Luật Đất đai 2024

Nghị định 128/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp trong quản lý Nhà nước lĩnh vực nội vụ

Số hiệu 128/2025/NĐ-CP
Cơ quan ban hành Chính phủ
Ngày ban hành 11/06/2025
Ngày công báo Đã biết
Lĩnh vực Bộ máy hành chính
Loại văn bản Nghị định
Người ký Nguyễn Hòa Bình
Ngày có hiệu lực Đã biết
Số công báo Đã biết
Tình trạng Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 128/2025/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 11 tháng 6 năm 2025

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ PHÂN QUYỀN, PHÂN CẤP TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC LĨNH VỰC NỘI VỤ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ năm 2025;

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 190/2025/QH15 ngày 19 tháng 02 năm 2025 của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về phân quyền, phân cấp trong quản lý nhà nước lĩnh vực nội vụ.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, người có thẩm quyền trong lĩnh vực nội vụ được quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ cần điều chỉnh để thực hiện phân quyền, phân cấp.

Điều 2. Nguyên tắc phân quyền, phân cấp

1. Bảo đảm phù hợp với quy định của Hiến pháp; phù hợp với các nguyên tắc, quy định về phân quyền, phân cấp của Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

2. Bảo đảm phân cấp triệt để các nhiệm vụ giữa cơ quan nhà nước ở trung ương với chính quyền địa phương, bảo đảm thẩm quyền quản lý thống nhất của Chính phủ, quyền điều hành của người đứng đầu Chính phủ đối với lĩnh vực quản lý nhà nước về nội vụ và phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực nội vụ.

3. Bảo đảm Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ tập trung thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước ở tầm vĩ mô; xây dựng thể chế, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đồng bộ, thống nhất, giữ vai trò kiến tạo và tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát.

4. Đẩy mạnh phân quyền, phân cấp và phân định rõ thẩm quyền của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân; bảo đảm phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn và năng lực của cơ quan, người có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân định. Trong trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được Bộ trưởng Bộ Nội vụ giao thực hiện nhiệm vụ thì có thể giao cấp dưới thực hiện.

5. Thực hiện phân quyền, phân cấp giữa các ngành, lĩnh vực có liên quan bảo đảm đồng bộ, tổng thể, liên thông, không bỏ sót hoặc chồng lấn, giao thoa nhiệm vụ; bảo đảm cơ sở pháp lý cho hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của các cơ quan; không để gián đoạn công việc, không để chồng chéo, trùng lặp, bỏ sót chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực, địa bàn.

6. Bảo đảm quyền con người, quyền công dân; bảo đảm công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong việc tiếp cận thông tin, thực hiện các quyền, nghĩa vụ và các thủ tục theo quy định của pháp luật; không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của xã hội, người dân, doanh nghiệp.

7. Bảo đảm không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

8. Nguồn lực thực hiện nhiệm vụ được phân quyền, phân cấp do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định.

Điều 3. Về phí, lệ phí

Các thủ tục hành chính khi giải quyết mà phải nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí thì khi người dân, tổ chức nộp hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính đồng thời nộp phí, lệ phí cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ.

Mức phí, lệ phí, việc quản lý, sử dụng phí, lệ phí thực hiện theo quy định của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với phí, lệ phí tương ứng.

Chương II

PHÂN QUYỀN, PHÂN CẤP NHIỆM VỤ CỤ THỂ

Điều 4. Phân quyền nhiệm vụ quản lý nhà nước về người có công với cách mạng

1. Nhiệm vụ tổ chức phát động học tập tấm gương để làm căn cứ công nhận liệt sĩ, thương binh theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 14 và điểm k khoản 1 Điều 23 của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp giấy chứng nhận người hy sinh, bị thương thực hiện.

2. Kinh phí thực hiện chính sách chế độ ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương và giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện. Việc quản lý, sử dụng và quyết toán thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

3. Nhiệm vụ quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và chính sách, chế độ đối với cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công và bộ phận quản lý nghĩa trang liệt sĩ theo quy định tại khoản 6 Điều 48 của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng do:

a) Bộ trưởng Bộ Nội vụ thực hiện đối với các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công do Bộ Nội vụ quản lý;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện đối với các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công và bộ phận quản lý nghĩa trang liệt sĩ do cấp tỉnh quản lý.

4. Trình tự, thủ tục thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này như sau:

Cơ quan, tổ chức, đơn vị khi có người hy sinh, người bị thương do mình quản lý thuộc trường hợp quy định tại điểm k khoản 1 Điều 14 và điểm k khoản 1 Điều 23 của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng thì lập Tờ trình bằng văn bản đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định tổ chức phát động học tập tấm gương.

5. Trình tự, thủ tục thực hiện nhiệm vụ quy định tại điểm b khoản 3 Điều này như sau:

Sở Nội vụ lập hồ sơ trình (nêu rõ nội dung và thuyết minh về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và chính sách, chế độ đối với cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công và bộ phận quản lý nghĩa trang liệt sĩ) đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét ban hành quyết định.

Điều 5. Phân cấp nhiệm vụ quản lý nhà nước về người có công với cách mạng

1. Nhiệm vụ, quyền hạn quy định số người làm việc tại các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công theo quy định tại Điều 134 của Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng do:

a) Bộ trưởng Bộ Nội vụ thực hiện đối với các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công thuộc Bộ Nội vụ;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện đối với các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn quy định số người làm việc tại bộ phận quản lý nghĩa trang liệt sĩ an táng từ 500 mộ liệt sĩ trở lên, số người chăm sóc cho nghĩa trang liệt sĩ an táng dưới 500 mộ liệt sĩ thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 136 của Nghị định số 131/2021/NĐ-CP do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện.

3. Nhiệm vụ chi quy định tại khoản 3 Điều 11 của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng thực hiện như sau:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ chi cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, bảo trì đài tưởng niệm liệt sĩ, đền thờ liệt sĩ, nhà bia ghi tên liệt sĩ từ nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ với mức từ 10 tỷ đồng đến 15 tỷ đồng/công trình cấp tỉnh;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ chi cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, bảo trì đài tưởng niệm liệt sĩ, đền thờ liệt sĩ, nhà bia ghi tên liệt sĩ từ nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ với mức dưới 10 tỷ đồng/công trình cấp xã.

4. Nhiệm vụ, quyền hạn về việc xem xét, quyết định tiếp nhận trường hợp đặc biệt vào các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công do cấp tỉnh quản lý theo quy định tại Điều 112 của Nghị định số 131/2021/NĐ-CP do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện.

5. Nhiệm vụ, quyền hạn về phê duyệt kế hoạch, dự toán kinh phí lấy mẫu hài cốt liệt sĩ quy định tại Điều của 147 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện.

6. Nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 131/2021/NĐ-CP do Sở Nội vụ thực hiện như sau:

a) Tiếp nhận, chuyển giao hồ sơ khám, giám định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể đối với trường hợp vết thương đặc biệt tái phát và điều chỉnh chế độ quy định tại khoản 2 Điều 41;

b) Thẩm định hồ sơ công nhận đối với người bị thương không thuộc quân đội, công an theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 81;

c) Thực hiện chi trả chế độ với thân nhân và đối tượng thực hiện xác định danh tính hài cốt liệt sỹ bằng phương pháp thực chứng theo quy định tại Điều 145;

d) Thông báo kết quả quá trình giám định ADN theo quy định tại Điều 148.

7. Trình tự, thủ tục thực hiện nhiệm vụ tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này như sau:

a) Bước 1: Sở Nội vụ căn cứ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các cơ sở để đề xuất lập danh sách số người làm việc gắn với chính sách tiền lương đối với viên chức, người lao động theo quy định của Chính phủ tại các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công thuộc phạm vi quản lý và số người làm việc tại bộ phận quản lý nghĩa trang liệt sĩ an táng từ 500 mộ liệt sĩ trở lên, số người chăm sóc cho nghĩa trang liệt sĩ an táng dưới 500 mộ liệt sĩ thuộc phạm vi quản lý;

b) Bước 2: Sở Nội vụ có Tờ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quy định số người làm việc;

c) Bước 3: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định quy định số người làm việc tại các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công; quyết định quy định số người làm việc tại bộ phận quản lý nghĩa trang liệt sĩ an táng từ 500 mộ liệt sĩ trở lên, số người chăm sóc cho nghĩa trang liệt sĩ an táng dưới 500 mộ liệt sĩ;

d) Bước 4: Sở Nội vụ hướng dẫn các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công, Ủy ban nhân dân cấp xã để tuyển dụng, sử dụng, quản lý người làm việc tại nghĩa trang liệt sĩ.

