọi là phóng viên không thường trú.
6. Trợ lý báo chí là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng chính thức cho Văn phòng thường trú tại Việt Nam để hỗ trợ phóng viên thường trú và Văn phòng thường trú trong các hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam.
7. Cộng tác viên là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang cư trú và làm việc hợp pháp ở Việt Nam được Văn phòng thường trú tuyển dụng để hỗ trợ cho một số hoạt động thông tin, báo chí cụ thể của phóng viên thường trú, Văn phòng thường trú trong một thời gian nhất định.
8. Cơ quan đại diện nước ngoài là cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế liên chính phủ và các cơ quan khác của nước ngoài được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự ở Việt Nam.
10. Hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài tại Việt Nam là các hoạt động thu thập thông tin, tư liệu, hình ảnh, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh, quay phim, tiếp xúc, phỏng vấn, thăm địa phương, cơ sở và các hoạt động khác nhằm phục vụ cho việc viết tin, bài, sản xuất phụ trương, đặc san, chuyên san, làm phóng sự về Việt Nam của báo chí nước ngoài, trừ các thể loại phim thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật điện ảnh.
11. Ấn phẩm thông tin nước ngoài là bản tin, thông cáo báo chí, phụ trương, tài liệu, tờ rơi, tờ gấp, bản đồ, lịch, tranh, ảnh, băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình và những ấn phẩm thông tin khác do cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam xuất bản và lưu hành tại Việt Nam.
12. Họp báo là hoạt động họp, gặp gỡ do các cơ quan, tổ chức, đoàn đại biểu, cá nhân người nước ngoài tổ chức tại Việt Nam có mời đại diện cơ quan báo chí, công dân Việt Nam tham dự để thông báo, công bố, tuyên bố, giải thích về một vấn đề thuộc thẩm quyền, có liên quan đến nhiệm vụ và lợi ích của các cơ quan, tổ chức, đoàn đại biểu, cá nhân đó.
CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 88/2012/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 23 tháng 10 năm 2012 |
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật báo chí ngày 28 tháng 12 năm 1989 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí ngày 12 tháng 6 năm 1999;
Căn cứ Luật xuất bản ngày 03 tháng 12 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xuất bản ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Luật điện ảnh ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điệu ảnh ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Pháp lệnh về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 28 tháng 4 năm 2000;
Căn cứ Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam ngày 23 tháng 8 năm 1993;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam,
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Nghị định này quy định về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam và trách nhiệm của Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quản lý nhà nước đối với hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Báo chí nước ngoài là cơ quan thông tấn, phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử và các loại hình báo chí khác của nước ngoài.
2. Văn phòng báo chí nước ngoài thường trú là Văn phòng đại diện của báo chí nước ngoài tại Việt Nam, sau đây gọi là Văn phòng thường trú.
3. Phóng viên nước ngoài là phóng viên, biên tập viên làm việc cho báo chí nước ngoài.
4. Phóng viên nước ngoài thường trú là phóng viên nước ngoài được báo chí nước ngoài cử làm việc tại Văn phòng thường trú theo chế độ phóng viên thường trú tại Việt Nam, sau đây gọi là phóng viên thường trú.
5. Phóng viên nước ngoài không thường trú là phóng viên nước ngoài vào Việt Nam hoạt động thông tin, báo chí ngắn hạn và không được hưởng chế độ phóng viên thường trú, sau đây gọi là phóng viên không thường trú.
6. Trợ lý báo chí là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng chính thức cho Văn phòng thường trú tại Việt Nam để hỗ trợ phóng viên thường trú và Văn phòng thường trú trong các hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam.
7. Cộng tác viên là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang cư trú và làm việc hợp pháp ở Việt Nam được Văn phòng thường trú tuyển dụng để hỗ trợ cho một số hoạt động thông tin, báo chí cụ thể của phóng viên thường trú, Văn phòng thường trú trong một thời gian nhất định.
8. Cơ quan đại diện nước ngoài là cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế liên chính phủ và các cơ quan khác của nước ngoài được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự ở Việt Nam.
10. Hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài tại Việt Nam là các hoạt động thu thập thông tin, tư liệu, hình ảnh, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh, quay phim, tiếp xúc, phỏng vấn, thăm địa phương, cơ sở và các hoạt động khác nhằm phục vụ cho việc viết tin, bài, sản xuất phụ trương, đặc san, chuyên san, làm phóng sự về Việt Nam của báo chí nước ngoài, trừ các thể loại phim thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật điện ảnh.
11. Ấn phẩm thông tin nước ngoài là bản tin, thông cáo báo chí, phụ trương, tài liệu, tờ rơi, tờ gấp, bản đồ, lịch, tranh, ảnh, băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình và những ấn phẩm thông tin khác do cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam xuất bản và lưu hành tại Việt Nam.
12. Họp báo là hoạt động họp, gặp gỡ do các cơ quan, tổ chức, đoàn đại biểu, cá nhân người nước ngoài tổ chức tại Việt Nam có mời đại diện cơ quan báo chí, công dân Việt Nam tham dự để thông báo, công bố, tuyên bố, giải thích về một vấn đề thuộc thẩm quyền, có liên quan đến nhiệm vụ và lợi ích của các cơ quan, tổ chức, đoàn đại biểu, cá nhân đó.
1. Mọi hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam chỉ được phép tiến hành sau khi có sự chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền quy định tại Nghị định này và phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam.
2. Các hành vi vi phạm các quy định tại Nghị định này được xử lý theo các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN, BÁO CHÍ CỦA BÁO CHÍ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
MỤC 1. PHÓNG VIÊN KHÔNG THƯỜNG TRÚ
Điều 4. Thủ tục cấp phép hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên không thường trú
1. Phóng viên nước ngoài có yêu cầu hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam phải gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị trực tiếp, qua bưu điện, fax hoặc thư điện tử đến Bộ Ngoại giao, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc các cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài) ít nhất 10 ngày làm việc trước ngày dự định vào Việt Nam.
Hồ sơ đề nghị hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam gồm:
a) Văn bản đề nghị hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo mẫu do Bộ Ngoại giao ban hành.
b) Bản chụp hộ chiếu của phóng viên nước ngoài.
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị, Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có ý kiến trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận bằng văn bản cho phóng viên nước ngoài. Trong trường hợp được chấp thuận, Bộ Ngoại giao sẽ cấp Giấy phép hoạt động báo chí cho phóng viên nước ngoài.
3. Sau khi vào Việt Nam, phóng viên nước ngoài đến cơ quan hướng dẫn phóng viên (Trung tâm Hướng dẫn Báo chí nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao) hoặc một cơ quan được Bộ Ngoại giao chấp thuận để nhận Giấy phép hoạt động báo chí và được hướng dẫn hoạt động.
Điều 5. Hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên không thường trú
1. Khi hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam, phóng viên không thường trú phải mang theo Giấy phép hoạt động báo chí do Bộ Ngoại giao cấp và hộ chiếu; phải hoạt động theo đúng mục đích và chương trình đã được ghi trong Giấy phép và theo sự hướng dẫn của cơ quan hướng dẫn phóng viên.
2. Chương trình hoạt động của phóng viên không thường trú có thể được điều chỉnh, bổ sung sau khi được phép của Bộ Ngoại giao.
Điều 6. Phóng viên nước ngoài đi theo đoàn khách nước ngoài
1. Đối với các phóng viên nước ngoài đi theo đoàn khách nước ngoài thăm Việt Nam theo lời mời của lãnh đạo Đảng và Nhà nước hoặc Bộ Ngoại giao để đưa tin về chuyến thăm, cơ quan chủ quản Việt Nam có trách nhiệm làm các thủ tục nhập - xuất cảnh cần thiết và thông báo cho Bộ Ngoại giao biết để phối hợp. Phóng viên nước ngoài được phép đưa tin các hoạt động theo chương trình chính thức của đoàn khách nước ngoài.
Trường hợp phóng viên nước ngoài có yêu cầu hoạt động thông tin, báo chí nằm ngoài chương trình hoạt động chính thức của đoàn khách nước ngoài, phóng viên phải có văn bản đề nghị gửi Bộ Ngoại giao và phải tuân thủ các quy định như đối với phóng viên không thường trú quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Nghị định này.
