Nghị định 25/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 32/2014/NĐ-CP về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc
Số hiệu | 25/2023/NĐ-CP |
Ngày ban hành | 19/05/2023 |
Ngày có hiệu lực | 15/07/2023 |
Loại văn bản | Nghị định |
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Người ký | Trần Hồng Hà |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải |
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/2023/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2023 |
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 32/2014/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 4 NĂM 2014 VỀ QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG CAO TỐC
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 32/2014/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2014 về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 32/2014/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2014 về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc
1. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 3 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 3 như sau:
“2. Công trình đường cao tốc gồm: Đường cao tốc; hệ thống thoát nước; công trình báo hiệu đường bộ; Trung tâm quản lý, điều hành giao thông; trạm dừng nghỉ; trạm thu phí; hệ thống kiểm tra tải trọng xe; trạm bảo trì; công trình chiếu sáng; cây xanh; công trình phục vụ phòng cháy, chữa cháy; hệ thống thông tin phục vụ quản lý và liên lạc; các công trình, thiết bị phụ trợ khác phục vụ quản lý, khai thác sử dụng và bảo trì đường cao tốc.”.
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 6, khoản 7 Điều 3 như sau:
“6. Cơ quan quản lý đường cao tốc là tổ chức tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đường cao tốc; cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
7. Đơn vị được giao tổ chức khai thác sử dụng, bảo trì công trình đường cao tốc (sau đây gọi là đơn vị khai thác, bảo trì) là đơn vị được người quản lý sử dụng đường cao tốc ký hợp đồng thuê hoặc giao thực hiện công việc quản lý, khai thác sử dụng và bảo dưỡng thường xuyên công trình đường cao tốc.”.
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 10 Điều 3 như sau:
“10. Cứu hộ là hoạt động hỗ trợ người, phương tiện, hàng hóa tham gia giao thông trên đường cao tốc khi gặp tai nạn, sự cố.”.
d) Bổ sung khoản 12 và khoản 13 Điều 3 như sau:
“12. Doanh nghiệp quản lý, khai thác đường cao tốc, gồm: Doanh nghiệp dự án được thành lập theo quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư để tham gia ký kết và thực hiện hợp đồng tư xây dựng, kinh doanh, khai thác đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư; doanh nghiệp thuê hoặc nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường cao tốc theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; doanh nghiệp được Nhà nước giao đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác đường cao tốc.
13. Người quản lý sử dụng đường cao tốc là cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao quản lý, khai thác sử dụng tài sản công kết cấu hạ tầng đường cao tốc; doanh nghiệp quản lý, khai thác đường cao tốc.”.
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 5 như sau:
“1. Quản lý, khai thác, sử dụng công trình đường cao tốc, gồm:
a) Tổ chức giao thông trên đường cao tốc;
b) Quản lý, điều hành, giám sát giao thông trên đường cao tốc;
c) Thông tin trên đường cao tốc;
d) Tuần tra, tuần kiểm trên đường cao tốc;
đ) Đưa vào khai thác sử dụng và tạm dừng khai thác sử dụng đường cao tốc;
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/2023/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2023 |
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 32/2014/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 4 NĂM 2014 VỀ QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG CAO TỐC
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 32/2014/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2014 về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 32/2014/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2014 về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc
1. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 3 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 3 như sau:
“2. Công trình đường cao tốc gồm: Đường cao tốc; hệ thống thoát nước; công trình báo hiệu đường bộ; Trung tâm quản lý, điều hành giao thông; trạm dừng nghỉ; trạm thu phí; hệ thống kiểm tra tải trọng xe; trạm bảo trì; công trình chiếu sáng; cây xanh; công trình phục vụ phòng cháy, chữa cháy; hệ thống thông tin phục vụ quản lý và liên lạc; các công trình, thiết bị phụ trợ khác phục vụ quản lý, khai thác sử dụng và bảo trì đường cao tốc.”.
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 6, khoản 7 Điều 3 như sau:
“6. Cơ quan quản lý đường cao tốc là tổ chức tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đường cao tốc; cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
7. Đơn vị được giao tổ chức khai thác sử dụng, bảo trì công trình đường cao tốc (sau đây gọi là đơn vị khai thác, bảo trì) là đơn vị được người quản lý sử dụng đường cao tốc ký hợp đồng thuê hoặc giao thực hiện công việc quản lý, khai thác sử dụng và bảo dưỡng thường xuyên công trình đường cao tốc.”.
