Nghị định 517-TTg năm 1957 ban hành mười chính sách khuyến khích nghề đánh cá và nuôi cá do Thủ Tướng ban hành

Số hiệu 517-TTg
Ngày ban hành 29/10/1957
Ngày có hiệu lực 13/11/1957
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Phủ Thủ tướng
Người ký Phạm Văn Đồng
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

PHỦ THỦ TƯỚNG
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

********

Số: 517-TTg

Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 1957 

 

NGHỊ ĐỊNH

BAN HÀNH MƯỜI CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH NGHỀ ĐÁNH CÁ VÀ NUÔI CÁ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Theo đề nghị của Bộ Nông lâm

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1: Để cải thiện đời sống ngư dân, thỏa mãn nhu cầu về thức ăn cho nhân dân  và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, nay ban hành “Mười chính sách khuyến khích nghề đánh cá và nuôi cá” kèm theo nghị định này.

Điều 2: Các Bộ Nông lâm, Tài chính, Giao thông và Bưu điện, Thương nghiệp, tTư pháp, Ngân hàng quốc gia Việt Nam  quy định các chi tiết việc thi hành mười chính sách nói trên.

Điều 3: Các ông Bộ trưởng Bộ Nông lâm, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Giao thông và Bưu điện, Bộ trưởng Bộ Thương nghiệp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Tổng giám đốc Ngân hàng quốc gia Việt Nam  chịu trách nhiệm thi hành nghị định này.

 

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 
 
 
Phạm Văn Đồng

 

CHÍNH SÁCH

KHUYẾN KHÍCH NGHỀ ĐÁNH CÁ VÀ NUÔI CÁ

Để cải thiện đời sống ngư dân, thỏa mãn nhu cầu về  thức ăn cho nhân dân  và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, Chính phủ quy định mười chính sách khuyến khích phát triển  nghề đánh cá sau đây:

1. Tôn trọng quyền sở hữu tài sản của ngư dân và chủ thuyền

Chính phủ khuyến khích nhân dân bỏ vốn kinh doanh nghề cá.

Quyền sở hữu tài sản như thuyền, lưới, rạo, dăng, đáy, nhà cửa, ruộng đất của ngư dân tự mình mua sắm, hoặc bỏ công sức ra làm, hoặc đã được chia trong cải cách ruộng đất và cải cách dân chủ miền biển, sau khi đã điều chỉnh trong sửa sai, đều được tôn trọng.

Những người không làm nghề đánh cá mà bỏ bốn mua sắm thuyền, lưới để cho thuê hoặc thuê người làm, thì quyền sở hữu của những người ấy đối với các phương tiện cho thuê mượn đều được tôn trọng.

2. Khuyến khích tổ chức làm ăn tập thể, bảo vệ quyền lợi của nhau và giúp đỡ lẫn nhau:

Chính phủ khuyến khích và hướng dẫn nhân dân chung sức, chung vốn với nhau phát triển  và củng số các tổ chức tập thể đánh cá, nuôi cá, ương cá giống, chế biến cá trên nguyên tắc tự nguyện, mọi người đều có lợi và quản lý dân chủ.

Việc phân chia quyền lợi hưởng thụ trong các tổ chức tập thể ấy phải chú trọng đến sức lao động , tài năng kỹ thuật của mỗi thành viên, đồng thời phải bảo đảm phần lợi hợp lý cho vốn.

3. Đảm bảo ự do vay mượn, tự do thuê mượn nhân công, tự do thuê và cho thuê thuyền lưới đánh cá, đảm bảo quyền lợi giữa chủ và thợ

Việc vay và cho vay được tự do trên nguyên tắc có vay có trả, có vốn có lãi, do hai bên thỏa thuận.

Việc thuê mượn nhân công hoặc đi làm thuê được tự do. Việc thuê và cho thuê thuyền lưới đánh cá được tự do, không ai được ngăn cấm, cưỡng ép. Hai bên phải có tự nguyện cam kết không được tự ý đòi lại thuyền lưới hoặc trả lại thuyền lưới đương thời vụ sản xuất  và không có lý do chính đáng.

Tiền công hoặc chia phần cá do hai bên thỏa thuận, trên nguyên tắc những nghề làm nguy hiểm, tốn nhiều sức lao động , những người làm nghề phải được hưởng lợi thích đáng, đồng thời cần phải chiếu cố đúng mức đến những loại nghề phải bỏ nhiều vốn, dụng cụ hao mòn nhanh.

4. Khuyến khích bảo vệ các nguồn lợi cá và ngăn cấm việc dùng chất nổ, chất độc giết hại cá:

Để bảo vệ lợi ích lâu dài của nghề cá, Chính phủ khuyến khích nhân dân tích cực bảo vệ và chăm sóc nhưng nơi cá trú ẩn, những nơi cá sinh đẻ, đồng thời bảo vệ cá con, cá giống và các loại cá quý.

Không ai được dùng chất nổ để đánh cá biển, cá sông, hồ ao. Không ai được dùng chất độc để thuốc cá ở vùng trung đường và đồng bằng. Đối với vùng thượng đường, Chính phủ sẽ hướng dẫn giảm dần việc đánh cá bằng chất độc.

[...]