2. Đối với phóng viên nước ngoài đi theo đoàn khách nước ngoài theo lời mời của các cơ quan khác của Việt Nam để đưa tin về chuyến thăm, cơ quan chủ quản Việt Nam cần làm thủ tục với Bộ Ngoại giao như đối với phóng viên không thường trú và hoạt động dưới sự hướng dẫn của Trung tâm Hướng dẫn Báo chí nước ngoài (Bộ Ngoại giao) hoặc một cơ quan được Bộ Ngoại giao chấp thuận.
MỤC 2. VĂN PHÒNG THƯỜNG TRÚ, PHÓNG VIÊN THƯỜNG TRÚ
Điều 7. Thủ tục lập Văn phòng thường trú
1. Cơ quan báo chí nước ngoài có nhu cầu lập Văn phòng thường trú tại Việt Nam gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị lập Văn phòng thường trú trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Hồ sơ đề nghị lập Văn phòng thường trú tại Việt Nam gồm:
b) Bản chụp Giấy chứng nhận tư cách pháp nhân của cơ quan báo chí nước ngoài đã được hợp pháp hóa, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước liên quan là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
c) Thông tin cơ bản về cơ quan báo chí nước ngoài.
2. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Ngoại giao sẽ cấp Giấy phép lập Văn phòng thường trú tại Việt Nam cho cơ quan báo chí nước ngoài nếu được chấp thuận.
Điều 8. Thủ tục cử phóng viên thường trú
1. Cơ quan báo chí nước ngoài có đề nghị cử phóng viên thường trú gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Hồ sơ đề nghị cử phóng viên thường trú gồm:
b) Thông tin cá nhân của người được cử làm phóng viên thường trú.
c) Bản chụp hộ chiếu của người được cử làm phóng viên thường trú.
d) Nếu người được cử làm phóng viên thường trú là vợ hoặc chồng của thành viên cơ quan đại diện nước ngoài và được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự, cơ quan đại diện nước ngoài phải có văn bản cam kết từ bỏ quyền ưu đãi, miễn trừ từ thời điểm được chấp thuận làm phóng viên thường trú.
2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phải có văn bản thông báo ý kiến chấp thuận hoặc không chấp thuận phóng viên nước ngoài được báo chí nước ngoài cử làm phóng viên thường trú.
3. Trường hợp cần có thị thực, phóng viên nước ngoài đến cơ quan đại điện Việt Nam ở nước ngoài để hoàn tất thủ tục xin cấp thị thực nhập cảnh sau khi được Bộ Ngoại giao chấp thuận làm phóng viên thường trú tại Việt Nam.
Điều 9. Hoạt động của Văn phòng thường trú
1. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Ngoại giao, phóng viên thường trú của Văn phòng thường trú phải đến Bộ Ngoại giao trao Thư bổ nhiệm của cơ quan báo chí nước ngoài và nhận Giấy phép lập Văn phòng thường trú tại Việt Nam do Bộ Ngoại giao cấp.
2. Trưởng Văn phòng thường trú là người đại diện hợp pháp của Văn phòng thường trú.
3. Văn phòng thường trú được phép đặt trụ sở tại Hà Nội hoặc một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi dự kiến sẽ đặt Văn phòng thường trú.
Văn phòng thường trú được phép cử phóng viên thường trú tại địa phương khác với nơi đặt trụ sở Văn phòng thường trú sau khi được sự đồng ý của Bộ Ngoại giao và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Văn phòng thường trú đề nghị cử phóng viên thường trú. Văn phòng thường trú chịu trách nhiệm về hoạt động của phóng viên thường trú tại các địa phương.
Khi có nhu cầu cử phóng viên thường trú tại địa phương khác của Việt Nam, cơ quan báo chí nước ngoài gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Ngoại giao. Thành phần hồ sơ tương tự như hồ sơ đề nghị cử phóng viên thường trú làm việc tại Văn phòng thường trú quy định lại Khoản 1 Điều 8 của Nghị định này.
Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị cử phóng viên thường trú, Bộ Ngoại giao đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Văn phòng thường trú dự kiến cử phóng viên thường trú cho ý kiến. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cơ quan báo chí nước ngoài.
4. Văn phòng thường trú phải thông báo cho Bộ Ngoại giao địa điểm đặt trụ sở Văn phòng thường trú 30 ngày trước khi chính thức hoạt động tại trụ sở đó. Khi thay đổi địa điểm đặt trụ sở Văn phòng thường trú, Văn phòng thường trú phải thông báo trước cho Bộ Ngoại giao ít nhất 30 ngày làm việc.
