Nghị định 129/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y

Số hiệu 129/2005/NĐ-CP
Ngày ban hành 17/10/2005
Ngày có hiệu lực 08/11/2005
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Chính phủ
Người ký Phan Văn Khải
Lĩnh vực Vi phạm hành chính,Thể thao - Y tế

CHÍNH PHỦ
_________

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:129/2005/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 17  tháng 10  năm 2005

 

NGHỊ ĐỊNH

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 29 tháng 4 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

NGHỊ ĐỊNH :

1. Nghị định này quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.

2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y là những hành vi của cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định quản lý nhà nước trong lĩnh vực thú y một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của Nghị định này phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y bao gồm:

a) Vi phạm quy định về phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh cho động vật;

b) Vi phạm quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ; kiểm tra vệ sinh thú y;

c) Vi phạm quy định về quản lý thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y;

d) Vi phạm các quy định khác trong lĩnh vực thú y.

3. Những hành vi vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực thú y mà không trực tiếp quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan. 

1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y thì bị xử phạt theo quy định của Nghị định này.

2. Cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam thì bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này.

Trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế đó.

Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y được thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng áp dụng trong việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này được thực hiện theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y là một năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện.

2. Đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật, thuốc thú y thì thời hiệu xử phạt là hai năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện.

Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y sau một năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.

1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

Mức quy định tiền phạt tối đa đối với một hành vi vi phạm trong lĩnh vực thú y là 30.000.000 đồng.

2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không có thời hạn các loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề thú y;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

3. Ngoài các hình thức xử phạt được quy định tại khoản 1 và 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

[...]