CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 19/2017/NĐ-CP
|
Hà Nội, ngày 24
tháng 02 năm 2017
|
NGHỊ ĐỊNH
QUY
ĐỊNH CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG NHÂN QUỐC PHÒNG VÀ CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP THÂM NIÊN ĐỐI
VỚI VIÊN CHỨC QUỐC PHÒNG
Căn cứ Luật tổ chức
Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật quân
nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng ngày 26 tháng 11 năm
2015;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ tiền
lương của công nhân quốc phòng và chế độ phụ cấp thâm niên đối với viên chức quốc
phòng.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chế độ tiền lương của công
nhân quốc phòng và chế độ phụ cấp thâm niên đối với viên chức quốc phòng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Công nhân quốc phòng quy định tại khoản
2 Điều 3 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
2. Viên chức quốc phòng quy định tại khoản
3 Điều 3 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
3. Cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên
quan.
Điều 3. Chế độ tiền lương đối với
công nhân quốc phòng
1. Bảng lương đối với công nhân quốc phòng quy định
tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Công nhân quốc phòng được hưởng
các loại phụ cấp, trợ cấp bao gồm:
a) Phụ cấp thâm niên vượt khung;
b) Phụ cấp khu vực;
c) Phụ cấp đặc biệt;
d) Phụ cấp độc hại, nguy hiểm;
đ) Phụ cấp trách nhiệm công việc;
Điều kiện, thời gian và mức hưởng của các loại phụ
cấp tại các điểm a, b, c, d, đ khoản này được thực hiện như quy định tại Nghị định
số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương
đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
e) Phụ cấp công vụ:
- Áp dụng đối với công nhân quốc phòng hưởng lương
từ ngân sách nhà nước;
- Điều kiện, thời gian và mức hưởng phụ cấp công vụ
được thực hiện như quy định tại Nghị định số 34/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm
2012 của Chính phủ về chế độ phụ cấp công vụ.
g) Phụ cấp, trợ cấp công tác ở vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn:
Điều kiện, thời gian và mức hưởng được thực hiện
như quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của
Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng
lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc
biệt khó khăn.
3. Nâng bậc lương, nâng loại đối với công nhân quốc
phòng
a) Nâng bậc lương:
Sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương đối với người
có hệ số lương từ 3,95 trở xuống và sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương đối với
người có hệ số lương trên 3,95, luôn hoàn thành công việc được giao, không vi
phạm kỷ luật từ khiển trách trở lên và đạt tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật quy định
thì được xét nâng lên một bậc lương.
Trong thời hạn xét nâng bậc lương, nếu bị kỷ luật
hình thức khiển trách thì kéo dài thời hạn nâng bậc lương 06 tháng; nếu bị kỷ luật
từ hình thức cảnh cáo trở lên thì kéo dài thời hạn nâng bậc lương 12 tháng.
Trường hợp lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong
thực hiện nhiệm vụ thì được nâng bậc lương trước thời hạn tối đa 12 tháng hoặc
vượt bậc.
b) Nâng loại:
Công nhân quốc phòng hoàn thành tốt hoặc hoàn thành
xuất sắc chức trách, nhiệm vụ được giao, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt,
có năng lực đảm nhiệm vị trí việc làm cao hơn trong cùng ngành, nghề chuyên môn
kỹ thuật, có văn bằng phù hợp thì được xét hoặc thi nâng loại.
Điều 4. Chuyển xếp lương
1. Nguyên tắc chuyển xếp lương
Khi chuyển xếp lương không được kết hợp nâng bậc
lương hoặc nâng loại, ngạch lương.
2. Chuyển xếp lương
Việc chuyển xếp lương từ hệ số lương đang hưởng vào
hệ số lương quy định tại Bảng lương công nhân quốc phòng ban hành tại Phụ lục
kèm theo Nghị định này được căn cứ vào thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội
(nếu có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đứt quãng chưa hưởng chế độ trợ cấp bảo
hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn), phù hợp với vị trí việc làm và quy định
tại điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Trường hợp có hệ số lương mới được xếp cộng với phụ
cấp thâm niên vượt khung (nếu có) thấp hơn hệ số lương đang hưởng cộng với phụ
cấp thâm niên vượt khung (nếu có) và phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh thì được
hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng tổng hệ số lương, phụ cấp thâm niên vượt
khung (nếu có) và phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh đang hưởng. Hệ số chênh lệch
bảo lưu giảm dần khi được nâng bậc lương.