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 10 Điều 3 như sau:
“10. Cứu hộ là hoạt động hỗ trợ người, phương tiện, hàng hóa tham gia giao thông trên đường cao tốc khi gặp tai nạn, sự cố.”.
d) Bổ sung khoản 12 và khoản 13 Điều 3 như sau:
“12. Doanh nghiệp quản lý, khai thác đường cao tốc, gồm: Doanh nghiệp dự án được thành lập theo quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư để tham gia ký kết và thực hiện hợp đồng tư xây dựng, kinh doanh, khai thác đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư; doanh nghiệp thuê hoặc nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường cao tốc theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; doanh nghiệp được Nhà nước giao đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác đường cao tốc.
13. Người quản lý sử dụng đường cao tốc là cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao quản lý, khai thác sử dụng tài sản công kết cấu hạ tầng đường cao tốc; doanh nghiệp quản lý, khai thác đường cao tốc.”.
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 5 như sau:
“1. Quản lý, khai thác, sử dụng công trình đường cao tốc, gồm:
a) Tổ chức giao thông trên đường cao tốc;
b) Quản lý, điều hành, giám sát giao thông trên đường cao tốc;
c) Thông tin trên đường cao tốc;
d) Tuần tra, tuần kiểm trên đường cao tốc;
đ) Đưa vào khai thác sử dụng và tạm dừng khai thác sử dụng đường cao tốc;
e) Thu tiền dịch vụ sử dụng đường cao tốc.”.
3. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 6 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 6 như sau:
“b) Thỏa thuận phương án tổ chức giao thông với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong trường hợp đường cao tốc hoặc đường khác do địa phương đầu tư xây dựng kết nối với đường cao tốc thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải;”.
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 4 và bổ sung khoản 5, khoản 6 Điều 6 như sau:
“3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm:
a) Phê duyệt phương án, điều chỉnh phương án tổ chức giao thông trên đường cao tốc thuộc phạm vi quản lý;
b) Thỏa thuận phương án tổ chức giao thông với Bộ Giao thông vận tải hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khác trong trường hợp đường cao tốc hoặc đường khác do các cơ quan này đầu tư xây dựng kết nối với đường cao tốc thuộc phạm vi quản lý của địa phương mình;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được giao đầu tư xây dựng đường cao tốc trên địa bàn địa phương mình và địa phương khác phải thỏa thuận với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có đường cao tốc đi qua trước khi phê duyệt phương án tổ chức giao thông.
4. Thời hạn thoả thuận phương án tổ chức giao thông quy định tại điểm b khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 6 không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ tài liệu.
5. Chủ đầu tư dự án xây dựng đường cao tốc tổ chức lập phương án tổ chức giao thông trên các tuyến đường cao tốc, trình cơ quan quy định tại điểm a khoản 2, điểm a khoản 3 Điều này xem xét, phê duyệt trước khi đưa đường cao tốc vào khai thác sử dụng.
Trường hợp cần điều chỉnh phương án tổ chức giao thông đường cao tốc trong thời gian khai thác sử dụng, người quản lý sử dụng đường cao tốc lập phương án tổ chức giao thông điều chỉnh, trình cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này xem xét phê duyệt.
Chi phí lập phương án tổ chức giao thông được tính trong chi phí tư vấn thiết kế khi đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc; chi phí khảo sát, lập phương án tổ chức giao thông điều chỉnh khi đường cao tốc đã đưa vào khai thác sử dụng được tính trong chi phí bảo trì đường cao tốc.
6. Trường hợp đường cao tốc thực hiện phân kỳ đầu tư thì vận tốc khai thác, bố trí làn xe, đoạn chuyển tiếp, vị trí quay xe, sử dụng làn dừng khẩn cấp và các nội dung khác của phương án tổ chức giao thông phải phù hợp với quy mô xây dựng từng giai đoạn.”.
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 như sau:
“Điều 7. Trung tâm quản lý, điều hành giao thông quốc gia
1. Trung tâm quản lý, điều hành giao thông quốc gia do Bộ Giao thông vận tải đầu tư xây dựng gồm nhà làm việc và các công trình dân dụng phục vụ quản lý, điều hành và lắp đặt các thiết bị công nghệ, màn hình hiển thị hình ảnh giao thông và các công trình hạ tầng kỹ thuật cần thiết khác; các hệ thống thiết bị công nghệ để thu thập, lưu trữ, tổng hợp, phân tích, xử lý dữ liệu, hiển thị thông tin tình hình giao thông, phục vụ quản lý, điều hành giao thông các tuyến trên toàn quốc. Trung tâm quản lý, điều hành giao thông quốc gia được kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu với các trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến, trung tâm giám sát và xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông của lực lượng Cảnh sát giao thông.