5. Văn phòng thường trú có yêu cầu làm con dấu; xin cấp chứng nhận tạm trú, đi lại và các yêu cầu khác phục vụ cho hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam cần gửi văn bản đề nghị Bộ Ngoại giao giới thiệu với các cơ quan chức năng có thẩm quyền của Việt Nam để làm thủ tục cần thiết theo quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam.
6. Giấy phép lập Văn phòng thường trú mặc nhiên mất hiệu lực trong trường hợp Văn phòng thường trú không có phóng viên thường trú hoạt động tại Việt Nam trong thời gian 180 ngày liên tục.
7. Văn phòng thường trú phải thông báo cho Bộ Ngoại giao về việc đóng cửa Văn phòng thường trú ít nhất 30 ngày làm việc trước ngày đóng cửa Văn phòng thường trú và nộp lại Giấy phép lập Văn phòng thường trú cho Bộ Ngoại giao ít nhất 03 ngày làm việc trước ngày đóng cửa Văn phòng thường trú.
8. Khi có yêu cầu thay thế, bổ sung phóng viên thường trú, Văn phòng thường trú phải làm đầy đủ các: thủ tục cần thiết quy định tại Điều 8 của Nghị định này.
9. Khi có nhu cầu cử phóng viên tăng cường cho Văn phòng thường trú, Trưởng Văn phòng thường trú phải có văn bản đề nghị gửi Bộ Ngoại giao như các quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Nghị định này đối với phóng viên không thường trú. Phóng viên tăng cường không được hưởng quy chế phóng viên thường trú.
10. Cha, mẹ, vợ/chồng, con và thân nhân khác của phóng viên thường trú không được hưởng quy chế phóng viên thường trú và phải tuân thủ mọi quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam.
Điều 10. Thị thực nhập cảnh cho phóng viên thường trú
Việc cấp, từ chối cấp hoặc hủy thị thực đối với phóng viên thường trú thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về nhập cảnh, xuất cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Phóng viên thường trú được cấp thị thực mới trong trường hợp được Bộ Ngoại giao cho phép tiếp tục hưởng quy chế phóng viên thường trú tại Việt Nam.
Điều 11. Phóng viên thường trú kiêm nhiệm
1. Phóng viên thường trú được phép kiêm nhiệm làm phóng viên thường trú cho Văn phòng thường trú của một cơ quan báo chí nước ngoài khác tại Việt Nam. Báo chí nước ngoài được phép cử phóng viên thường trú của mình ở một nước khác kiêm nhiệm làm phóng viên thường trú tại Việt Nam.
2. Các quy định đối với phóng viên thường trú kiêm nhiệm được thực hiện như các quy định đối với phóng viên thường trú. Trường hợp phóng viên thường trú được đề nghị kiêm nhiệm làm phóng viên thường trú cho Văn phòng thường trú của cơ quan báo chí nước ngoài khác, cần có thư chấp thuận của cơ quan báo chí của phóng viên thường trú.
Điều 12. Thẻ phóng viên nước ngoài
1. Phóng viên thường trú được Bộ Ngoại giao cấp Thẻ phóng viên nước ngoài, có giá trị không quá 12 tháng, phù hợp với thời hạn thị thực nhập - xuất cảnh của phóng viên. Phóng viên thường trú có đề nghị cấp Thẻ phóng viên nước ngoài gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Ngoại giao.
Hồ sơ đề nghị cấp Thẻ phóng viên nước ngoài gồm:
b) Bản chụp hộ chiếu của phóng viên thường trú.
c) 02 ảnh chân dung 03 cm x 04 cm của phóng viên thường trú.
2. Phóng viên thường trú có đề nghị cấp lại Thẻ phóng viên nước ngoài do bị hỏng, bị mất gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Ngoại giao.
Hồ sơ đề nghị cấp lại Thẻ phóng viên nước ngoài gồm:
b) Bản chụp hộ chiếu của phóng viên thường trú.
c) 02 ảnh chân dung 03 cm x 04 cm của phóng viên thường trú.
d) Thẻ phóng viên nước ngoài (trong trường hợp thẻ bị hỏng).
đ) Đơn trình bày mất Thẻ phóng viên nước ngoài có xác nhận của cơ quan công an (trong trường hợp thẻ bị mất).