8. Trình tự, thủ tục thực hiện nhiệm vụ tại khoản 4 Điều này như sau:

Sở Nội vụ lập danh sách trường hợp đặc biệt vào các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công do cấp tỉnh quản lý (họ tên đối tượng, lý do đề xuất nuôi dưỡng, điều dưỡng tại cơ sở) và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định tiếp nhận.

9. Trình tự, thủ tục đã thực hiện nhiệm vụ tại khoản 5 Điều này như sau:

a) Đối với trường hợp đón nhận hài cốt liệt sĩ được quy tập mà chưa xác định được danh tính:

Sở Nội vụ nơi đón nhận hài cốt liệt sĩ trong thời gian 01 ngày làm việc có trách nhiệm: Tiếp nhận hài cốt và mẫu hài cốt liệt sĩ do đơn vị quy tập bàn giao; kiểm tra tình trạng hài cốt, ghi ký hiệu mẫu theo quy định tại Phụ lục VIII của Nghị định số 131/2021/NĐ-CP và cập nhật vị trí mộ an táng hài cốt liệt sĩ trong nghĩa trang liệt sĩ vào cơ sở dữ liệu về liệt sĩ;

Trường hợp có thông tin về thân nhân liệt sĩ thì thông báo và hướng dẫn thân nhân gửi mẫu đối chứng thân nhân liệt sĩ về Sở Nội vụ;

Sở Nội vụ gửi mẫu đến đơn vị giám định ADN để thực hiện giám định mẫu hài cốt liệt sĩ; trường hợp gửi mẫu đối chứng thân nhân liệt sĩ thì kèm thông tin về ký hiệu mẫu của hài cốt liệt sĩ;

Việc gửi mẫu giám định phải lập thành biên bản theo Mẫu số 82 Phụ lục I của Nghị định số 131/2021/NĐ-CP và gửi về Bộ Nội vụ để theo dõi, tổng hợp.

b) Đối với trường hợp di chuyển hoặc nâng cấp, sửa chữa nghĩa trang liệt sĩ có liên quan tới phần mộ liệt sĩ:

Sở Nội vụ nơi quản lý mộ lập kế hoạch, dự toán kinh phí lấy mẫu hài cốt liệt sĩ báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định;

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Tài chính (nếu được giao hoặc ủy quyền) phê duyệt kế hoạch, dự toán kinh phí và chuyển kinh phí đến Sở Nội vụ để triển khai thực hiện;

Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với đơn vị giám định ADN tổ chức thực hiện lấy mẫu hài cốt liệt sĩ trong vòng 20 ngày; lập biên bản bàn giao hài cốt liệt sĩ theo Mẫu số 81 Phụ lục I của Nghị định số 131/2021/NĐ-CP và gửi về Bộ Nội vụ để theo dõi, tổng hợp;

Sở Nội vụ thông báo và hướng dẫn thân nhân liệt sĩ gửi mẫu đối chứng thân nhân liệt sĩ đối với trường hợp có thông tin về thân nhân liệt sĩ và gửi mẫu đối chứng thân nhân liệt sĩ kèm thông tin về ký hiệu mẫu của hài cốt liệt sĩ về đơn vị giám định ADN.

c) Đối với trường hợp quy định tại các điểm c, d khoản 1 Điều 146 của Nghị định số 131/2021/NĐ-CP:

Đại diện thân nhân liệt sĩ hoặc người hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ có đơn đề nghị giám định ADN xác định danh tính hài cốt liệt sĩ theo Mẫu số 30 Phụ lục I của Nghị định số 131/2021/NĐ-CP kèm theo bản sao Bằng “Tổ quốc ghi công” và Giấy xác nhận thông tin về nơi liệt sĩ hy sinh theo Mẫu số 44 Phụ lục I của Nghị định số 131/2021/NĐ-CP gửi Sở Nội vụ nơi quản lý hồ sơ gốc;

Sở Nội vụ nơi quản lý hồ sơ gốc trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định có trách nhiệm rà soát, nếu hồ sơ đang quản lý có thông tin về liệt sĩ và thân nhân thì có văn bản thông báo Sở Nội vụ nơi quản lý mộ kèm các giấy tờ theo quy định và bản trích lục hồ sơ liệt sĩ;

Sở Nội vụ nơi quản lý mộ liệt sĩ trong 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ theo quy định có trách nhiệm kiểm tra thông tin về vị trí mộ, thông tin khắc trên bia mộ, tình trạng hài cốt, thông tin quy tập. Nếu đủ căn cứ thì thực hiện như sau:

Lấy mẫu hài cốt liệt sĩ, lập biên bản bàn giao mẫu hài cốt liệt sĩ theo Mẫu số 82 Phụ lục I của Nghị định số 131/2021/NĐ-CP;

Thông báo và hướng dẫn thân nhân liệt sĩ gửi mẫu đối chứng thân nhân liệt sĩ về Sở Nội vụ;

Thanh toán chi phí lấy mẫu hài cốt liệt sĩ (nếu có);

Gửi mẫu hài cốt liệt sĩ và mẫu đối chứng thân nhân liệt sĩ kèm theo văn bản, biên bản lấy mẫu hài cốt liệt sĩ và mẫu đối chứng thân nhân liệt sĩ đến đơn vị giám định ADN; gửi văn bản và bản sao toàn bộ giấy tờ đến Bộ Nội vụ để theo dõi, tổng hợp.

d) Đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 146 của Nghị định số 131/2021/NĐ-CP:

Đại diện thân nhân hoặc người hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ thực hiện theo quy định tại điểm c khoản này. Sở Nội vụ thực hiện trình tự, thủ tục theo quy định tại điểm c khoản này.

10. Trình tự, thủ tục thực hiện nhiệm vụ tại điểm c khoản 6 Điều này như sau:

Trong thời gian 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 145 của Nghị định số 131/2021/NĐ-CP, Sở Nội vụ có trách nhiệm thực hiện chi trả cho đại diện thân nhân liệt sĩ hoặc người hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ hoặc tổ chức, cá nhân được ủy quyền.

11. Trình tự, thủ tục thực hiện nhiệm vụ tại điểm d khoản 6 Điều này như sau:

a) Trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả giám định ADN, Sở Nội vụ nơi quản lý mộ liệt sĩ có trách nhiệm thông báo kết quả giám định ADN đến đại diện thân nhân liệt sĩ (hoặc người hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ), Sở Nội vụ nơi quản lý hồ sơ gốc và Bộ Nội vụ;

b) Sở Nội vụ nơi quản lý mộ liệt sĩ thực hiện việc hoàn trả mẫu hài cốt liệt sĩ đã giám định ADN vào mộ liệt sĩ trong thời gian 07 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo kết quả giám định ADN;

c) Trường hợp xác định được thông tin về liệt sĩ: Sở Nội vụ nơi quản lý mộ liệt sĩ ban hành quyết định xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin theo Mẫu số 76 Phụ lục I của Nghị định số 131/2021/NĐ-CP; cấp giấy báo tin mộ liệt sĩ tới thân nhân liệt sĩ trong thời gian 05 ngày làm việc, kê từ ngày nhận được văn bản và thông báo đến Sở Nội vụ nơi quản lý hồ sơ gốc; khắc lại thông tin trên bia mộ liệt sĩ.

Điều 6. Phân cấp nhiệm vụ quản lý nhà nước lĩnh vực chính quyền địa phương

1. Nhiệm vụ, quyền hạn về quyết định công nhận vùng an toàn khu theo quy định tại điểm đ khoản 6 Điều 2 của Nghị định số 25/2025/NĐ-CP ngày 21 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ thực hiện.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn về công nhận xã an toàn khu, xã đảo theo quy định tại điểm đ khoản 6 Điều 2 của Nghị định số 25/2025/NĐ-CP do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện.

3. Trình tự, thủ tục, hồ sơ thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này như sau:

a) Trình tự, thủ tục đề nghị công nhận vùng an toàn khu:

Căn cứ tiêu chí xác định vùng an toàn khu theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập hồ sơ đề nghị công nhận vùng an toàn khu thuộc địa bàn của địa phương, báo cáo Ban Thường vụ Đảng bộ cấp tỉnh.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ (kèm theo hồ sơ) xem xét ra quyết định. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, Bộ Nội vụ có văn bản trả lời và hướng dẫn để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn thiện hồ sơ;

b) Hồ sơ đề nghị công nhận vùng an toàn khu gồm:

Công văn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ trưởng Bộ Nội vụ đề nghị công nhận vùng an toàn khu.