2. Bộ Giao thông vận tải giao Cơ quan quản lý đường cao tốc trực thuộc thực hiện các nhiệm vụ:
a) Tổ chức quản lý, khai thác sử dụng Trung tâm quản lý, điều hành giao thông quốc gia; thu thập, lưu trữ thông tin, dữ liệu và cung cấp thông tin theo quy định tại Điều 9 Nghị định này; quản lý, sử dụng thông tin, dữ liệu đúng quy định; bảo trì công trình xây dựng, thiết bị của Trung tâm theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan;
b) Phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông và các Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến để tổ chức giao thông, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông;
c) Hướng dẫn, kiểm tra việc kết nối các Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến với Trung tâm quản lý, điều hành giao thông quốc gia.
3. Chi phí thực hiện quản lý, vận hành và bảo trì Trung tâm quản lý, điều hành giao thông quốc gia được bố trí từ ngân sách nhà nước.”.
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau:
“Điều 8. Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến
1. Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến gồm: nơi tạm giữ phương tiện, nơi làm việc của lực lượng Cảnh sát giao thông phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên cao tốc; nhà làm việc, trung tâm giám sát và xử lý vi phạm, trật tự, an toàn giao thông; các công trình dân dụng phục vụ quản lý, điều hành và lắp đặt các thiết bị công nghệ, màn hình hiển thị hình ảnh giao thông và các công trình hạ tầng kỹ thuật cần thiết khác; hệ thống thiết bị công nghệ để thu thập, lưu trữ, phân tích, xử lý dữ liệu, hiển thị thông tin về tình hình giao thông trên tuyến, phục vụ tổ chức, quản lý, điều hành giao thông tuyến và được kết nối, chia sẻ thông tin với Trung tâm quản lý, điều hành giao thông quốc gia, trung tâm giám sát và xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông của lực lượng Cảnh sát giao thông.
Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến được xây dựng để phục vụ quản lý điều hành cho một hoặc một số tuyến cao tốc kết nối với nhau. Trong quá trình đầu tư xây dựng đường cao tốc, cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư xác định vị trí, quy mô đầu tư xây dựng Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến đảm bảo yêu cầu vận hành an toàn và khai thác hiệu quả các đoạn tuyến cao tốc theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
2. Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến được triển khai:
a) Trong dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc;
b) Trong giai đoạn vận hành, khai thác sử dụng đường cao tốc;
c) Lộ trình xây dựng Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến do Thủ tướng Chính phủ quy định.
3. Tổ chức quản lý, vận hành Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến:
a) Cơ quan quản lý đường cao tốc có trách nhiệm: Tổ chức việc quản lý, khai thác sử dụng Trung tâm quản lý, điều hành giao thông các tuyến đường cao tốc là tài sản nhà nước; thu thập, bảo quản, lưu giữ, cung cấp và quản lý, sử dụng thông tin, dữ liệu; bảo trì công trình xây dựng, thiết bị của Trung tâm theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan; phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông trong việc cung cấp, tiếp nhận, xử lý thông tin theo Điều 9 Nghị định này để tổ chức giao thông và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông;
b) Doanh nghiệp quản lý, khai thác đường cao tốc có trách nhiệm tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng, bảo trì Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, pháp luật về xây dựng và quy định của hợp đồng dự án theo phương thức đối tác công tư; Thu thập, lưu trữ thông tin, dữ liệu và cung cấp thông tin theo quy định tại Điều 9 Nghị định này, quản lý, sử dụng thông tin, dữ liệu đúng quy định; phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông trong việc cung cấp, tiếp nhận, xử lý thông tin theo Điều 9 Nghị định này để tổ chức giao thông và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
4. Chi phí quản lý, vận hành và bảo trì Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến, được tính trong chi phí quản lý, bảo trì công trình.”.
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:
“Điều 9. Thông tin trên đường cao tốc
1. Thông tin cố định trên đường cao tốc, gồm các thông tin trên các công trình báo hiệu đường bộ quy định tại khoản 1 Điều 10 và khoản 1 Điều 45 Luật Giao thông đường bộ (trừ thông tin của người chỉ huy điều hành giao thông và thông tin trên đèn tín hiệu nếu có).
2. Thông tin thay đổi gồm:
a) Thông tin điều chỉnh tổ chức giao thông trong một thời gian nhất định phục vụ sửa chữa, bảo trì công trình; thực hiện bảo đảm trật tự, an toàn giao thông;
b) Các thông tin về tình hình giao thông trên đường cao tốc; thông tin về vị trí, thời gian xảy ra tai nạn, ùn tắc giao thông, sự cố công trình, sự cố cháy, nổ, vị trí sửa chữa, bảo trì công trình;
c) Thông tin thời tiết, sự kiện thiên tai ảnh hưởng đến giao thông;
d) Hiệu lệnh của người chỉ huy, điều khiển giao thông, thông tin trên đèn tín hiệu giao thông (nếu có) và các thông tin khác.