3. Chậm nhất 15 ngày làm việc trước khi Thẻ phóng viên nước ngoài hết hạn, phóng viên thường trú phải làm thủ tục gia hạn Thẻ phóng viên nước ngoài nếu được Bộ Ngoại giao cho phép tiếp tục làm phóng viên thường trú. Phóng viên thường trú có đề nghị gia hạn Thẻ phóng viên nước ngoài gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị gia hạn thẻ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Ngoại giao.
Hồ sơ đề nghị gia hạn Thẻ phóng viên nước ngoài gồm:
b) Thẻ phóng viên nước ngoài của phóng viên thường trú.
c) Bản chụp hộ chiếu của phóng viên thường trú.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị, Bộ Ngoại giao hoàn thành việc cấp, cấp lại hoặc gia hạn Thẻ phóng viên nước ngoài. Trong trường hợp từ chối cấp, cấp lại hoặc gia hạn Thẻ phóng viên nước ngoài, Bộ Ngoại giao thông báo bằng văn bản cho phóng viên nước ngoài.
5. Khi hoạt động Thông tin, báo chí tại Việt Nam, phóng viên thường trú phải mang theo Thẻ phóng viên nước ngoài, hộ chiếu và xuất trình cho các cơ quan chức năng của Việt Nam khi được yêu cầu.
6. Khi phóng viên thường trú chấm dứt hoạt động tại Việt Nam, Văn phòng thường trú phải thông báo cho Bộ Ngoại giao bằng văn bản ít nhất 15 ngày làm việc trước khi phóng viên chấm dứt hoạt động và phải nộp lại Thẻ phóng viên nước ngoài cho Bộ Ngoại giao trước khi phóng viên xuất cảnh Việt Nam.
Điều 13. Hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên thường trú
1. Đối với các yêu cầu phỏng vấn lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, Văn phòng thường trú gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị trực tiếp, qua bưu điện hoặc fax đến Bộ Ngoại giao.
2. Đối với các yêu cầu tiếp xúc, phỏng vấn lãnh đạo các Bộ, ban, ngành của Việt Nam, Văn phòng thường trú gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị trực tiếp, qua bưu điện hoặc fax đến các Bộ, ban, ngành liên quan, đồng thời thông báo cho Bộ Ngoại giao. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị, các Bộ, ban, ngành có trách nhiệm trả lời Văn phòng thường trú bằng văn bản.
3. Đối với các hoạt động thông tin, báo chí tại địa phương của Việt Nam, Văn phòng thường trú gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị trực tiếp, qua bưu điện hoặc fax đến Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đồng thời thông báo cho Bộ Ngoại giao. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm trả lời Văn phòng thường trú bằng văn bản. Phóng viên thường trú chỉ được hoạt động thông tin, báo chí tại địa phương khi có sự chấp thuận bằng văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Hồ sơ đề nghị hoạt động thông tin, báo chí gồm:
a) Văn bản đề nghị hoạt động thông tin, báo chí theo mẫu do Bộ Ngoại giao ban hành.
b) Bản chụp Thẻ phóng viên nước ngoài của phóng viên thường trú.
Điều 14. Trợ lý báo chí của Văn phòng thường trú
1. Văn phòng thường trú được phép thuê trợ lý báo chí để hỗ trợ các hoạt động của Văn phòng thường trú, phóng viên thường trú. Văn phòng thường trú có đề nghị thuê trợ lý báo chí gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Ngoại giao. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn phòng thường trú.
Hồ sơ đề nghị cấp phép làm trợ lý báo chí gồm:
b) Thông tin cá nhân có xác nhận của chính quyền địa phương đối với người được đề nghị cấp phép làm trợ lý báo chí.
c) 02 ảnh chân dung 03 cm x 04 cm của người được đề nghị cấp phép làm trợ lý báo chí.
2. Trợ lý báo chí được phép thực hiện các công việc hỗ trợ hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên thường trú và Văn phòng thường trú lại Việt Nam như chụp ảnh, quay phim, phiên dịch và các công việc hành chính hỗ trợ cho hoạt động của Văn phòng thường trú. Trợ lý báo chí không được hưởng quy chế phóng viên thường trú và không được tiến hành các hoạt động thông tin, báo chí thay phóng viên thường trú.