Điều 5. Chế độ phụ cấp thâm
niên đối với công nhân và viên chức quốc phòng
1. Mức phụ cấp
Công nhân và viên chức quốc phòng có thời gian phục
vụ trong lực lượng thường trực của quân đội đủ 5 năm (60 tháng) thì được hưởng
phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và
phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm (12 tháng)
được tính thêm 1%.
Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng
tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm
thất nghiệp và bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Thời gian tính hưởng phụ cấp
a) Thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của
quân đội;
b) Thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành,
nghề khác được cộng dồn với thời gian quy định tại điểm a khoản này để tính hưởng
phụ cấp thâm niên.
3. Thời gian không tính hưởng phụ
cấp
a) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên
tục từ 01 tháng trở lên;
b) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn
quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
c) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm
giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.
Điều 6. Nguồn kinh phí
1. Đối với đơn vị dự toán do ngân sách nhà nước đảm
bảo theo quy định của Luật ngân sách nhà nước
và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
2. Đối với các doanh nghiệp được tính vào các khoản
chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp.
Điều 7. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15
tháng 4 năm 2017.
2. Các chế độ quy định tại Nghị định này được tính
hưởng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
3. Công nhân quốc phòng áp dụng bảng lương quy định
tại Nghị định này không được hưởng phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh quy định
tại điểm đ khoản 8 Điều 6 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày
14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức,
viên chức và lực lượng vũ trang.
Điều 8. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng
cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực
thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (3).KN
|
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc
|
PHỤ LỤC
BẢNG LƯƠNG CÔNG NHÂN QUỐC PHÒNG
(Kèm theo Nghị định số 19/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ)
LOẠI, NHÓM, HỆ
SỐ LƯƠNG
|
BẬC LƯƠNG
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
Loại A
|
Nhóm 1
|
Hệ số lương
|
3,50
|
3,85
|
4,20
|
4,55
|
4,90
|
5,25
|
5,60
|
5,95
|
6,30
|
6,65
|
Nhóm 2
|
Hệ số lương
|
3,20
|
3,55
|
3,90
|
4,25
|
4,60
|
4,95
|
5,30
|
5,65
|
6,00
|
6,35
|
Loại B
|
Hệ số lương
|
2,90
|
3,20
|
3,50
|
3,80
|
4,10
|
4,40
|
4,70
|
5,00
|
5,30
|
5,60
|
Loại C
|
Hệ số lương
|
2,70
|
2,95
|
3,20
|
3,45
|
3,70
|
3,95
|
4,20
|
4,45
|
4,70
|
4,95
|
Ghi chú:
1. Mức lương thực hiện: bằng hệ số lương nhân với mức
lương cơ sở theo quy định của Chính phủ.
2. Đối tượng:
- Loại A:
+ Nhóm 1: Sắp xếp, bố trí theo vị trí việc làm yêu
cầu trình độ đại học thực hiện sản xuất, sửa chữa, bảo quản vũ khí, khí tài,
trang thiết bị kỹ thuật quân sự; nghiên cứu viên các ngành, nghề và chuyên đề.
+ Nhóm 2: Sắp xếp, bố trí theo vị trí việc làm yêu
cầu trình độ cao đẳng thực hành sản xuất, sửa chữa, bảo quản vũ khí, khí tài,
trang thiết bị quân sự; Cao đẳng viên thực hành các ngành, nghề, chuyên đề.
- Loại B: Sắp xếp, bố trí theo vị trí việc làm yêu
cầu trình độ trung cấp và bậc trình độ kỹ năng nghề tương ứng bao gồm: Kỹ thuật
viên vũ khí, khí tài quân binh chủng, ngành quân khí; kỹ thuật viên các ngành,
nghề, chuyên đề.
- Loại C: Sắp xếp, bố trí theo vị trí việc làm yêu
cầu chứng chỉ sơ cấp và bậc trình độ kỹ năng nghề tương ứng thực hiện các công
việc tại cơ sở sản xuất, sửa chữa, bảo quản vũ khí, khí tài, trang thiết bị
quân sự; bảo đảm phục vụ nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và thực hiện
các nhiệm vụ khác.