3. Các hình thức hiển thị thông tin thay đổi phục vụ người tham gia giao thông
a) Các thông tin quy định tại khoản 2 Điều này có thể được đăng tải trên các phương tiện truyền thông được phép hoạt động gồm: Radio, báo điện tử và các thông tin trên mạng.
b) Các thông tin tại điểm a khoản 2 Điều này phải được thực hiện trên biển báo hiệu đường bộ, biển báo tạm.
c) Hệ thống biển báo điện tử của các tuyến đường đã lắp đặt có thể hiện thị một số thông tin quy định tại khoản 2 Điều này.
d) Thông tin do người quản lý sử dụng đường cao tốc; đơn vị khai thác, bảo trì, tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp theo hình thức trực tiếp, điện thoại, Email và các nền tảng mạng công nghệ thông tin cho người tham gia giao thông và các đối tượng liên quan.
4. Cung cấp, tiếp nhận, khai thác, sử dụng thông tin
a) Người quản lý sử dụng đường cao tốc có trách nhiệm cung cấp các thông tin quy định tại khoản 1, điểm a, b, c khoản 2 Điều này cho Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến, Cảnh sát giao thông và các phương tiện truyền thông quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
b) Cảnh sát giao thông cung cấp thông tin về tình hình xử lý tai nạn giao thông, chỉ huy điều hành giao thông và các thông tin khác liên quan đến trách nhiệm của cơ quan mình cho Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến, cơ quan quản lý đường cao tốc, doanh nghiệp quản lý, khai thác đường cao tốc và các phương tiện truyền thông.
c) Đơn vị khai thác, bảo trì cung cấp thông tin tình hình giao thông, tai nạn giao thông, tình trạng hư hỏng, sự cố công trình, các vị trí đang thực hiện bảo trì và các thông tin cần thiết khác cho Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến, Cảnh sát giao thông, cơ quan quản lý đường cao tốc, người quản lý sử dụng đường cao tốc.
d) Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến cung cấp các thông tin quy định tại điểm a, b và c khoản này cho Trung tâm quản lý, điều hành giao thông quốc gia; tiếp nhận và cung cấp các thông tin từ Trung tâm quản lý, điều hành giao thông quốc gia cho người quản lý sử dụng đường cao tốc, Cảnh sát giao thông, cơ quan truyền thông để phục vụ quản lý, điều hành giao thông, hỗ trợ người tham gia giao thông.
đ) Trung tâm quản lý, điều hành giao thông quốc gia kết nối, tiếp nhận và cung cấp các thông tin cho các Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến.
e) Việc cung cấp thông tin tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này phải bảo đảm chính xác, kịp thời, được lưu giữ, bảo quản tại các trung tâm quản lý, điều hành giao thông.
5. Trong giai đoạn chưa đầu tư xây dựng Trung tâm quản lý, điều hành giao thông quốc gia thì không thực hiện quy định tại điểm d và điểm đ khoản 4 Điều này.
Đối với các đường cao tốc chưa xây dựng Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến, các tổ chức quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 4 Điều này cung cấp thông tin cho Trung tâm quản lý, điều hành giao thông quốc gia.”.
7. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 3 Điều 10 như sau:
“1. Cảnh sát giao thông thực hiện việc tuần tra, kiểm soát giao thông trên đường cao tốc và thông qua hệ thống giám sát giao thông để phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ; phối hợp với đơn vị được giao tổ chức khai thác, bảo trì đường cao tốc phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình, hành lang an toàn đường cao tốc.
Bộ Công an xây dựng hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông trên các tuyến cao tốc.
3. Người quản lý sử dụng đường cao tốc thực hiện tuần kiểm đối với đường cao tốc được giao quản lý để kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của tuần đường; xử lý theo thẩm quyền hoặc phối hợp xử lý các hành vi vi phạm kết cấu hạ tầng đường cao tốc; tham gia cứu nạn, cứu hộ, giải quyết sự cố tai nạn giao thông, sự cố công trình, sự cố cháy, nổ và các trường hợp cần thiết khác; phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về an toàn giao thông.”.
8. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 như sau:
“Điều 11. Công trình đường cao tốc đưa vào khai thác sử dụng; tạm dừng khai thác đường cao tốc
1. Đường cao tốc được đưa vào khai thác sử dụng khi đáp ứng các quy định sau:
a) Đã được nghiệm thu hoàn thành xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
b) Phương án tổ chức giao thông đã được duyệt;
c) Có quy trình vận hành khai thác đối với các hạng mục, thiết bị quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các hạng mục công trình và thiết bị phải có quy trình vận hành khai thác
a) Công trình hầm trên đường cao tốc có sử dụng các thiết bị thông gió, lọc bụi, kiểm soát môi trường, phòng cháy, chữa cháy, hệ thống điện và các thiết bị khác phục vụ khai thác sử dụng;
b) Trung tâm quản lý, điều hành giao thông quốc gia; Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến;
c) Các thiết bị lắp đặt vào công trình đường cao tốc gồm: thiết bị nhận dạng phương tiện giao thông, cân tải trọng, kiểm soát giao thông, quan trắc công trình, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, thiết bị phục vụ cứu nạn, cứu hộ;
d) Các trường hợp cần thiết khác do chủ đầu tư, người quản lý sử dụng đường cao tốc quyết định.