Hồ sơ khoa học của vùng an toàn khu, bao gồm: Phần lịch sử, địa lý của vùng (trong đó nêu rõ tên gọi trước đây và hiện nay của các xã trong vùng; vị trí, diện tích và dân số hiện nay của các xã trong vùng; nêu rõ và phân tích các sự kiện, di tích lịch sử cách mạng, thành tích phục vụ cách mạng được cấp có thẩm quyền ghi nhận, diễn ra trên địa bàn và nội dung khác (nếu có)); bảng tổng hợp các sự kiện, di tích lịch sử cách mạng; các tài liệu, tư liệu, hình ảnh, xác nhận của nhân chứng lịch sử và nội dung khác (nếu có).

Báo cáo tóm tắt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về các xã đề nghị công nhận vùng an toàn khu (biên bản thẩm định hồ sơ của cấp tỉnh và văn bản liên quan kèm theo).

4. Trình tự, thủ tục, hồ sơ thực hiện nhiệm vụ công nhận xã an toàn khu tại khoản 2 Điều này như sau:

a) Trình tự, thủ tục công nhận xã an toàn khu:

Căn cứ tiêu chí xác định xã an toàn khu theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp xã lập hồ sơ công nhận xã an toàn khu, báo cáo Ban Thường vụ Đảng bộ cấp xã.

Ủy ban nhân dân cấp xã có tờ trình đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận xã an toàn khu và công văn gửi Sở Nội vụ thẩm định (kèm theo hồ sơ).

Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Trường hợp hồ sơ chưa bảo đảm theo quy định thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, Sở Nội vụ có văn bản hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn thiện hồ sơ;

b) Hồ sơ đề nghị công nhận xã an toàn khu gồm có:

Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp xã gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công nhận xã an toàn khu (kèm theo hồ sơ).

Công văn của Ủy ban nhân dân cấp xã gửi Sở Nội vụ đề nghị thẩm định.

Hồ sơ của xã an toàn khu, bao gồm: Phần lịch sử, địa lý (trong đó nêu rõ tên gọi trước đây và hiện nay của xã; vị trí, diện tích và dân số hiện nay của xã; nêu rõ và phân tích các sự kiện, di tích lịch sử cách mạng, thành tích phục vụ cách mạng được cấp có thẩm quyền ghi nhận, diễn ra trên địa bàn và nội dung khác (nếu có)); bảng tổng hợp các sự kiện, di tích lịch sử cách mạng; các tài liệu, tư liệu, hình ảnh, xác nhận của nhân chứng lịch sử và nội dung khác (nếu có).

5. Trình tự, thủ tục, hồ sơ thực hiện nhiệm vụ công nhận xã đảo tại khoản 2 Điều này như sau:

Căn cứ tiêu chí xác định xã đảo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp xã lập hồ sơ công nhận, báo cáo Ban Thường vụ Đảng bộ cấp xã.

Ủy ban nhân dân cấp xã lập hồ sơ (gồm: Tờ trình; báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của xã; tài liệu chứng minh xã đủ tiêu chí, điều kiện là xã đảo) trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận xã đảo và gửi Sở Nội vụ thẩm định.

Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Trường hợp hồ sơ chưa bảo đảm theo quy định thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, Sở Nội vụ phải có văn bản hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn thiện hồ sơ.

Điều 7. Phân quyền nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động, tiền lương áp dụng với người sử dụng lao động và người lao động làm việc theo hợp đồng lao động

1. Nhiệm vụ, quyền hạn quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng tiền lương quốc gia theo quy định tại khoản 3 Điều 92 của Bộ luật Lao động do Thủ tướng Chính phủ thực hiện.

2. Nhiệm vụ thông báo cụ thể ngày nghỉ lễ, tết hằng năm theo quy định tại khoản 3 Điều 112 của Bộ luật Lao động do Bộ trưởng Bộ Nội vụ thực hiện (để áp dụng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội).

Điều 8. Phân cấp nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

1. Nhiệm vụ, quyền hạn về việc xác định chuyên gia là người lao động nước ngoài quy định tại điểm c khoản 3 Điều 3 của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 70/2023/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2023 của Chính phủ (sau đây gọi là Nghị định số 152/2020/NĐ-CP) do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn về chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài; xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động; cấp, cấp lại, gia hạn và thu hồi giấy phép lao động đối với người lao động nước ngoài quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 30 của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người lao động dự kiến làm việc thực hiện.

3. Trình tự, thủ tục thực hiện nhiệm vụ xác định chuyên gia là người lao động nước ngoài tại khoản 1 Điều này như sau:

a) Bước 1: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động mà hồ sơ có trường hợp đặc biệt theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 3 của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP thì Sở Nội vụ đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân xem xét quyết định (nội dung Tờ trình cần nêu rõ ý kiến tham mưu của Sở Nội vụ về việc xem xét người lao động nước ngoài đó có là chuyên gia trong trường hợp đặc biệt không);

b) Bước 2: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo quyết định áp dụng trường hợp đặc biệt cho chuyên gia là lao động nước ngoài trong thời hạn 03 ngày làm việc; trường hợp không cho rằng là chuyên gia lao động nước ngoài thì nêu lý do.

Điều 9. Phân quyền nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động

1. Nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 6 và Điều 19 của Luật An toàn, vệ sinh lao động do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện, gồm:

a) Nhận thông báo của người lao động về nguy cơ mất an toàn lao động tại nơi làm việc trên địa bàn để có biện pháp ngăn chặn kịp thời các hành vi gây mất an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 6;

b) Nhận thông báo của người sử dụng lao động khi xảy ra sự cố gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng, ứng cứu khẩn cấp và có biện pháp xử lý kịp thời theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 19;

c) Chủ động có biện pháp ứng phó ngay khi xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng liên quan đến nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh tại địa phương và kịp thời báo cáo Sở Nội vụ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 19.

2. Trình tự, thủ tục thực hiện nhiệm vụ tại khoản 1 Điều này như sau:

Khi nhận được thông báo của người lao động và người sử dụng lao động, Ủy ban nhân dân cấp xã phải kịp thời bố trí nhân sự và thực hiện biện pháp kỹ thuật phù hợp để ngăn chặn, ứng cứu khẩn cấp nguy cơ mất an toàn lao động tại nơi làm việc trên địa bàn. Trường hợp vượt quá thẩm quyền thì báo cáo với Sở Nội vụ và đề nghị hỗ trợ kỹ thuật của các cơ quan, tổ chức chuyên môn phù hợp trên địa bàn.

Điều 10. Phân quyền nhiệm vụ quản lý nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

1. Nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính thực hiện, gồm:

a) Nhận và ban hành văn bản chấp thuận chuẩn bị nguồn lao động cho doanh nghiệp dịch vụ theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 18;

b) Nhận báo cáo và trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 31;

c) Nhận báo cáo sau khi doanh nghiệp hoàn thành hợp đồng trúng thầu, nhận thầu ở nước ngoài; yêu cầu doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài báo cáo đột xuất theo quy định tại khoản 8 Điều 32;

d) Nhận báo cáo và trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 34;

đ) Nhận và trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp thực hiện đăng ký đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài có thời gian từ 90 ngày trở lên theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 39.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn về việc có văn bản xác nhận việc đăng ký hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 50 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người lao động thực hiện.

3. Trình tự, thủ tục thực hiện nhiệm vụ tại điểm c khoản 1 Điều này như sau:

Doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài sau khi hoàn thành hợp đồng trúng thầu, nhận thầu ở nước ngoài chậm nhất là 10 ngày sau ngày người lao động đi làm việc ở nước ngoài nhập cảnh về nước.

Điều 11. Phân cấp nhiệm vụ quản lý nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 112/2021/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính thực hiện, gồm:

1. Ban hành văn bản chấp thuận đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài theo quy định tại Điều 21;

2. Nhận danh sách và xác nhận danh sách người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài theo quy định tại Điều 22;

3. Ban hành văn bản gửi ngân hàng nhận ký quỹ đề nghị trả tiền ký quỹ cho doanh nghiệp (đối với Hợp đồng đào tạo nghề có thời gian đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài từ 90 ngày trở lên) theo quy định tại Điều 28.

