Nghị định 490-NV năm 1959 quy định cụ thể nhiệm vụ và tổ chức của Vụ Thương binh và Phục viên do Bộ trưởng Bộ Nội Vụ ban hành.
Số hiệu | 490-NV |
Ngày ban hành | 26/08/1959 |
Ngày có hiệu lực | 10/09/1959 |
Loại văn bản | Nghị định |
Cơ quan ban hành | Bộ Nội vụ |
Người ký | Tô Quang Đẩu |
Lĩnh vực | Lao động - Tiền lương,Bộ máy hành chính |
BỘ
NỘI VỤ |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 490-NV |
Hà Nội, ngày 26 tháng 08 năm 1959 |
QUY ĐỊNH CỤ THỂ NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC CỦA VỤ THƯƠNG BINH VÀ PHỤC VIÊN
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Sắc lệnh số 58-SL ngày
05 tháng 03 năm 1946 tổ chức Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định số 208-TTg ngày 30 tháng 05 năm 1959 của Thủ tướng Chính phủ
thành lập Vụ thương binh và Phục viên thuộc Bộ Nội vụ;
Theo đề nghị của Giám đốc Vụ Thương binh và Phục viên, sau khi Ủy ban Kiện toàn
tổ chức trung ương chấp thuận,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. – Nay quy định nghiệm vụ cụ thể của Vụ Thương binh và Phục viên như sau:
a) Giúp bộ nghiên cứu đề nghị ban hành các chính sách đối với thương binh liệt sĩ và hướng dẫn chỉ đạo các địa phương thi hành các chính sách đó như:
Chính sách ghi công, mồ mả đối với liệt sĩ, săn sóc giúp đỡ động viên đối với gia đình liệt sĩ;
Nuôi dưỡng giám đốc đối với thương binh khi còn ở trại, sắp xếp công việc làm cho thương binh ra trại, giúp đỡ săn sóc về vật chất tinh thần, động viên thương binh, gia đình liệt sĩ tích cực tham gia xây dựng quốc phòng, kiến thiết Tổ quốc;
Xét cấp sổ phụ cấp thương tật, giấy chứng nhận thương binh và quản lý một số cơ sở trực thuộc như: xưởng lắp chân tay giả, trường Thương binh hỏng mắt và trại con liệt sĩ.
b) Giúp Bộ nghiên cứu đề nghị ban hành hoặc bổ sung chính sách đối với quân nhân phục viên và hướng dẫn theo dõi chỉ đạo các địa phương thực hiện chính sách đó.
Điều 2. – Tổ chức bộ máy của Vụ Thương binh và Phục viên gồm có:
- Phòng thương binh
- Phòng liệt sĩ
- Phòng phục viên
và 3 cơ sở trực thuộc để giúp Vụ trực tiếp thực hiện từng mặt chính sách đối với thương binh và liệt sĩ:
- Xưởng lắp chân tay giả cho thương binh.
- Trường Thương binh hỏng mắt.
- Trại con liệt sĩ.
Điều 3. – Phòng thương binh có nhiệm vụ:
- Nghiên cứu đề nghị ban hành những quy định về chính sách đối với thương binh, dân quân du kích, thanh nhiên xung phong bị thương tật.
- Hướng dẫn việc tổ chức các trại thương binh, quản lý và giáo dục thương binh, sắp xếp công việc làm cho thương binh khi ra trại.
- Theo dõi hướng dẫn các ngành các cấp thi hành các quy định về chính sách đối với thương binh, hướng dẫn và theo dõi thực hiện việc ổn định đời sống cho thương binh khi về địa phương.
- Nghiên cứu đề nghị quy định các chế độ phụ cấp thương tật, cấp sổ phụ cấp thương tật cho thương binh, dân quân du kích, thanh niên xung phong bị thương tật và theo dõi hướng dẫn thực hiện.
Điều 4. – Phòng liệt sĩ có nhiệm vụ:
- Nghiên cứu đề nghị ban hành các chính sách đối với liệt sĩ và gia định liệt sĩ.
- Nghiên cứu theo dõi và chỉ đạo việc thực hiện công tác cất bốc, xây đắp và bảo quản mồ mả nghĩa trang bia đài liệt sĩ.
- Nghiên cứu hướng dẫn và theo dõi các địa phương thực hiện các chính sách đã quy định như trợ cấp tiền mặt, xét đề nghị tặng bằng Tổ quốc ghi công cho gia đình liệt sĩ, săn sóc ưu đãi động viên gia đình liệt sĩ.