3. Tạm dừng khai thác đường cao tốc
a) Tạm dừng khai thác đường cao tốc là trường hợp tạm không sử dụng cho các phương tiện giao thông khai thác sử dụng một chiều, hai chiều, một đoạn hoặc cả tuyến đường cao tốc, trừ các phương tiện làm nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát giao thông, phương tiện cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố, bảo đảm giao thông.
b) Các trường hợp đường cao tốc phải tạm dừng khai thác do không bảo đảm an toàn cho khai thác, sử dụng gồm: công trình bị hư hỏng do xảy ra sự cố công trình, do hậu quả của thiên tai, công trình bị hư hỏng không thể khai thác, sử dụng an toàn; sự cố cháy, nổ; xảy ra tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng buộc phải tạm dừng khai thác để phục vụ cứu nạn, cứu hộ và bảo đảm an toàn giao thông; khi xảy ra thảm họa, dịch bệnh hoặc khi có yêu cầu phục vụ quốc phòng, an ninh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
c) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định tạm dừng khai thác đường cao tốc thuộc hệ thống quốc lộ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 37 Luật Giao thông đường bộ.
d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tạm dừng khai thác đường cao tốc trên các hệ thống đường bộ thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 37 Luật Giao thông đường bộ.
đ) Khi phát hiện nguy cơ mất an toàn, nguy cơ xảy ra sự cố công trình đường cao tốc ảnh hưởng đến an toàn tính mạng, công trình lân cận và cộng đồng, thì người quản lý sử dụng đường cao tốc có trách nhiệm kịp thời dừng khai thác sử dụng đường cao tốc và thực hiện các biện pháp để bảo đảm an toàn cho người, phương tiện giao thông, tài sản khác; thực hiện các công việc để hạn chế và ngăn ngừa các nguy hiểm có thể xảy ra đối với công trình; bảo vệ hiện trường; tham gia cứu nạn, cứu hộ, giải quyết ùn tắc giao thông.
Sau khi quyết định tạm dừng khai thác sử dụng đường cao tốc, người quản lý sử dụng đường cao tốc có trách nhiệm thông báo ngay cho Cảnh sát giao thông, cơ quan quản lý đường cao tốc, Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến, chính quyền địa phương.
4. Khi tạm dừng khai thác đường cao tốc phải thực hiện các công việc sau:
a) Người quản lý sử dụng đường cao tốc, đơn vị khai thác, bảo trì phải khẩn trương thực hiện các biện pháp bảo đảm giao thông, điều chỉnh giao thông để hạn chế ùn tắc giao thông; sửa chữa hư hỏng, khắc phục các tồn tại trên đường cao tốc, tuyến đường khác sử dụng để điều tiết giao thông; điều chỉnh, bổ sung các công trình báo hiệu đường bộ và các công trình khác phục vụ bảo đảm giao thông; tham gia hướng dẫn người và phương tiện tham gia giao thông; phối hợp với Cảnh sát giao thông, chính quyền địa phương trong việc tổ chức giao thông trên đường cao tốc.
b) Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ chỉ huy, điều khiển giao thông.
c) Chính quyền địa phương phối hợp thực hiện bảo đảm giao thông khi cần điều tiết các phương tiện tham gia giao thông đường cao tốc sang đường do địa phương quản lý.
d) Công tác cứu nạn, cứu hộ thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định này; công tác khắc phục sự cố công trình, khắc phục hư hỏng công trình bảo đảm an toàn trong khai thác sử dụng thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng; công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả cháy, nổ thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.
đ) Sau khi hoàn thành việc tổ chức lại giao thông, hoàn thành cứu nạn, điều tra sự cố, người quản lý sử dụng đường cao tốc có trách nhiệm sửa chữa hư hỏng, khắc phục các tồn tại để đưa đường cao tốc vào khai thác sử dụng đúng tiêu chuẩn thiết kế.”
9. Sửa đổi, bổ sung Điều 12 như sau:
“Điều 12. Thu tiền dịch vụ sử dụng và khai thác các công trình đường cao tốc
1. Đối với đường cao tốc được thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ phải áp dụng hình thức thu phí điện tử không dừng (ETC).