Điều 12. Phân cấp nhiệm vụ quản lý nhà nước về quỹ xã hội, quỹ từ thiện

Nhiệm vụ, quyền hạn về cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ; cho phép hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đổi tên quỹ; đình chỉ có thời hạn hoạt động; cho phép quỹ hoạt động trở lại sau khi bị đình chỉ có thời hạn; công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động; công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ; cấp lại giấy phép thành lập; công nhận sửa đổi, bổ sung điều lệ; mở rộng phạm vi hoạt động; thu hồi giấy phép thành lập quy định tại Điều 18 của Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 136/2024/NĐ-CP ngày 23 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ (sau đây gọi là Nghị định số 93/2019/NĐ-CP) do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện đối với: Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh (bao gồm quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập, hoạt động trong phạm vi tỉnh, xã); trừ quỹ hoạt động trong phạm vi xã.

Điều 13. Phân quyền nhiệm vụ quản lý nhà nước về bình đẳng giới

1. Nhiệm vụ, quyền hạn về ban hành chiến lược, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới và báo cáo Quốc hội hằng năm về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới theo quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật Bình đẳng giới do Thủ tướng Chính phủ thực hiện.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn về quy định và thực hiện tiêu chí phân loại giới tính trong số liệu thông tin thống kê nhà nước theo quy định tại khoản 5 Điều 25 của Luật Bình đẳng giới do Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện.

Điều 14. Phân cấp nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác văn thư, lưu trữ nhà nước

1. Nhiệm vụ, quyền hạn quyết định cơ quan, tổ chức khác của Nhà nước không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật Lưu trữ nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ lịch sử của Nhà nước ở trung ương do Bộ trưởng Bộ Nội vụ thực hiện.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn quyết định cơ quan, tổ chức khác của Nhà nước không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật Lưu trữ nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ lịch sử của Nhà nước ở địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 15. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.

2. Nghị định này hết hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2027 trừ các trường hợp sau:

a) Bộ, cơ quan ngang bộ báo cáo Chính phủ đề xuất và được Quốc hội quyết định kéo dài thời gian áp dụng toàn bộ hoặc một phần Nghị định này;

b) Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định, nghị quyết của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ có quy định về thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước, trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định này được thông qua hoặc ban hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025, có hiệu lực trước ngày 01 tháng 3 năm 2027 và các quy định tương ứng trong Nghị định này hết hiệu lực tại thời điểm các văn bản quy phạm pháp luật đó có hiệu lực.

3. Trong thời gian các quy định của Nghị định này có hiệu lực, nếu quy định về thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước, trình tự, thủ tục trong Nghị định này khác với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này.

4. Thay thế, bổ sung một số từ, cụm từ tại Phụ lục I của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP như sau:

a) Thay thế cụm từ “Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Việc làm)” bằng cụm từ “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/Sở Nội vụ” tại Mẫu số 01/PLI, 02/PLI, 03/PLI, 09/PLI, 10/PLI, 11/PLI, 13/PLI.

b) Thay thế cụm từ “Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024” bằng cụm từ “Kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025”; thay thế cụm từ “Cổng Thông tin điện tử của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Việc làm)” bằng cụm từ “Cổng Thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh” tại Mẫu số 01, 02/PLI;

c) Thay thế cụm từ “Cục trưởng/Giám đốc” bằng cụm từ “Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/Giám đốc Sở Nội vụ” tại Mẫu số 03/PLI;

d) Thay thế cụm từ “Cục trưởng Cục Việc làm” bằng cụm từ “Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/Giám đốc Sở Nội vụ” tại Mẫu số 10/PLI, 13/PLI;

đ) Thay thế cụm từ “Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)” thành “Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/Giám đốc Sở Nội vụ” tại Mẫu số 12/PLI.

5. Thay thế cụm từ “Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội” bằng cụm từ “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh” tại Mẫu số 10 Phụ lục I của Nghị định số 112/2021/NĐ-CP.

6. Bãi bỏ điểm e khoản 3 Điều 3Phụ lục kèm theo của Nghị định số 74/2024/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2024 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

7. Danh mục địa bàn cấp xã áp dụng mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025 theo quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này.

Khi áp dụng mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo địa bàn cấp xã tại Phụ lục kèm theo Nghị định này mà có trường hợp mức lương tối thiểu thấp hơn so với trước thời điểm ngày 01 tháng 7 năm 2025 thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện mức lương tối thiểu như đã áp dụng đối với địa bàn cấp huyện trước thời điểm ngày 01 tháng 7 năm 2025 cho đến khi Chính phủ có quy định mới.

Điều 16. Điều khoản chuyển tiếp, trách nhiệm thi hành

1. Nhiệm vụ đang được cơ quan, người có thẩm quyền phân quyền, phân cấp thụ lý và đã thực hiện một phần nhưng chưa hoàn thành trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện, giải quyết.

2. Văn bản, giấy phép, giấy chứng nhận đã được cơ quan, người có thẩm quyền phân quyền, phân cấp ban hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành và chưa hết hiệu lực hoặc chưa hết thời hạn thì tiếp tục được áp dụng, sử dụng theo thời hạn ghi trên văn bản, giấy phép, giấy chứng nhận đó cho đến khi hết thời hạn.

Trường hợp tổ chức, cá nhân có nhu cầu được sửa đổi, cấp lại văn bản, giấy phép, giấy chứng nhận bởi cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được phân quyền, phân cấp thì có văn bản đề nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được phân quyền, phân cấp giải quyết.

3. Cơ quan, người được phân quyền, phân cấp khi tiếp nhận thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực nội vụ có trách nhiệm sau đây:

a) Rà soát các nhiệm vụ được phân quyền, phân cấp quy định tại Nghị định này để chỉnh sửa, bổ sung và công bố Quyết định danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết; bảo đảm giải quyết thủ tục hành chính sau phân cấp được thông suốt, không bị gián đoạn;

b) Kế thừa toàn bộ hồ sơ, tài liệu, các bước thực hiện và kết quả giải quyết của cơ quan, người có thẩm quyền phân cấp đã thực hiện trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành. Không được yêu cầu cá nhân, tổ chức nộp lại hồ sơ đã nộp; không thực hiện lại các bước trong thủ tục hành chính đã thực hiện trước khi phân cấp;

c) Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phân quyền, phân cấp định kỳ trước ngày 31 tháng 12 hằng năm với cơ quan, người có thẩm quyền phân quyền, phân cấp;

d) Đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền phân quyền, phân cấp điều chỉnh nội dung thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn phân quyền, phân cấp nếu thực tế thực hiện nhiệm vụ có phát sinh vướng mắc vượt thẩm quyền.

4. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu trong Nghị định này được sửa đổi, bổ sung, thay thế bởi các văn bản quy phạm pháp luật mới thì áp dụng văn bản quy phạm pháp luật mới, trừ nội dung về phân quyền, phân cấp trong Nghị định này.

5. Cơ quan, người có thẩm quyền phân quyền, phân cấp có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo Nghị định này.

6. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 


Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, TCCV (2b)

TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Nguyễn Hòa Bình

 

PHỤ LỤC I

DANH MỤC ĐỊA BÀN CẤP XÃ ÁP DỤNG MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU
(Kèm theo Nghị định số 128/2025/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2025 của Chính phủ)

1. Tỉnh Lào Cai

- Vùng II, gồm các phường Cam Đường, Lào Cai và các xã Cốc San, Hợp Thành, Gia Phú.

- Vùng III, gồm các phường Văn Phú, Yên Bái, Nam Cường, Âu Lâu, Sa Pa và các xã Phong Hải, Xuân Quang, Bảo Thắng, Tằng Loỏng, Mường Bo, Bản Hồ, Tả Phìn, Tả Van, Ngũ Chỉ Sơn.

- Vùng IV, gồm các xã, phường còn lại.

2. Tỉnh Cao Bằng

- Vùng III, gồm các phường Thục Phán, Nùng Trí Cao, Tân Giang.

- Vùng IV, gồm các xã, phường còn lại.

3. Tỉnh Điện Biên

- Vùng III, gồm các phường Điện Biên Phủ, Mường Thanh và xã Mường Phăng, Nà Tấu.

- Vùng IV, gồm các xã, phường còn lại.

4. Tỉnh Lai Châu

- Vùng III, gồm các phường Tân Phong, Đoàn Kết.

- Vùng IV, gồm các xã, phường còn lại.

5. Tỉnh Sơn La

- Vùng III, gồm các phường Tô Hiệu, Chiềng An, Chiềng Cơi, Chiềng Sinh.

- Vùng IV, gồm các xã, phường còn lại.

6. Tỉnh Tuyên Quang

- Vùng III, gồm các phường Mỹ Lâm, Minh Xuân, Nông Tiến, An Tường, Bình Thuận, Hà Giang 1, Hà Giang 2 và xã Ngọc Đường.

