Nghị định 74/2005/NĐ-CP về phòng, chống rửa tiền

Số hiệu 74/2005/NĐ-CP
Ngày ban hành 07/06/2005
Ngày có hiệu lực 01/08/2005
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Chính phủ
Người ký Phan Văn Khải
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 74/2005/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 07 tháng 6 năm 2005

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 74/2005/NĐ-CP NGÀY 07 THÁNG 6 NĂM 2005 VỀ PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN

CHÍNH PHỦ

Nhằm thực hiện mục tiêu phòng, chống rửa tiền, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức;
Căn cứ Bộ luật Hình sự năm 1999;
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 17 tháng 6 năm 2003;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nư­­ớc Việt Nam,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về cơ chế và các biện pháp phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam trong các giao dịch tiền tệ hay tài sản khác; trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống rửa tiền; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống rửa tiền.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Nghị định này áp dụng đối với các cá nhân, cơ quan, tổ chức Việt Nam, cá nhân, tổ chức nước ngoài và những ngư­ời không có quốc tịch c­­ư trú hoặc hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, có giao dịch hoặc cung ứng dịch vụ cho khách hàng liên quan đến giao dịch tiền tệ hay tài sản khác tại Việt Nam.

2. Nghị định này cũng áp dụng đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài không cư trú, không hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng có giao dịch hoặc cung ứng dịch vụ cho khách hàng liên quan đến giao dịch tiền tệ hay tài sản khác tại Việt Nam.

3. Trường hợp Điều ư­ớc quốc tế mà nư­ớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Rửa tiền là hành vi của cá nhân, tổ chức tìm cách hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có thông qua các hoạt động cụ thể sau đây:

a) Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào một giao dịch liên quan đến tiền, tài sản do phạm tội mà có;

b) Thu nhận, chiếm giữ, chuyển dịch, chuyển đổi, chuyển nh­­ượng, vận chuyển, sử dụng, vận chuyển qua biên giới tiền, tài sản do phạm tội mà có;

c) Đầu t­ư vào một dự án, một công trình, góp vốn vào một doanh nghiệp hoặc tìm cách khác che đậy, nguỵ trang hoặc cản trở việc xác minh nguồn gốc, bản chất thật sự hoặc vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do phạm tội mà có.

2. Định chế tài chính là bất kỳ tổ chức nào có tiến hành kinh doanh một hoặc nhiều hoạt động, gồm: nhận tiền gửi; cho vay; thuê mua tài chính; chuyển tiền hay giá trị; phát hành và quản lý các ph­­ương tiện thanh toán; bảo lãnh và cam kết tài chính; kinh doanh ngoại hối, các công cụ thị trư­ờng tiền tệ, chứng khoán có thể chuyển như­­ợng; tham gia phát hành chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư­­ của cá nhân, tập thể; quản lý tiền mặt hoặc chứng khoán thanh khoản thay mặt cho cá nhân hay tập thể khác; đầu tư­­, quản lý vốn hoặc tiền đại diện cho cá nhân, tập thể khác; bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm liên quan đến các khoản đầu t­ư­ khác; đổi tiền.

3. Giao dịch tiền tệ hay tài sản khác (dư­ới đây gọi chung là giao dịch) là những giao dịch tạo ra sự chuyển đổi, chuyển dịch hoặc thay đổi quyền sở hữu về tiền, tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

4. Nhận biết khách hàng là những thủ tục cần thiết thực hiện theo quy định tại Nghị định này nhằm nắm bắt đư­ợc những thông tin có liên quan tới cá nhân, tổ chức có giao dịch tiền tệ hay tài sản khác.

5. Thông tin nhận biết là những thông tin có đư­ợc theo khoản 3 Điều 8 Nghị định này, đ­­ược sử dụng để xác định các bên liên quan, mục đích và tính chất của giao dịch.

6. Cơ quan nhà nư­­ớc có thẩm quyền là bất cứ cơ quan nhà nư­­ớc nào có chức năng quản lý, chỉ đạo, h­ư­ớng dẫn, thu thập, xử lý thông tin, điều tra hoặc xử lý hành vi liên quan tới rửa tiền theo quy định tại Nghị định này.

7. Giao dịch đáng ngờ là bất cứ giao dịch nào có dấu hiệu bất thường hoặc liên quan đến rửa tiền, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cảnh báo hoặc được xác định theo quy định tại Nghị định này.

Điều 4. Nguyên tắc trong phòng, chống rửa tiền

1. Việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý rửa tiền phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật trên cơ sở bảo đảm chủ quyền, an ninh quốc gia; bảo đảm hoạt động bình thư­ờng về kinh tế, đầu tư­; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; chống lạm quyền, lợi dụng việc phòng, chống rửa tiền để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.

2. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống rửa tiền phải trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, các bên cùng có lợi và được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trư­ờng hợp các Điều ư­ớc quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác.

Điều 5. Trách nhiệm tham gia phòng, chống rửa tiền

[...]