3. Bộ Ngoại giao là cơ quan cung ứng trợ lý báo chí cho các Văn phòng thường trú. Việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý trợ lý báo chí phải thực hiện theo các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam.
Điều 15. Cộng tác viên của Văn phòng thường trú
1. Khi có nhu cầu thuê cộng tác viên. Văn phòng thuờng trú gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Ngoại giao. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn phòng thường trú.
Hồ sơ đề nghị cấp phép cho cộng tác viên gồm:
b) Thông tin cá nhân của người được cử làm cộng tác viên.
c) 01 ảnh chân dung 03 cm x 04 cm của người được cử làm cộng tác viên.
2. Văn phòng thường trú chỉ được phép thuê và sử dụng cộng tác viên sau khi được Bộ Ngoại giao chấp thuận bằng văn bản. Cộng tác viên của Văn phòng thường trú chỉ được phép thực hiện các công việc hỗ trợ hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên thường trú, Văn phòng thường trú như quay phim, chụp ảnh, phiên dịch trong một số hoạt động cụ thể nhất định, trong một thời gian nhất định và không được hoạt động thay thế phóng viên thường trú.
3. Trong trường hợp cộng tác viên là vợ hoặc chồng của thành viên cơ quan đại diện nước ngoài và được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự, cơ quan đại diện nước ngoài phải có văn bản chính thức cam kết tử bỏ quyền ưu đãi, miễn trừ.
MỤC 3. NHẬP - XUẤT PHƯƠNG TIỆN, TRANG THIẾT BỊ CỦA BÁO CHÍ NƯỚC NGOÀI
Điều 16. Nhập - xuất phương tiện, trang thiết bị của báo chí nước ngoài
1. Báo chí nước ngoài được phép tạm nhập tái xuất miễn thuế có thời hạn đối với các phương tiện cần thiết để phục vụ các hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam như máy ảnh, máy quay hình, máy ghi âm và các trang thiết bị khác theo đúng các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam.
2. Báo chí nước ngoài được phép nhập - xuất, lắp đặt, sử dụng các phương tiện thu phát tin, hình trực tiếp qua vệ tinh; phát hình đi quốc tế qua mạng lưới viễn thông quốc gia theo các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam.
HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN, BÁO CHÍ CỦA CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NƯỚC NGOÀI, TỔ CHỨC NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Điều 17. Xuất bản, lưu hành ấn phẩm thông tin nước ngoài
1. Việc xuất bản, lưu hành ấn phẩm thông tin nước ngoài thực hiện theo quy định của Luật báo chí, Luật xuất bản và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan của Việt Nam.
2. Khi có yêu cầu xuất bản và lưu hành ấn phẩm thông tin tại Việt Nam, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài phải có văn bản đề nghị gửi Bộ Thông tin và Truyền thông. Đối với cơ quan đại diện nước ngoài, văn bản đề nghị cần đồng gửi Bộ Ngoại giao để thông báo.
3. Thủ tục cho phép xuất bản, lưu hành ấn phẩm thông tin nước ngoài thực hiện theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. Hoạt động quy định tại Điều này và những thay đổi khác với đề nghị ban đầu chỉ được tiến hành sau khi có chấp thuận bằng văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông.
5. Thủ tục cho phép tổ chức họp báo thực hiện theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
6. Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền không chấp thuận hoặc đình chỉ cuộc họp báo nếu thấy có dấu hiệu vi phạm luật pháp Việt Nam.
7. Đối với những trường hợp họp báo khẩn cấp, sau khi có đề nghị của cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài, các cơ quan chức năng của Việt Nam sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể.
Điều 19. Đăng tin, bài, phát biểu trên các phương tiện thông tin đại chúng của Việt Nam
3. Thủ tục cho phép đăng tin, bài, phát biểu trên các phương tiện thông tin đại chúng thực hiện theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
1. Khi có nhu cầu trưng bày tranh, ảnh và các hình thức thông tin khác bên ngoài trụ sở, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài có trụ sở tại Hà Nội phải có văn bản đề nghị gửi Bộ Thông tin và Truyền thông. Đối với cơ quan đại diện nước ngoài, văn bản đề nghị đồng gửi Bộ Ngoại giao để thông báo.