- Vùng IV, gồm các xã, phường còn lại.

7. Tỉnh Lạng Sơn

- Vùng III, gồm các phường Tam Thanh, Lương Văn Tri, Hoàng Văn Thụ, Đông Kinh.

- Vùng IV, gồm các xã, phường còn lại.

8. Tỉnh Phú Thọ

- Vùng II, gồm các phường Việt Trì, Nông Trang, Thanh Miếu, Vân Phú, Vĩnh Phúc, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Xuân Hòa, Hòa Bình, Kỳ Sơn, Tân Hòa, Thống Nhất và các xã Hy Cương, Yên Lạc, Tề Lỗ, Liên Châu, Tam Hông, Nguyệt Đức, Bình Nguyên, Xuân Lãng, Bình Xuyên, Bình Tuyền, Lương Sơn, Cao Dương, Liên Sơn, Thịnh Minh.

- Vùng III, gồm các phường Phong Châu, Phú Thọ, Âu Cơ và các xã Lâm Thao, Xuân Lũng, Phùng Nguyên, Bản Nguyên, Phù Ninh, Dân Chủ, Phú Mỹ, Trạm Thản, Bình Phú, Thanh Ba, Quảng Yên, Hoàng Cương, Đông Thành, Chí Tiên, Liên Minh, Tam Nông, Thọ Văn, Vạn Xuân, Hiền Quan, Tam Sơn, Sông Lô, Hải Lựu, Yên Lãng, Lập Thạch, Tiên Lữ, Thái Hòa, Liên Hòa, Hợp Lý, Sơn Đông, Tam Đảo, Đại Đình, Đạo Trù, Tam Dương, Hội Thịnh, Hoàng An, Tam Dương Bắc, Vĩnh Tường, Thổ Tang, Vĩnh Hưng, Vĩnh An, Vĩnh Phú, Vĩnh Thành.

- Vùng IV, gồm các xã, phường còn lại.

9. Tỉnh Quảng Ninh

- Vùng IV, gồm các xã Ba Chẽ, Hoành Mô, Lục Hồn, Bình Liêu và đặc khu Cô Tô.

- Vùng III, gồm các xã Tiên Yên, Điền Xá, Đông Ngũ, Hải Lạng, Quảng Tân, Đầm Hà, Quảng Hà, Đường Hoa, Quảng Đức, Cái Chiên và đặc khu Vân Đồn.

- Vùng II, gồm các phường Mông Dương, Quang Hanh, Cẩm Phả, Cửa Ông và xã Hải Hòa.

- Vùng I, gồm các xã, phường còn lại.

10. Thành phố Hải Phòng

- Vùng III, gồm các xã Thanh Hà, Hà Tây, Hà Bắc, Hà Đông, Ninh Giang, Vĩnh Lại, Khúc Thừa Dụ, Tân An, Hồng Châu, Thanh Miện, Bắc Thanh Miện, Hải Hưng, Nam Thanh Miện, Hà Nam.

- Vùng II, gồm các phường Chu Văn An, Chí Linh, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Trần Nhân Tông, Lê Đại Hành, Kinh Môn, Nguyễn Đại Năng, Trần Liễu, Bắc An Phụ, Phạm Sư Mạnh, Nhị Chiểu và các xã Nam An Phụ, Nam Sách, Thái Tân, Hợp Tiến, Trần Phú, An Phú, Cẩm Giang, Cẩm Giàng, Tuệ Tĩnh, Mao Điền, Kẻ Sặt, Bình Giang, Đường An, Thượng Hồng, Gia Lộc, Yết Kiêu, Gia Phúc, Trường Tân, Tứ Kỳ, Tân Kỳ, Đại Sơn, Chí Minh, Lạc Phượng, Nguyên Giáp, Nguyễn Lương Bằng, Phú Thái, Lai Khê, An Thành, Kim Thành và đặc khu Bạch Long Vĩ.

- Vùng I, gồm các xã, phường và đặc khu còn lại.

11. Tỉnh Hưng Yên

- Vùng II, gồm các phường Phố Hiến, Sơn Nam, Hồng Châu, Mỹ Hào, Đường Hào, Thượng Hồng, Thái Bình, Trần Lãm, Trần Hưng Đạo, Trà Lý, Vũ Phúc và các xã Tân Hưng, Yên Mỹ, Việt Yên, Hoàn Long, Nguyễn Văn Linh, Như Quỳnh, Lạc Đạo, Đại Đồng, Nghĩa Trụ, Phụng Công, Văn Giang, Mễ Sở.

- Vùng III, gồm các xã Hoàng Hoa Thám, Tiên Lữ, Tiên Hoa, Quang Hưng, Đoàn Đào, Tiên Tiến, Tống Trân, Lương Bằng, Nghĩa Dân, Hiệp Cường, Đức Hợp, Ân Thi, Xuân Trúc, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trãi, Hồng Quang, Khoái Châu, Triệu Việt Vương, Việt Tiến, Chí Minh, Châu Ninh, Thái Thụy, Đông Thụy Anh, Bắc Thụy Anh, Thụy Anh, Nam Thụy Anh, Bắc Thái Ninh, Thái Ninh, Đông Thái Ninh, Nam Thái Ninh, Tây Thái Ninh, Tây Thụy Anh, Tiền Hải, Tây Tiền Hải, Ái Quốc, Đồng Châu, Đông Tiền Hải, Nam Cường, Hưng Phú, Nam Tiền Hải.

- Vùng IV, gồm các xã, phường còn lại.

12. Tỉnh Thái Nguyên

- Vùng II, gồm các phường Phan Đình Phùng, Linh Sơn, Tích Lương, Gia Sàng, Quyết Thắng, Quan Triều, Phổ Yên, Vạn Xuân, Trung Thành, Phúc Thuận, Sông Công, Bá Xuyên, Bách Quang và các xã Tân Cương, Đại Phúc, Thành Công.

- Vùng III, gồm các phường Đức Xuân, Bắc Kạn và các xã Đại Từ, Đức Lương, Phú Thịnh, La Bằng, Phú Lạc, An Khánh, Quân Chu, Vạn Phú, Phú Xuyên, Phú Bình, Tân Thành, Điềm Thụy, Kha Sơn, Tân Khánh, Đồng Hỷ, Quang Sơn, Trại Cau, Nam Hòa, Văn Hán, Văn Lăng, Phú Lương, Vô Tranh, Yên Trạch, Hợp Thành, Phong Quang.

- Vùng IV, gồm các xã, phường còn lại.

13. Tỉnh Bắc Ninh

- Vùng IV, gồm các phường Chũ, Phượng Sơn và các xã Đại Sơn, Sơn Động, Tây Yên Tử, Dương Hưu, Yên Định, An Lạc, Vân Sơn, Biển Động, Lục Ngạn, Đèo Gia, Sơn Hải, Tân Sơn, Biên Sơn, Sa Lý, Nam Dương, Kiên Lao, Lục Sơn, Trường Sơn, Cẩm Lý, Đông Phú, Nghĩa Phương, Lục Nam, Bắc Lũng, Bảo Đài, Yên Thế, Bố Hạ, Đồng Kỳ, Xuân Lương, Tam Tiến, Tuấn Đạo.

- Vùng III, gồm các xã Lạng Giang, Mỹ Thái, Kép, Tân Dĩnh, Tiên Lục, Tân Yên, Ngọc Thiện, Nhã Nam, Phúc Hòa, Quang Trung, Hợp Thịnh, Hiệp Hòa, Hoàng Vân, Xuân Cẩm.

- Vùng II, gồm các xã, phường còn lại.

14. Thành phố Hà Nội

- Vùng II, gồm các xã Phượng Dực, Chuyên Mỹ, Đại Xuyên, Vân Đình, Ứng Thiên, Hòa Xá, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Hồng Sơn, Phúc Sơn, Hương Sơn, Minh Châu, Quảng Oai, Vật Lại, Cổ Đô, Bất Bạt, Suối Hai, Ba Vì, Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn, Đan Phượng.

- Vùng I, gồm các xã, phường còn lại.

15. Tỉnh Ninh Bình

- Vùng II, gồm các phường Tây Hoa Lư, Hoa Lư, Nam Hoa Lư, Đông Hoa Lư, Nam Định, Thiên Trường, Đông A, Vị Khê, Thành Nam, Trường Thi, Hồng Quang, Mỹ Lộc.

- Vùng III, gồm các phường Tam Điệp, Yên Sơn, Trung Sơn, Yên Thắng, Hà Nam, Phủ Lý, Phù Vân, Châu Sơn, Liêm Tuyền, Duy Tiên, Duy Tân, Đồng Văn, Duy Hà, Tiên Sơn, Lê Hồ, Nguyễn Úy, Lý Thường Kiệt, Kim Thanh, Tam Chúc, Kim Bảng và các xã Gia Viễn, Đại Hoàng, Gia Hưng, Gia Phong, Gia Vân, Gia Trấn, Yên Khánh, Khánh Nhạc, Khánh Thiện, Khánh Hội, Khánh Trung, Nam Trực, Nam Minh, Nam Đồng, Nam Ninh, Nam Hồng, Minh Tân, Hiển Khánh, Vụ Bản, Liên Minh, Ý Yên, Yên Đồng, Yên Cường, Vạn Thắng, Vũ Dương, Tân Minh, Phong Doanh, Cổ Lễ, Ninh Giang, Cát Thành, Trực Ninh, Quang Hưng, Minh Thái, Ninh Cường, Xuân Trường, Xuân Hưng, Xuân Giang, Xuân Hồng, Hải Hậu, Hải Anh, Hải Tiến, Hải Hưng, Hải An, Hải Quang, Hải Xuân, Hải Thịnh, Giao Minh, Giao Hòa, Giao Thủy, Giao Phúc, Giao Hưng, Giao Bình, Giao Ninh, Đồng Thịnh, Nghĩa Hưng, Nghĩa Sơn, Hồng Phong, Quỹ Nhất, Nghĩa Lâm, Rạng Đông.

- Vùng IV, gồm các xã, phường còn lại.

16. Tỉnh Thanh Hóa

- Vùng II, gồm các phường Hạc Thành, Quảng Phú, Đông Quang, Đông Sơn, Đông Tiến, Hàm Rồng, Nguyệt Viên, Sầm Sơn, Nam Sầm Sơn, Bỉm Sơn, Quang Trung, Ngọc Sơn, Tân Dân, Hải Lĩnh, Tĩnh Gia, Đào Duy Từ, Hải Bình, Trúc Lâm, Nghi Sơn và các xã Trường Lâm, Các Sơn.

- Vùng III, gồm các xã Hà Trung, Tống Sơn, Hà Long, Hoạt Giang, Lĩnh Toại, Triệu Lộc, Đông Thành, Hậu Lộc, Hoa Lộc, Vạn Lộc, Nga Sơn, Nga Thắng, Hồ Vương, Tân Tiến, Nga An, Ba Đình, Hoằng Hóa, Hoằng Tiến, Hoằng Thanh, Hoằng Lộc, Hoằng Châu, Hoằng Sơn, Hoằng Phú, Hoằng Giang, Lưu Vệ, Quảng Yên, Quảng Ngọc, Quảng Ninh, Quảng Bình, Tiên Trang, Quảng Chính, Nông Cống, Thắng Lợi, Trung Chính, Trường Văn, Thăng Bình, Tượng Lĩnh, Công Chính, Thiệu Hóa, Thiệu Quang, Thiệu Tiến, Thiệu Toán, Thiệu Trung, Yên Định, Yên Trường, Yên Phú, Quý Lộc, Yên Ninh, Định Tân, Định Hòa, Thọ Xuân, Thọ Long, Xuân Hòa, Sao Vàng, Lam Sơn, Thọ Lập, Xuân Tín, Xuân Lập, Vĩnh Lộc, Tây Đô, Biện Thượng, Triệu Sơn, Thọ Bình, Thọ Ngọc, Thọ Phú, Hợp Tiến, An Nông, Tân Ninh, Đồng Tiến.

- Vùng IV, gồm các xã, phường còn lại.

17. Tỉnh Nghệ An

- Vùng II, gồm các phường Trường Vinh, Thành Vinh, Vinh Hưng, Vinh Phú, Vinh Lộc, Cửa Lò và các xã Hưng Nguyên, Yên Trung, Hưng Nguyên Nam, Lam Thành, Nghi Lộc, Phúc Lộc, Đông Lộc, Trung Lộc, Thần Lĩnh, Hải Lộc, Văn Kiều.

- Vùng III, gồm các phường Hoàng Mai, Tân Mai, Quỳnh Mai, Thái Hòa, Tây Hiếu và các xã Diễn Châu, Đức Châu, Quảng Châu, Hải Châu, Tân Châu, An Châu, Minh Châu, Hùng Châu, Đô Lương, Bạch Ngọc, Văn Hiến, Bạch Hà, Thuần Trung, Lương Sơn, Vạn An, Nam Đàn, Đại Huệ, Thiên Nhẫn, Kim Liên, Nghĩa Đàn, Nghĩa Thọ, Nghĩa Lâm, Nghĩa Mai, Nghĩa Hưng, Nghĩa Khánh, Nghĩa Lộc, Quỳnh Lưu, Quỳnh Văn, Quỳnh Anh, Quỳnh Tam, Quỳnh Phú, Quỳnh Sơn, Quỳnh Thắng, Đông Hiếu, Yên Thành, Quan Thành, Hợp Minh, Vân Tụ, Vân Du, Quang Đồng, Giai Lạc, Bình Minh, Đông Thành.

- Vùng IV, gồm các xã, phường còn lại.

18. Tỉnh Hà Tĩnh

- Vùng III, gồm các phường Sông Trí, Hải Ninh, Hoành Sơn, Vũng Áng, Thành Sen, Trần Phú, Hà Huy Tập và các xã Thạch Lạc, Đồng Tiến, Thạch Khê, Cẩm Bình, Kỳ Hoa.

- Vùng IV, gồm các xã, phường còn lại.

19. Tỉnh Quảng Trị

- Vùng II, gồm các phường Đồng Hới, Đồng Thuận, Đông Sơn.

- Vùng III, gồm các phường Đông Hà, Nam Đông Hà, Ba Đồn, Bắc Gianh và các xã Nam Gianh, Nam Ba Đồn, Tân Gianh, Trung Thuần, Quảng Trạch, Hòa Trạch, Phú Trạch, Thượng Trạch, Phong Nha, Bắc Trạch, Đông Trạch, Hoàn Lão, Bố Trạch, Nam Trạch, Quảng Ninh, Ninh Châu, Trường Ninh, Trường Sơn, Lệ Thủy, Cam Hồng, Sen Ngư, Tân Mỹ, Trường Phú, Lệ Ninh, Kim Ngân.

- Vùng IV, gồm các xã, phường và đặc khu còn lại.

20. Thành phố Huế

- Vùng II, gồm các phường Thuận An, Hóa Châu, Mỹ Thượng, Vỹ Dạ, Thuận Hóa, An Cựu, Thủy Xuân, Kim Long, Hương An, Phú Xuân, Dương Nỗ.

- Vùng IV, gồm các xã A Lưới 1, A Lưới 2, A Lưới 3, A Lưới 4, A Lưới 5.

- Vùng III, gồm các xã, phường còn lại.

21. Thành phố Đà Nẵng

- Vùng II, gồm các phường Hải Châu, Hòa Cường, Thanh Khê, An Khê, An Hải, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Hòa Khánh, Hải Vân, Liên Chiểu, Cẩm Lệ, Hòa Xuân, Tam Kỳ, Quảng Phú, Hương Trà, Bàn Thạch, Hội An, Hội An Đông, Hội An Tây và các xã Hòa Vang, Hòa Tiến, Bà Nà, Tân Hiệp và đặc khu Hoàng Sa.

- Vùng III, gồm các phường Điện Bàn, Điện Bàn Đông, An Thắng, Điện Bàn Bắc và các xã Núi Thành, Tam Mỹ, Tam Anh, Đức Phú, Tam Xuân, Tam Hải, Tây Hồ, Chiên Đàn, Phú Ninh, Thăng Bình, Thăng An, Thăng Trường, Thăng Điền, Thăng Phú, Đồng Dương, Quế Sơn Trung, Quế Sơn, Xuân Phú, Nông Sơn, Quế Phước, Duy Nghĩa, Nam Phước, Duy Xuyên, Thu Bồn, Điện Bàn Tây, Gò Nổi, Đại Lộc, Hà Nha, Thượng Đức, Vu Gia, Phú Thuận,

- Vùng IV, gồm các xã, phường còn lại.