2. Đường cao tốc là tài sản công của Nhà nước, Cơ quan được giao quản lý đường cao tốc có trách nhiệm quản lý, sử dụng và khai thác công trình đường cao tốc theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật khác có liên quan.”.
10. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 13 như sau:
“2. Kết nối đường cao tốc
Việc kết nối đường bộ với đường cao tốc được xem xét, thực hiện trong các giai đoạn đầu tư xây dựng, khai thác đường cao tốc và phải đáp ứng một trong các yêu cầu sau:
a) Vị trí, quy mô đầu tư xây dựng mới nút giao kết nối với đường cao tốc tuân thủ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế đường cao tốc và các quy định pháp luật về đầu tư xây dựng hoặc vị trí đã được xác định tại một trong các quy hoạch sau: Quy hoạch mạng lưới đường bộ, Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, Quy hoạch tỉnh, Quy hoạch vùng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Quy hoạch.
b) Trường hợp cần bổ sung kết nối của tuyến đường khác với đường cao tốc đang khai thác thì vị trí kết nối phải được cập nhật hoặc điều chỉnh tại một trong các quy hoạch theo điểm a khoản này. Việc bổ sung nút giao với đường cao tốc phải được sự chấp thuận của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý tuyến đường cao tốc. Kinh phí xây dựng bổ sung kết nối và các kinh phí khác có liên quan do chủ đầu tư của tuyến đường cần kết nối chịu trách nhiệm.”.
11. Sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 6, điểm c khoản 7 và bổ sung khoản 8 Điều 16 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 16 như sau:
“3. Tổ chức thực hiện cứu hộ:
a) Người điều khiển hoặc chủ phương tiện có quyền, nghĩa vụ tổ chức cứu hộ, bao gồm cả hình thức thuê tổ chức, cá nhân khác thực hiện cứu hộ phương tiện, hàng hóa, người tham gia giao thông trên phương tiện của mình;
b) Tổ chức, cá nhân cứu hộ phải có mặt tại hiện trường trong thời gian ngắn nhất sau khi nhận được thông tin để thực hiện cứu hộ người, phương tiện, hàng hóa bị nạn ra khỏi đường cao tốc;
c) Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông gây tai nạn hoặc chủ phương tiện có trách nhiệm chi trả chi phí cứu hộ.
d) Người điều khiển hoặc chủ phương tiện không thực hiện cứu hộ kịp thời, dẫn đến ảnh hưởng trật tự, an toàn giao thông, ùn tắc giao thông thì đơn vị khai thác, bảo trì có trách nhiệm thực hiện cứu hộ để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Chi phí cứu hộ do người điều khiển phương tiện chi trả, nếu người điều khiển phương tiện không thực hiện chi trả thì chủ phương tiện có trách nhiệm chi trả. Việc chi trả chi phí cứu hộ đối với trường hợp này được thực hiện trước khi bàn giao phương tiện cho người điều khiển hoặc chủ phương tiện.
đ) Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, chủ phương tiện không phải chi trả chi phí cứu hộ khi nguyên nhân gây tai nạn do sự kiện bất khả kháng và các trường hợp khác theo quy định của Bộ Luật dân sự.”.
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 16 như sau:
“6. Cơ quan Công an chỉ huy lực lượng của mình đến ngay hiện trường xảy ra tai nạn, sự cố trong thời gian ngắn nhất kể từ khi nhận được thông tin, chủ trì phối hợp với các lực lượng giải quyết tai nạn, sự cố trong thời gian ngắn nhất để đưa đường cao tốc vào hoạt động bình thường.”.
c) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 7 Điều 16 như sau:
“c) Chi phí cứu nạn và thực hiện công tác bảo đảm giao thông khi cứu nạn, cứu hộ được tính trong chi phí quản lý, khai thác sử dụng và bảo trì đường cao tốc.”.
d) Bổ sung khoản 8 Điều 16 như sau:
“8. Thực hiện phòng cháy, chữa cháy đối với công trình đường cao tốc:
a) Hầm đường cao tốc, các trung tâm quản lý, điều hành giao thông và các hạng mục cần thiết khác phải được trang bị hệ thống, thiết bị phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy, quy trình vận hành khai thác công trình.
b) Người quản lý sử dụng đường cao tốc có trách nhiệm xây dựng biện pháp phòng cháy, chữa cháy; tổ chức tập huấn công tác phòng cháy, chữa cháy, phân công thực hiện; rà soát tình trạng, sửa chữa, bổ sung, thay thế hệ thống và thiết bị phòng cháy, chữa cháy, mua bảo hiểm cháy, nổ theo quy định của pháp luật.
