Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Nghị định 369-NĐ năm 1957 về Thể lệ tạm thời về vận chuyển thư tín, báo chí, bưu phẩm, bưu kiện trên các đường bộ, đường sắt, đường thủy do Bộ trưởng Bộ Giao thông và Bưu điện ban hành

Số hiệu 369-NĐ
Ngày ban hành 08/11/1957
Ngày có hiệu lực 15/11/1957
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Bộ Giao thông và Bưu điện
Người ký Lê Dung
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

BỘ GIAO THÔNG VÀ BỘ BƯU ĐIỆN
*****

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

Số: 369-NĐ

Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 1957

 

NGHỊ ĐỊNH

BAN HÀNH THỂ LỆ TẠM THỜI VỀ VẬN CHUYỂN THƯ TÍN, BÁO CHÍ, BƯU PHẨM, BƯU KIỆN TRÊN CÁC ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SẮT, ĐƯỜNG THỦY

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VÀ BỘ BƯU ĐIỆN

Căn cứ thể lệ vận tải đường bộ ban hành kèm theo Nghị định số 09-NĐ ngày 07 tháng 3 năm 1956;

Căn cứ điều lệ tạm thời về vận chuyển hàng hoá trên đường bộ và đường thủy ban hành kèm theo Nghị định số 40-NĐ ngày 23 tháng 02 năm 1957;

Căn cứ thể lệ chuyên chở hàng hóa của đường sắt Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định số 252-NĐ ngày 19 tháng 8 năm 1957;

Theo đề nghị của các ông: Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện, Giám đốc Nha Giao thông, Giám đốc Cục Vận tải thủy và Chủ nhiệm Tổng cục Đường sắt,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành thể lệ tạm thời về vận chuyển thư tín, báo chí, bưu phẩm, bưu kiện trên các đường bộ, đường sắt và đường thủy.

Điều 2. Các ông Chánh văn phòng Bộ Giao thông và Bưu điện, Giám đốc Nha Giao thông, Giám đốc Cục Vận tải thủy, Chủ nhiệm Tổng cục đường sắt, Ủy ban hành chính liên khu 4, các khu 3, Tả Ngạn, Hồng Quảng các Khu Tự trị Việt Bắc, Thái-mèo, các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Ban Cán sự Lao – Hà – Yên và Ủy ban hành chính trực thuộc trung ương thi hành nghị định này.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ GIAO THÔNG VÀ BỘ BƯU ĐIỆN

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

Lê Dung

 

THỂ LỆ TẠM THỜI

VỀ VẬN CHUYỂN THƯ TÍN, BÁO CHÍ, BƯU PHẨM, BƯU KIỆN TRÊN CÁC ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SẮT, ĐƯỜNG THỦY

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Vận chuyển bưu phẩm là nhiệm vụ chung của các ngành vận tải và bưu điện. Các ngành vận tải trong việc hoàn thành nhiệm vụ vận tải, có nhiệm vụ phục vụ vận chuyển bưu phẩm. Trong việc vận chuyển bưu phẩm, cả hai bên bưu điện và vận tải cần đứng trên lập trường chung của lợi ích Nhà nước, nhân dân mà phục vụ, đồng thời phải chiếu cố giúp đỡ lẫn nhau tôn trọng lợi ích của nhau một cách thích đáng.

Điều 2. Thể lệ này áp dụng cho tất cả các ngành vận tải quốc doanh cũng như tư doanh, xe tàu chở khách cũng như xe tàu chở hàng (trừ xe tàu vận tải chuyên dùng của các cơ quan, xí nghiệp và xe ô tô riêng của tư nhân không dùng vào việc kinh doanh chở khách, chở hàng) và bổ sung các điều lệ, thể lệ đã ban hành sau đây:

Thể lệ vận tải đường bộ ban hành kèm theo nghị định số 09-NĐ ngày 07 tháng 3 năm 1956.

Điều lệ tạm thời về vận chuyển hàng hóa trên đường bộ và đường thủy ban hành kèm theo nghị định số 40-NĐ ngày 23 tháng 02 năm 1957.

Thể lệ chuyên chở hàng hóa của Đường sắt Việt Nam ban hành kèm theo nghị định số 252-NĐ ngày 19/8/1957.

Chương 2:

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC NGÀNH VẬN TẢI

Điều 3. Trên các đường xe lửa, đường bộ có ô tô chạy hoặc đường thủy có ca nô, tàu thủy đi lại thường xuyên để kinh doanh chở khách hoặc chở hàng, thuận lợi cho việc vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện thì các ngành vận tải đường sắt, đường bộ, đường thủy quốc doanh cũng như tư doanh phải có trách nhiệm vận chuyển bưu kiện, bưu phẩm cho bưu điện.

Điều 4. Khi xe chở bưu kiện, bưu phẩm bị hỏng dọc đường, xe đi sau (trừ xe chuyên dụng của các cơ quan, xí nghiệp và xe ô tô riêng của tư nhân không dùng vào việc kinh doanh chở khách, chở hàng) bất kỳ xe của quốc doanh hay tư doanh, xe chở khách hay chở hàng, có ký hợp đồng hay không có ký hợp đồng vận chuyển bưu phẩm đều có trách nhiệm chuyên chở tiếp thư tín, báo chí, bưu phẩm, bưu kiện và hộ tống viên của bưu điện. Nếu vì lý do này mà chở quá trọng tải không bị phạt. Tiền thuê vận chuyển tiếp những bưu phẩm, bưu kiện do chủ xe có ký hợp đồng vận chuyển bưu phẩm trả.

Trường hợp xe đi sau đã chở nặng, không thể chở hết bưu phẩm, bưu kiện và hộ tống viên thì chở những gói thư tín, báo chí và hộ tống viên. Những gói bưu kiện, bưu phẩm khác (cồng kềnh và không cần nhanh chóng như thư tín và báo chí) thì chủ xe hay người thay mặt chủ xe của chiếc xe hỏng có trách nhiệm giữ gìn cẩn thận và chuyển tiếp đến Bưu cục nhận.

Điều 5. Trường hợp xe, tàu bị tai nạn, túi gói của bưu điện phải được ưu tiên cấp cứu.

[...]