22. Tỉnh Quảng Ngãi

- Vùng III, gồm các phường Trương Quang Trọng, Cẩm Thành, Nghĩa Lộ, Kon Tum, Đăk Cấm, Đăk Bla và các xã Tịnh Khê, An Phú, Bình Minh, Bình Chương, Bình Sơn, Vạn Tường, Đông Sơn, Trường Giang, Ba Gia, Sơn Tịnh, Thọ Phong, Ngọk Bay, Ia Chim, Đăk Rơ Wa, Đăk Pxi, Đăk Mar, Đăk Ui, Đăk Hà, Ngọk Réo.

- Vùng IV, gồm các xã, phường và đặc khu còn lại.

23. Tỉnh Đắk Lắk

- Vùng III, gồm các phường Buôn Ma Thuột, Tân An, Tân Lập, Xuân Đài, Sông Cầu, Thành Nhất, Ea Kao, Tuy Hòa, Phú Yên, Bình Kiến, Đông Hòa, Hòa Hiệp và các xã Hòa Phú, Xuân Thọ, Xuân Cảnh, Xuân Lộc, Hòa Xuân.

- Vùng IV, gồm các xã, phường còn lại.

24. Tỉnh Khánh Hòa

- Vùng II, gồm các phường Nha Trang, Bắc Nha Trang, Tây Nha Trang, Nam Nha Trang, Bắc Cam Ranh, Cam Ranh, Cam Linh, Ba Ngòi, Ninh Hòa, Đông Ninh Hòa, Hòa Thắng và các xã Nam Cam Ranh, Bắc Ninh Hòa, Tân Định, Nam Ninh Hòa, Tây Ninh Hòa, Hòa Trí.

- Vùng III, gồm các phường Phan Rang, Đông Hải, Ninh Chử, Bảo An, Đô Vinh và các xã Đại Lãnh, Tu Bông, Vạn Thắng, Vạn Ninh, Vạn Hưng, Diên Khánh, Diên Lạc, Diên Điền, Suối Hiệp, Diên Thọ, Diên Lâm, Cam Lâm, Suối Dầu, Cam Hiệp, Cam An, Ninh Phước, Phước Hữu, Phước Hậu, Phước Dinh, Ninh Hải, Xuân Hải, Vĩnh Hải, Thuận Bắc, Công Hải.

- Vùng IV, gồm các xã, phường và đặc khu còn lại.

25. Tỉnh Gia Lai

- Vùng III, gồm các phường Quy Nhơn, Quy Nhơn Đông, Quy Nhơn Tây, Quy Nhơn Nam, Quy Nhơn Bắc, Pleiku, Hội Phú, Thống Nhất, Diên Hồng, An Phú và các xã Biển Hồ, Gào.

- Vùng IV, gồm các xã, phường còn lại.

26. Tỉnh Lâm Đồng

- Vùng II, gồm các phường Xuân Hương - Đà Lạt, Cam Ly - Đà Lạt, Lâm Viên - Đà Lạt, Xuân Trường - Đà Lạt, Lang Biang - Đà Lạt, 1 Bảo Lộc, 2 Bảo Lộc, 3 Bảo Lộc, B' Lao, Hàm Thắng, Bình Thuận, Mũi Né, Phú Thủy, Phan Thiết, Tiến Thành và xã Tuyên Quang.

- Vùng III, gồm các phường La Gi, Phước Hội, Bắc Gia Nghĩa, Nam Gia Nghĩa, Đông Gia Nghĩa và các xã Hiệp Thạnh, Đức Trọng, Tân Hội, Tà Hine, Tà Năng, Đinh Văn Lâm Hà, Di Linh, Hòa Ninh, Hòa Bắc, Đinh Trang Thượng, Bảo Thuận, Sơn Điền, Gia Hiệp, Tân Hải, Đông Giang, La Dạ, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận, Hồng Sơn, Hàm Liêm, Hàm Thạnh, Hàm Kiệm, Tân Thành, Hàm Thuận Nam, Tân Lập, Ninh Gia.

- Vùng IV, gồm các xã, phường và đặc khu còn lại.

27. Thành phố Hồ Chí Minh

- Vùng III, gồm các xã Ngãi Giao, Bình Giã, Kim Long, Châu Đức, Xuân Sơn, Nghĩa Thành, Hòa Hiệp, Bình Châu, Hồ Tràm, Xuyên Mộc, Hòa Hội, Bàu Lâm, Phước Hải, Long Hải, Đất Đỏ, Long Điền và đặc khu Côn Đảo.

- Vùng II, gồm các phường Bà Rịa, Long Hương, Tam Long và các xã Bình Khánh, An Thới Đông, Cần Giờ, Thạnh An.

- Vùng I, gồm các xã, phường còn lại.

28. Tỉnh Đồng Nai

- Vùng I, gồm các phường Biên Hòa, Trấn Biên, Tam Hiệp, Long Bình, Trảng Dài, Hố Nai, Long Hưng, Bình Lộc, Bảo Vinh, Xuân Lập, Long Khánh, Hàng Gòn, Tân Triều, Phước Tân, Tam Phước, Phú Lý và các xã Đại Phước, Nhơn Trạch, Phước An, Phước Thái, Long Phước, Bình An, Long Thành, An Phước, An Viễn, Bình Minh, Trảng Bom, Bàu Hàm, Hưng Thịnh, Dầu Giây, Gia Kiệm, Thống Nhất, Xuân Đường, Xuân Đông, Xuân Định, Xuân Phú, Xuân Lộc, Xuân Hòa, Xuân Thành, Xuân Bắc, Trị An, Tân An.

- Vùng II, gồm các phường Minh Hưng, Chơn Thành, Đồng Xoài, Bình Phước và các xã Xuân Quế, Cẩm Mỹ, Sông Ray, La Ngà, Định Quán, Phú Vinh, Phú Hòa, Tà Lài, Nam Cát Tiên, Tân Phú, Phú Lâm, Nha Bích, Tân Quan, Thuận Lợi, Đồng Tâm, Tân Lợi, Đồng Phú, Đak Lua, Thanh Sơn.

- Vùng IV, gồm các xã Thiện Hưng, Hưng Phước, Phú Nghĩa, Đa Kia, Phước Sơn, Nghĩa Trung, Bù Đăng, Thọ Sơn, Đak Nhau, Bom Bo, Bù Gia Mập, Đăk Ơ.

- Vùng III, gồm các xã, phường còn lại.

29. Tỉnh Tây Ninh

- Vùng I, gồm các phường Long An, Tân An, Khánh Hậu và các xã An Ninh, Hiệp Hòa, Hậu Nghĩa, Hòa Khánh, Đức Lập, Mỹ Hạnh, Đức Hòa, Thạnh Lợi, Bình Đức, Lương Hòa, Bến Lức, Mỹ Yên, Phước Lý, Mỹ Lộc, Cần Giuộc, Phước Vĩnh Tây, Tân Tập.

- Vùng II, gồm các phường Kiến Tường, Tân Ninh, Bình Minh, Ninh Thạnh, Long Hoa, Hòa Thành, Thanh Điền, Trảng Bàng, An Tịnh, Gò Dầu, Gia Lộc và các xã Tuyên Thạnh, Bình Hiệp, Thủ Thừa, Mỹ An, Mỹ Thạnh, Tân Long, Long Cang, Rạch Kiến, Mỹ Lệ, Tân Lân, Cần Đước, Long Hựu, Hưng Thuận, Phước Chỉ, Thạnh Đức, Phước Thạnh, Truông Mít, Nhựt Tảo.

- Vùng IV, gồm các xã Hưng Điền, Vĩnh Thạnh, Tân Hưng, Vĩnh Châu, Tuyên Bình, Vĩnh Hưng, Khánh Hưng, Bình Hòa, Mộc Hóa, Hậu Thạnh, Nhơn Hòa Lập, Nhơn Ninh, Tân Thạnh.

- Vùng III, gồm các xã, phường còn lại.

30. Tỉnh An Giang

- Vùng II, gồm các phường Long Xuyên, Bình Đức, Mỹ Thới, Châu Đốc, Vĩnh Tế, Vĩnh Thông, Rạch Giá, Hà Tiên, Tô Châu; các xã Mỹ Hòa Hưng, Tiên Hải và các đặc khu Phú Quốc, Thổ Châu.

- Vùng III, gồm các phường Tân Châu, Long Phú; các xã Tân An, Châu Phong, Vĩnh Xương, Châu Phú, Mỹ Đức, Vĩnh Thạnh Trung, Bình Mỹ, Thạnh Mỹ Tây, An Châu, Bình Hòa, Cần Đăng, Vĩnh Hanh, Vĩnh An, Thoại Sơn, Óc Eo, Định Mỹ, Phú Hòa, Vĩnh Trạch, Tây Phú, Thạnh Lộc, Châu Thành, Bình An, Hòa Điền, Kiên Lương, Sơn Hải, Hòn Nghệ và đặc khu Kiên Hải.