Chi phí thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy được tính trong chi phí đầu tư xây dựng công trình và chi phí quản lý, khai thác sử dụng và bảo trì công trình.
c) Đơn vị khai thác, bảo trì có trách nhiệm tham gia xây dựng biện pháp phòng cháy, chữa cháy, tập huấn công tác phòng cháy, chữa cháy, thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy theo phân công; thường xuyên kiểm tra hệ thống và thiết bị phòng cháy, chữa cháy để kịp thời sửa chữa, thay thế các hạng mục, thiết bị hư hỏng, không sử dụng được.”.
“Điều 16a. Trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe đường cao tốc
1. Trạm dừng nghỉ của đường cao tốc được xây dựng theo quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật để phục vụ cho người tham gia giao thông, hỗ trợ công tác cứu nạn, cứu hộ, sửa chữa, cung cấp nhiên liệu, năng lượng cho phương tiện tham gia giao thông.
2. Vị trí, quy mô xây dựng trạm dừng nghỉ được xác định khi lập dự án, thiết kế xây dựng trạm và được triển khai trong dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc hoặc sau khi đường cao tốc đã đưa vào khai thác sử dụng. Việc đầu tư xây dựng, quản lý, kinh doanh khai thác thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về đấu thầu, pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản công.
3. Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định của đường cao tốc
a) Trạm kiểm tra tải trọng xe của đường cao tốc được xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc hoặc trong giai đoạn khai thác sử dụng đường cao tốc.
b) Vị trí xây dựng trạm kiểm tra tải trọng xe được bố trí tại trạm thu phí, đường nhánh nối vào đường cao tốc, vị trí phù hợp khác. Việc sử dụng Trạm phải bảo đảm giao thông an toàn; phải bố trí nơi dừng, đỗ để xử lý, có phương án hạ tải hoặc đường nhánh để phương tiện vi phạm di chuyển ra khỏi đường cao tốc tại trạm kiểm tra tải trọng xe cố định.
c) Đối với đường cao tốc được đầu tư xây dựng bằng ngân sách nhà nước, chi phí xây dựng trạm kiểm tra tải trọng xe được tính theo một trong các trường hợp sau: Tính trong dự án xây dựng đường cao tốc; chi phí đầu tư xây dựng trạm sau khi đường cao tốc đã đưa vào khai thác sử dụng hoặc trong nguồn chi phí bảo trì đường cao tốc của ngân sách nhà nước. Chi phí quản lý, bảo trì trạm kiểm tra tải trọng xe được tính trong chi phí bảo trì đường cao tốc.
d) Chi phí xây dựng trạm kiểm tra tải trọng xe cố định của đường cao tốc đầu tư xây dựng theo phương thức đối tác công tư được tính trong chi phí đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc; chi phí quản lý, bảo trì và chi phí xây dựng trạm kiểm tra tải trọng xe trong giai đoạn khai thác sử dụng đường cao tốc và được tính trong chi phí quản lý, bảo trì đường cao tốc. Các chi phí này được tính trong phương án tài chính của hợp đồng dự án.
13. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 18 như sau:
“1. Công tác bảo trì công trình đường cao tốc thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình bảo trì công trình.
2. Cơ quan quản lý đường cao tốc được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường cao tốc có trách nhiệm lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật để thực hiện công tác quản lý, vận hành và bảo trì công trình đường cao tốc bằng ngân sách nhà nước trong phạm vi quản lý; tổ chức đặt hàng trong thời gian chưa hoàn thành việc đấu thầu thực hiện công việc này để bảo đảm công tác quản lý, bảo trì và các biện pháp an toàn giao thông phải được thực hiện thường xuyên, liên tục.
3. Doanh nghiệp dự án có trách nhiệm xây dựng, ban hành quy định lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư để thực hiện công tác quản lý, vận hành, khai thác sử dụng và bảo trì đường cao tốc do mình quản lý.
Doanh nghiệp nhà nước thực hiện đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc từ vốn nhà nước có trách nhiệm lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu để tổ chức thực hiện công tác quản lý, vận hành, khai thác sử dụng và bảo trì đường cao tốc do mình quản lý.
4. Đối với đường cao tốc chưa đầu tư hoàn chỉnh, trong giai đoạn phân kỳ đầu tư và quản lý, khai thác sử dụng đường cao tốc phải thực hiện các quy định sau:
a) Sau khi được giao đất đã thu hồi để thực hiện dự án, Chủ đầu tư xây dựng có trách nhiệm quản lý, bảo vệ đất đã thu hồi và các cọc mốc đền bù giải phóng mặt bằng; cắm mốc lộ giới hành lang an toàn đường cao tốc theo quy mô hoàn chỉnh; bàn giao hồ sơ và các cọc mốc mặt bằng đất đã thu hồi, hồ sơ cắm mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ cho người quản lý sử dụng đường cao tốc.
b) Người quản lý sử dụng đường cao tốc có trách nhiệm quản lý phần đất đã thu hồi, hành lang an toàn đường cao tốc và hồ sơ tài liệu phục vụ đầu tư hoàn chỉnh đường cao tốc.”.
