Nghị định 149-HĐBT năm 1992 Quy định chế độ tạm giữ, tạm giam do Hội đồng Bộ trưởng ban hành

Số hiệu 149-HĐBT
Ngày ban hành 05/05/1992
Ngày có hiệu lực 05/05/1992
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Hội đồng Bộ trưởng
Người ký Võ Văn Kiệt
Lĩnh vực Trách nhiệm hình sự,Thủ tục Tố tụng

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 149-HĐBT

Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm 1992

 

NGHỊ ĐỊNH

CUẢ HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 149-HĐBT NGÀY 5-5-1992 BAN HÀNH "QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ TẠM GIỮ, TẠM GIAM" 

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG  

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Căn cứ điều 72 Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. - Nay ban hành kèm theo Nghị định này "Quy định về chế độ tạm giữ, tạm giam" đối với những người bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự.

Điều 2. - Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành. Những văn bản trước đây trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ.

Điều 3. - Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thi hành Nghị định này.

Điều 4. - Bộ trưởng các Bộ: Nội vụ, Quốc phòng và các Bộ có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Võ Văn Kiệt

(Đã ký)

 

QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ TẠM GIỮ, TẠM GIAM
(Ban hành kèm theo Nghị định số 149-HĐBT ngày 5 tháng 5 năm 1992của Hội đồng Bộ trưởng)

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. - Việc giam, giữ người bị tạm giữ, tạm giam phải đúng pháp luật, đúng chế độ; phải quản chế nghiêm, đồng thời bảo đảm tính nhân đạo để phục vụ yêu cầu điều tra xử lý các vụ án.

Điều 2. - Những người bị tạm giữ, tạm giam phải được tạm giữ, tạm giam tại các nhà tạm giữ, trại tạm giam theo quy định của Bộ Nội vụ.

Chương 3:

TỔ CHỨC NHÀ TẠM GIỮ , TRAỊ TẠM GIAM

Điều 3. - Mỗi huyện, quận và cấp hành chính tương đương được tổ chức một nhà tạm giữ. Nhà tạm giữ ở cấp huyện, quận có một số buồng để tạm giam những người có lệnh tạm giam thuộc thẩm quyền điều tra, xét xử của cấp huyện, quận. Nhà tạm giữ cấp huyện, quận do công an huyện, quận quản lý.

Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được tổ chức 1 hoặc 2 trại giam để tạm giam những người đã có lệnh tạm giam. Trại tạm giam có một số buồng để tạm giữ những người có lệnh tạm giữ. Trại tạm giam tỉnh, thành phố do công an tỉnh, thành phố quản lý.

Bộ Nội vụ tổ chức và quản lý các nhà tạm giữ, trại tạm giam để tạm giữ, tạm giam những người thuộc thẩm quyền điều tra của mình.

Điều 4. - Việc tổ chức các nhà tạm giữ ở Bộ chỉ huy quân sự tỉnh và cấp tương đương, trại tạm giam thuộc các cấp Quân khu, Quân chủng, Binh chủng và cấp tương đương; trại tạm giam ở Cục điều tra hình sự Bộ Quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định theo quy định chung của Bộ Nội vụ.

Điều 5. - Nhà tạm giữ do Trưởng nhà tạm giữ phụ trách, trại tạm giam do Trưởng trại tạm giam phụ trách và có một số Phó trưởng trại giúp việc, Trưởng nhà tạm giữ, Trưởng trại tạm giam có trách nhiệm quản lý nhà tạm giữ, trại tạm giam và phải chấp hành đầy đủ những quy định của pháp luật về chế độ tạm giữ, tạm giam.

Điều 6. - Bộ trưởng Bộ Nội vụ ra quyết định thành lập hoặc giải thể các nhà tạm giữ, trại tạm giam và quy định mẫu thiết kế diện tích theo số lượng người bị tạm giữ, tạm giam cho từng nhà tạm giữ, trại tạm giam. Việc xây dựng các nhà tạm giữ, trại tạm giam phải đảm bảo yêu cầu an toàn, chắc chắn, có nhiều loại buồng để phục vụ cho việc tạm giữ, tạm giam riêng từng người, từng loại người.

Mỗi trại tạm giam được xây dựng một bệnh xá hoặc trạm xá để khám và chữa bệnh cho người bị tạm giữ, tạm giam.

Điều 7. - Kinh phí phục vụ cho việc cải tạo sửa chữa và xây dựng mới nhà tạm giữ, trại tạm giam; mua sắm các phương tiện giam, giữ, ăn ở, chữa bệnh cho người bị tạm giữ, tạm giam do Bộ Tài chính cấp theo dự trù hàng năm của Bộ Nội vụ và Bộ Quốc phòng.

Chương 3:

[...]