Trường hợp cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài có trụ sở tại các địa phương khác của Việt Nam, khi có nhu cầu về các hoạt động nêu trên, phải có văn bản đề nghị gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Hoạt động quy định tại Điều này và những thay đổi khác với đề nghị ban đầu chỉ được tiến hành sau khi có chấp thuận bằng văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
1. Khi có nhu cầu treo pa-nô, áp phích, màn hình bên ngoài trụ sở cơ quan đại điện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Hà Nội và khi có nhu cầu chiếu phim, triển lãm và các hoạt động quảng bá khác có mời công dân Việt Nam tham dự tại Hà Nội, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài phải có văn bản đề nghị gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Đối với cơ quan đại diện nước ngoài, văn bản đề nghị đồng gửi Bộ Ngoại giao để thông báo.
Khi có nhu cầu về các hoạt động nêu trên tại các địa phương khác của Việt Nam, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài phải có văn bản đề nghị gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Thủ tục cho phép treo pa-nô, áp phích, màn hình, chiếu phim, triển lãm và các hoạt động quảng bá khác thực hiện theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
3. Hoạt động quy định tại Điều này và những thay đổi khác với đề nghị ban đầu chỉ được tiến hành sau khi có chấp thuận bảng văn bản của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN, BÁO CHÍ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Điều 22. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao
1. Quản lý và cấp phép cho các hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài bao gồm:
a) Cấp phép cho phóng viên nước ngoài vào hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam;
b) Cấp phép cho báo chí nước ngoài mở Văn phòng thường trú tại Việt Nam và sử dụng phóng viên nước ngoài, trợ lý báo chí, cộng tác viên;
c) Quản lý hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên nước ngoài, Văn phòng thường trú tại Việt Nam;
d) Phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết các yêu cầu nghiệp vụ, kỹ thuật; yêu cầu nhập - xuất các phương tiện nghiệp vụ, kỹ thuật; yêu cầu về xuất - nhập cảnh, cư trú, đi lại; cung ứng trợ lý báo chí cho các Văn phòng thường trú và các yêu cầu khác phục vụ cho hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài tại Việt Nam.
2. Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giải quyết các yêu cầu hoạt động thông tin, báo chí của cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.
3. Hướng dẫn thi hành những quy định về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài thuộc thẩm quyền của Bộ Ngoại giao.
4. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp, báo cáo thường xuyên hàng năm về việc thực hiện những quy định về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài thuộc thẩm quyền của Bộ Ngoại giao.
Điều 23. Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông
1. Quản lý, cấp phép cho hoạt động thông tin, báo chí của cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài bao gồm:
a) Xuất bản, lưu hành ấn phẩm thông tin nước ngoài;
b) Họp báo nước ngoài tại Việt Nam;
c) Đăng tin, bài, phát biểu trên các phương tiện thông tin đại chúng của Việt Nam.
d) Trưng bày tranh, ảnh và các hình thức thông tin khác bên ngoài trụ sở cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Hà Nội.
2. Hướng dẫn thi hành những quy định về hoạt động thông tin, báo chí của cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài thuộc thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp, báo cáo thường xuyên hàng năm về việc thực hiện những quy định về hoạt động thông tin, báo chí của cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài thuộc thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Điều 24. Trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
1. Quản lý, cấp phép việc treo pa-nô, áp phích, màn hình bên ngoài trụ sở cơ quan đại điện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Hà Nội; chiếu phim, triển lãm và các hoạt động quảng bá khác tại Hà Nội có mời công dân Việt Nam tham dự của cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài.
2. Hướng dẫn thi hành những quy định về hoạt động thông tin, báo chí của cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài thuộc thẩm quyền của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
3. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp, báo cáo thường xuyên hàng năm về việc thực hiện những quy định về hoạt động thông tin, báo chí của cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài thuộc thẩm quyền của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Điều 25. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tiếp nhận, xem xét và giải quyết hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại địa phương; phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý và xử lý vi phạm đối với các hoạt động thông tin, báo chí tại địa phương của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tố chức nước ngoài.
Điều 26. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý và xử lý vi phạm đối với các hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 12 năm 2012.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 67/CP ngày 31 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ ban hành “Quy chế hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên nước ngoài, các cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.”
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM.
CHÍNH PHỦ |