HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 398-HĐBT
|
Hà Nội, ngày 06
tháng 12 năm 1991
|
NGHỊ
ĐỊNH
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 398-HĐBT NGÀY 6-12-1991
VỀ VIỆC TỔ CHỨC CHỈ ĐẠO QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
HỘI ĐỒNG BỘ
TRƯỞNG
Căn cứ Luật tổ
chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 04 tháng 7 năm 1981;
Để thống nhất
chỉ đạo công tác quản lý thị trường, chống đầu cơ buôn lậu, sản xuất, buôn bán
hàng giả và các hành vi kinh doanh trái phép khác;
Theo đề nghị của
Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - cán bộ của Chính phủ, Trưởng ban chỉ đạo quản
lý thị trường trung ương, Trưởng ban công tác đặc nhiệm chống buôn lậu ở phía Bắc
và phía Nam.
NGHỊ ĐỊNH:
Điều
1.
Thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về quản lý thị trường, chống đầu cơ,
buôn lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả (gọi tắt là Ban chỉ đạo quản lý thị trường
trung ương) trên cơ sở hợp nhất Ban công tác đặc nhiệm chống buôn lậu ở phía Bắc
và Ban công tác đặc nhiệm chống buôn lậu ở phía Nam và Ban chỉ đạo quản lý thị
trường trung ương.
Ban chỉ đạo quản
lý thị trường trung ương đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng.
Điều
2.
Ban chỉ đạo quản lý thị trường trung ương có trách nhiệm giúp Chủ tịch
Hội đồng Bộ trưởng thống nhất chỉ đạo công tác quản lý thị trường, chống đầu
cơ, buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả và các hành vi kinh doanh trái phép
khác.
Điều
3.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban chỉ đạo quản lý thị trường trung ương được
quy định như sau:
A - NHIỆM VỤ:
1. Chỉ đạo phối hợp
hoạt động giữa các ngành, các địa phương và kiểm tra, đôn đốc các ngành, các địa
phương trong công tác quản lý thị trường, chống đầu cơ, buôn lậu, sản xuất buôn
bán hàng giả và các hành vi kinh doanh trái phép khác.
2. Phối hợp với
các cơ quan thông tin đại chúng và các đoàn thể tuyên truyền, phổ biến và vận động
quần chúng tham gia thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước về quản lý thị trường, chống đầu cơ, buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng
giả và các hành vi kinh doanh trái phép khác.
3. Trực tiếp chỉ đạo,
hoặc tổ chức phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra một số vụ việc trọng
điểm về đầu cơ, buôn bán lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả.
4. Đề xuất chủ
trương, chính sách và biện pháp cần thiết để ngăn chặn và bài trừ đầu cơ, buôn
lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả và các hành vi kinh doanh trái phép khác và điều
hoà việc lưu thông hàng hoá - tiền tệ được thông suốt.
5. Thường xuyên
thông tin, bồi dưỡng nghiệp vụ, hướng dẫn công tác và trao đổi kinh nghiệm với
Ban chỉ đạo quản lý thị trường cấp tỉnh, thành phố.
Định kỳ báo cáo Chủ
tịch Hội đồng Bộ trưởng kết quả và những vấn đề cần xử lý trong công tác quản
lý thị trường.
B - QUYỀN HẠN
1. Được yêu cầu
các Bộ, cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, các Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương, các cơ quan, đoàn thể, các lực lượng vũ trang cung cấp
đủ và đúng các thông tin, tư liệu cần thiết cho công tác quản lý thị trường, chống
đầu cơ, buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả và các hành vi kinh doanh trái
phép khác.
2. Yêu cầu các cơ
quan có chức năng về kiểm kê, kiểm soát thị trường tổ chức việc kiểm tra và xử
lý đúng pháp luật các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh và
kiến nghị các ngành có trách nhiệm thực hiện những biện pháp cần thiết nhằm
ngăn ngừa những biến động bất thường có thể xảy ra trên thị trường.
Nếu yêu cầu của
ban không được các cơ quan có trách nhiệm xem xét nghiêm túc thì Ban chỉ đạo quản
lý thị trường trung ương báo cáo và kiến nghị lên cấp trên xem xét xử lý.
3. Ban chỉ đạo quản
lý thị trường trung ương được lập một số đội kiểm tra để trực tiếp tổ chức kiểm
tra và quyết định xử phạt hành chính hoặc chuyển giao toàn bộ hồ sơ cho cơ quan
có thẩm quyền để xử lý theo pháp luật đối với những vụ đầu cơ, buôn lậu, sản xuất
và buôn bán hàng giả hoặc kinh doanh trái phép có tính chất phức tạp hoặc đòi hỏi
phải phối hợp nhiều lực lượng để kiểm tra. Biên chế đội kiểm tra do Ban quyết định
trong tổng số biên chế dành cho Ban.
Xem xét để kiến
nghị cơ quan hữu quan giải quyết lại hoặc để trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
quyết định việc xử lý những vụ đầu cơ buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả và
kinh doanh trái phép khác mà Thủ trưởng các Bộ, ngành, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân
địa phương đã xử lý nhưng chưa thoả đáng hoặc có sự khiếu nại.