14. Sửa đổi, bổ sung Điều 19 như sau:
“Điều 19. Chi phí cho công tác quản lý, vận hành và bảo trì công trình đường cao tốc
1. Ngân sách nhà nước bảo đảm để thực hiện công tác quản lý, vận hành và bảo trì công trình đường cao tốc là tài sản công kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Nhà nước quản lý, gồm: Tài sản kết cấu hạ tầng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư xây dựng; tài sản kết cấu hạ tầng đường cao tốc sau khi hết thời hạn hợp đồng PPP chuyển giao cho Nhà nước và các trường hợp khác.
2. Tài sản kết cấu hạ tầng đường cao tốc do Nhà nước cho thuê, chuyển nhượng có thời hạn và các trường hợp khác giao tổ chức kinh tế, doanh nghiệp khai thác sử dụng theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp được giao có trách nhiệm thực hiện quản lý, vận hành và bảo trì công trình đường cao tốc cho đến khi chuyển giao tài sản cho Nhà nước.
3. Việc quản lý, sử dụng, khai thác, bảo trì và chi phí thực hiện các công việc này đối với đường cao tốc đầu tư theo phương thức đối tác công tư do nhà đầu tư thực hiện và phải quy định trong hợp đồng dự án PPP.
4. Đối với các trường hợp không quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng đường cao tốc có trách nhiệm bố trí kinh phí và thực hiện quản lý, sử dụng, khai thác, bảo trì công trình đường cao tốc theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan.”.
15. Sửa đổi, bổ sung một số điểm của khoản 1 và khoản 5 Điều 20 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều 20 như sau:
“b) Hướng dẫn thực hiện phương án tổ chức giao thông đối với đường cao tốc phân kỳ đầu tư, xác định chi phí lập phương án tổ chức giao thông trên đường cao tốc; quy định công tác tuần đường và tuần kiểm trên đường cao tốc; xây dựng, ban hành tiêu chuẩn, định mức về quản lý, khai thác công trình đường cao tốc; tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc;
c) Tổ chức quản lý, khai thác, bảo trì và bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc thuộc phạm vi quản lý; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông trên đường cao tốc; theo dõi tình trạng kỹ thuật công trình đường cao tốc và thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về đường cao tốc;
d) Kiểm tra, giám sát việc tổ chức quản lý, khai thác, bảo trì và việc thực hiện phương án tổ chức giao thông đối với các đường cao tốc thuộc phạm vi quản lý.”.
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 20 như sau:
“5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện quản lý nước về quản lý, khai thác, bảo trì công trình đường cao tốc theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; chỉ đạo, kiểm tra việc quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc thuộc phạm vi địa phương quản lý.”.
Điều 2. Bãi bỏ khoản 4, khoản 8, khoản 9 Điều 3; khoản 3 Điều 14; khoản 4, khoản 5 Điều 16 của Nghị định số 32/2014/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc.
Điều 3. Quy định về chuyển tiếp
Các dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư đã ký hợp đồng trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, được thực hiện theo các quy định của Nghị định số 32/2014/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ và quy định của hợp đồng dự án.
Cơ quan ký hợp đồng đàm phán, thống nhất với nhà đầu tư để bổ sung các quy định của Nghị định này vào hợp đồng và ký kết bổ sung phụ lục điều chỉnh hợp đồng. Trường hợp không bổ sung các nội dung quy định của Nghị định này vào hợp đồng đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Cơ quan có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án có trách nhiệm báo cáo cấp có thẩm quyền để tổ chức đầu tư bổ sung công trình, hạng mục công trình đường cao tốc quy định tại Nghị định này bằng các nguồn vốn phù hợp khác.
Đối với các hợp đồng đầu tư theo phương thức đối tác công tư chưa điều chỉnh để áp dụng hình thức thu phí điện tử không dừng thì thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng.
Đối với các công trình đường cao tốc đang khai thác, các dự án đầu tư đường cao tốc chưa có hoặc chưa chuẩn bị đầu tư hạng mục Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến và các công trình quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này, cơ quan quyết định đầu tư có trách nhiệm báo cáo cấp có thẩm quyền tổ chức xây dựng bổ sung theo quy định pháp luật về đầu tư xây dựng. Việc quản lý đầu tư xây dựng công trình, hạng mục công trình hoặc trang thiết bị phục vụ nghiệp vụ trên đường cao tốc thực hiện theo quy định pháp luật về đầu tư và pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2023.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |