Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Nghị định 81/1998/NĐ-CP về in, đúc, bảo quản, vận chuyển và tiêu huỷ tiền giấy, tiền kim loại; bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống ngân hàng

Số hiệu 81/1998/NĐ-CP
Ngày ban hành 01/10/1998
Ngày có hiệu lực 16/10/1998
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Chính phủ
Người ký Phan Văn Khải
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng,Tài chính nhà nước

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 81/1998/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 1998

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997-QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997;
Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định việc in, đúc, bảo quản, vận chuyển và tiêu hủy tiền giấy, tiền kim loại (gọi tắt là tiền); bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống ngân hàng.

Điều 2. Đối tượng điều chỉnh

Nghị định này điều chỉnh các đối tượng sau đây :

Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) in, đúc và phát hành;

Tiền mẫu, tiền lưu niệm;

 Giấy tờ có giá gồm : ngân phiếu thanh toán, thương phiếu, tín phiếu, trái phiếu và các loại giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật;

Tài sản quý gồm : kim khí quý, đá quý, ngoại tệ và các loại tài sản quý khác.

Điều 3. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước là cơ quan tổ chức thực hiện việc in, đúc và tiêu hủy tiền; bảo quản, vận chuyển tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá; hướng dẫn, kiểm tra việc bảo quản, vận chuyển tiền, tài sản quý, giấy tờ có giá và công tác ngân quỹ của các tổ chức tín dụng.

Điều 4. In, đúc thêm tiền đang lưu hành và in, đúc tiền mới chưa công bố lưu hành

1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước căn cứ kế họach cung ứng tiền tăng thêm được Chính phủ phê duyệt, nhu cầu thanh toán của nền kinh tế, nhu cầu tiền dự trữ phát hành và nhu cầu thay thế tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông hàng năm để quyết định cơ cấu, số lượng, giá trị tiền đang lưu hành cần in, đúc thêm và giao cho các nhà máy in, đúc tiền thực hiện theo hợp đồng.

2. Ngân hàng Nhà nước xây dựng dự án in, đúc các loại tiền mới chưa công bố lưu hành để bổ sung, thay thế tiền trong lưu thông trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Kèm theo dự án phải có thiết kế mẫu về mệnh giá, kích thước, trọng lượng, hình vẽ, hoa văn và các đặc điểm khác của các loại tiền giấy, tiền kim loại mới này.

Điều 5. Thiết kế mẫu tiền

1. Việc thiết kế mẫu tiền do Ngân hàng Nhà nước thực hiện và bảo đảm các yêu cầu :

a) Về hình thức : có tính thẩm mỹ cao, dễ nhận biết, phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam;

b) Về kỹ thuật : phải phù hợp với vật liệu, quy trình công nghệ chế bản và in, đúc tiền của các nhà máy; thuận tiện cho việc sử dụng và bảo quản tiền.

2. Ngân hàng Nhà nước tổ chức nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trong thiết kế mẫu tiền, bảo đảm cho đồng tiền bền, đẹp và có khả năng chống giả cao; phù hợp với vật liệu, công nghệ chế bản và in, đúc tiền của các nhà máy.

Điều 6. Chế bản in, đúc tiền

Chế bản in, đúc (in, đúc thử và in, đúc chính thức) các loại tiền do các nhà máy in, đúc tiền thực hiện phải tinh xảo, thể hiện đầy đủ nội dung thiết kế mẫu và phù hợp với công nghệ in, đúc tiền của mỗi nhà máy trong từng thời kỳ.

Điều 7. Tổ chức và quản lý việc in, đúc tiền

1. Việc in, đúc tiền do các nhà máy thực hiện theo hợp đồng với Ngân hàng Nhà nước.

2. Các nhà máy in, đúc tiền có nhiệm vụ :

a) Chuẩn bị các loại thiết bị, vật tư, nguyên liệu, phụ liệu phục vụ cho việc in, đúc tiền theo hợp đồng;

b) Bảo đảm chất lượng tiền in, đúc ổn định theo các thông số kỹ thuật của mỗi loại tiền đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt;

c) Chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng các loại tiền đã in, đúc. Tiền thành phẩm khi giao cho Ngân hàng Nhà nước phải được đóng gói thống nhất theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;

[...]