4. Trong trường hợp
khẩn cấp, được yêu cầu các cơ quan, đoàn thể (kể cả quân đội và công an) điều động
lực lượng và phương tiện để kịp thời ngăn chặn có hiệu quả những vụ đầu cơ buôn
lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả.
Điều
4.
Ban Chỉ đạo quản lý thị trường trung ương do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
bổ nhiệm, gồm có:
- Trưởng ban, một
số Phó trưởng ban và Uỷ viên chuyên trách.
- Các Uỷ viên kiêm
chức là Thứ trưởng các Bộ Thương mại và Du lịch, Nội vụ, Tài chính, Quốc phòng,
Văn hoá - Thông tin và Thể thao, Giao thông vận tải và Bưu điện, Phó tổng thanh
tra Nhà nước, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải
quan, Phó tư lệnh bộ đội biên phòng.
Ngoài ra, các Bộ
và cơ quan trên đây cử một đại diện có thẩm quyền của mình tham gia bộ phận
phía Nam của Ban.
Điều
5.
Trụ sở của Ban chỉ đạo quản lý thị trường trung ương đóng tại Hà Nội,
có bộ phận ở phía Nam đóng tại thành phố Hồ Chí Minh. Ban Chỉ đạo quản lý thị
trường trung ương có con dấu riêng. Bộ phận ở phía Nam của Ban được sử dụng con
dấu của ban.
Điều
6.
Thành lập Ban chỉ đạo về quản lý thị trường chống đầu cơ buôn lậu, sản
xuất và buôn bán hàng giả ở các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương (gọi tắt
là Ban Chỉ đạo quản lý thị trường) trên cơ sở hợp nhất tiểu ban đặc nhiệm chống
buôn lậu và Ban chỉ đạo quản lý thị trường. Ban chỉ đạo quản lý thị trường tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Uỷ
ban Nhân dân tỉnh, thành phố.
Căn
cứ vào nội dung các điều 2, 3, 4 trên đây và tuỳ theo tình hình thực tế ở địa
phương, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố quy định nhiệm vụ, quyền hạn
và thành phần Ban Chỉ đạo quản lý thị trường cho phù hợp. Ban chỉ đạo quản lý
thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được lập một số đội kiểm
tra để hoạt động trên địa bàn cả tỉnh, thành phố.
Điều
7.
Ở các quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban
Nhân dân trực tiếp chỉ đạo công tác quản lý thị trường, chống đầu cơ, buôn lậu,
sản xuất, buôn bán hàng giả và các hành vi kinh doanh trái phép khác, không tổ
chức ban hoặc đội chuyên trách. Quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh
nào hiện đang có Ban Chỉ đạo hoặc đội kiểm tra thị trường thì trước mắt vẫn được
duy trì, nhưng phải chấn chỉnh về tổ chức và nhân sự theo sự hướng dẫn của Ban
Chỉ đạo quản lý thị trường trung ương để đảm bảo hoạt động theo đúng pháp luật
và có hiệu lực thực sự.
Điều
8.
Cán bộ nhân viên các đội kiểm tra thị trường ở trung ương và địa phương
là công chức Nhà nước, được tuyển chọn kỹ lưỡng, nắm vững chính sách và pháp luật,
hiểu biết về nghiệp vụ, có sức khoẻ và được tin cậy về chính trị và đạo đức, được
cấp trang phục và phù hiệu thống nhất theo quy định của Ban Chỉ đạo quản lý thị
trường trung ương, được trang bị các phương tiện cần thiết để làm nhiệm vụ, nếu
bị thương hoặc bị hy sinh trong khi làm nhiệm vụ thì được hưởng chính sách như
thương binh liệt sĩ.
Điều
9.
Toàn bộ kinh phí hoạt động của Ban và các đội kiểm tra thị trường ở các
cấp, kể cả tiền lương và phụ cấp, đều do ngân sách Nhà nước cấp. Mọi khoản thu
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và xử lý về quản lý thị trường đều
nộp vào ngân sách Nhà nước. Việc trích thưởng cho những người có công trong việc
thực hiện nhiệm vụ phải theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều
10.
Trưởng ban chỉ đạo quản lý thị trường trung ương có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn việc
thi hành Nghị định này.
b) Cùng các Bộ hữu
quan quy định cụ thể mối quan hệ của Ban với các Bộ có chức năng quản lý Nhà nước
về kinh doanh (sản xuất, thương mại và dịch vụ...).
c) Định quy chế
làm việc của Ban để bảo đảm cho Ban hoạt động đúng chức năng, có hiệu quả và
không làm thay các cơ quan khác.
Điều
11.
Nghị định này thay thế các quyết định số 190-CT ngày 16 tháng 7 năm
1982; số 54-CT ngày 3 tháng 3 năm 1988; số 279-CT ngày 4 tháng 8 năm 1990 và
309-CT ngày 23 tháng 8 năm 1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và có hiệu lực
thi hành từ ngày ký.
Điều
12.
Các Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác
thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo quản lý thị trường trung ương và
Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách
nhiệm thi hành Nghị định này.