- Vùng IV, gồm các xã, phường còn lại.

31. Tỉnh Đồng Tháp

- Vùng II, gồm các phường Mỹ Tho, Đạo Thạnh, Mỹ Phong, Thới Sơn, Trung An và các xã Tân Hương, Châu Thành, Long Hưng, Long Định, Vĩnh Kim, Kim Sơn, Bình Trưng.

- Vùng III, gồm các phường Gò Công, Long Thuận, Sơn Qui, Bình Xuân, Mỹ Phước Tây, Thanh Hòa, Cai Lậy, Nhị Quý, An Bình, Hồng Ngự, Thường Lạc, Cao Lãnh, Mỹ Ngãi, Mỹ Trà, Sa Đéc và các xã Tân Phú, Tân Phước 1, Tân Phước 2, Tân Phước 3, Hưng Thạnh, Mỹ Tịnh An, Lương Hòa Lạc, Tân Thuận Bình, Chợ Gạo, An Thạnh Thủy, Bình Ninh, Tân Dương.

- Vùng IV, gồm các xã, phường còn lại.

32. Tỉnh Vĩnh Long

- Vùng II, gồm các phường Thanh Đức, Long Châu, Phước Hậu, Tân Hạnh, Tân Ngãi, Bình Minh, Cái Vồn, Đông Thành, An Hội, Phú Khương, Bến Tre, Sơn Đông, Phú Tân, Long Đức, Trà Vinh, Nguyệt Hóa, Hòa Thuận và các xã Phú Túc, Giao Long, Tiên Thủy, Tân Phú.

- Vùng III, gồm các phường Duyên Hải, Trường Long Hòa và các xã Cái Nhum, Tân Long Hội, Nhơn Phú, Bình Phước, An Bình, Long Hồ, Phú Quới, Đồng Khởi, Mỏ Cày, Thành Thới, An Định, Hương Mỹ, Tân Thủy, Bảo Thạnh, Ba Tri, Tân Xuân, Mỹ Chánh Hòa, An Ngãi Trung, An Hiệp, Thới Thuận, Thạnh Phước, Bình Đại, Thạnh Trị, Lộc Thuận, Châu Hưng, Phú Thuận, Long Hữu, Hưng Nhượng.

- Vùng IV, gồm các xã, phường còn lại.

33. Thành phố Cần Thơ

- Vùng II, gồm các phường Phú Lợi, Mỹ Xuyên, Ninh Kiều, Cái Khế, Tân An, An Bình, Thới An Đông, Bình Thủy, Long Tuyền, Cái Răng, Hưng Phú, Ô Môn, Thới Long, Phước Thới, Trung Nhứt, Thốt Nốt, Thuận Hưng, Tân Lộc, Sóc Trăng.

- Vùng III, gồm các phường Vị Thanh, Vị Tân, Đại Thành, Ngã Bảy, Vĩnh Phước, Vĩnh Châu, Khánh Hòa, Ngã Năm, Mỹ Quới và các xã Tân Long, Phong Điền, Nhơn Ái, Trường Long, Thới Lai, Đông Thuận, Trường Xuân, Trường Thành, Cờ Đỏ, Đông Hiệp, Thạnh Phú, Thới Hưng, Trung Hưng, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Trinh, Thạnh An, Thạnh Quới, Hỏa Lựu, Thạnh Xuân, Tân Hòa, Trường Long Tây, Châu Thành, Đông Phước, Phú Hữu, Vĩnh Hải, Lai Hòa.

- Vùng IV, gồm các xã, phường còn lại.

34. Tỉnh Cà Mau

- Vùng II, gồm các phường An Xuyên, Lý Văn Lâm, Tân Thành, Hòa Thành, Bạc Liêu, Vĩnh Trạch, Hiệp Thành.

- Vùng III, gồm các phường Giá Rai, Láng Tròn và các xã U Minh, Nguyễn Phích, Khánh Lâm, Khánh An, Khánh Bình, Đá Bạc, Khánh Hưng, Sông Đốc, Trần Văn Thời, Đất Mới, Năm Căn, Tam Giang, Lương Thế Trân, Hưng Mỹ, Cái Nước, Tân Hưng, Phú Mỹ, Phong Thạnh, Hòa Bình, Vĩnh Mỹ, Vĩnh Hậu.

- Vùng IV, gồm các xã, phường còn lại.

 

PHỤ LỤC II

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC NỘI VỤ
(Kèm theo Nghị định số 128/2025/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2025 của Chính phủ)

Mục 1

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

Thủ tục hành chính thực hiện nhiệm vụ khám giám định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể đối với trường hợp vết thương đặc biệt tái phát và điều chỉnh chế độ quy định tại điểm a khoản 6 Điều 5 của Nghị định này như sau:

- Trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều 41 của Nghị định số 131/2021/NĐ-CP, cá nhân làm đơn đề nghị theo Mẫu số 33 Phụ lục I của Nghị định số 131/2021/NĐ-CP kèm các giấy tờ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 41 của Nghị định số 131/2021/NĐ-CP gửi Sở Nội vụ nơi thường trú.

Sở Nội vụ trong thời gian 12 ngày, kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ nêu trên có trách nhiệm đối chiếu hồ sơ đang lưu tại sở, nếu đủ điều kiện, thì cấp giấy giới thiệu theo Mẫu số 38 Phụ lục I của Nghị định số 131/2021/NĐ-CP gửi đến Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền theo quy định tại Điều 161 của Nghị định số 131/2021/NĐ-CP. Trường hợp không đủ điều kiện thì trả lại hồ sơ và nêu rõ lý do.

- Hội đồng giám định y khoa trong thời gian 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm tổ chức khám giám định, ban hành biên bản giám định y khoa theo Mẫu số 78 Phụ lục I của Nghị định số 131/2021/NĐ-CP gửi Sở Nội vụ. Trường hợp chưa ban hành biên bản phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.

- Sở Nội vụ trong thời gian 12 ngày, kể từ ngày tiếp nhận biên bản giám định y khoa có trách nhiệm ban hành quyết định điều chỉnh trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo Mẫu số 60 Phụ lục I của Nghị định số 131/2021/NĐ-CP.

Mục 2

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM

1. Thủ tục hành chính thực hiện nhiệm vụ chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 8 của Nghị định này như sau:

a) Trước ít nhất 15 ngày, kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được và báo cáo giải trình với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP;

b) Trong quá trình thực hiện, nếu thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài về vị trí, chức danh công việc, hình thức làm việc, số lượng, địa điểm thì người sử dụng lao động phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo Mẫu số 02/PLI Phụ lục I của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP trước ít nhất 15 ngày, kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài;

c) Trường hợp người lao động nước ngoài quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6 và 8 Điều 154 của Bộ luật Lao động năm 2019 và các khoản 1, 2, 4, 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 Điều 7 của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP thì người sử dụng lao động không phải thực hiện xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài;

d) Kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2025, việc thông báo tuyển dụng người lao động Việt Nam vào các vị trí dự kiến tuyển dụng người lao động nước ngoài được thực hiện trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thời gian ít nhất 15 ngày, kể từ ngày dự kiến báo cáo giải trình với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.

Nội dung thông báo tuyển dụng bao gồm: Vị trí và chức danh công việc, mô tả công việc, số lượng, yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm, mức lương, thời gian và địa điểm làm việc. Sau khi không tuyển được người lao động Việt Nam vào các vị ví tuyển dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP;

đ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc theo Mẫu số 03/PLI Phụ lục I của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo giải trình hoặc báo cáo giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.

2. Thủ tục hành chính thực hiện nhiệm vụ xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động quy định tại khoản 2 Điều 8 của Nghị định này như sau:

a) Người sử dụng lao động đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động trước ít nhất 10 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc.

Trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 6 Điều 154 của Bộ luật Lao động năm 2019khoản 1, 2, 8 và 11 Điều 7 của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP thì không phải làm thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động nhưng phải báo cáo với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc thông tin: Họ và tên, tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu, tên người sử dụng lao động nước ngoài, ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc trước ít nhất 03 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam.

Thời hạn xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động tối đa là 02 năm và theo thời hạn của một trong các trường hợp quy định tại Điều 10 của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP. Trường hợp cấp lại xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động thì thời hạn tối đa là 02 năm;

b) Hồ sơ đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, bao gồm:

- Văn bản đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo Mẫu số 09/PLI Phụ lục I của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP;

- Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe theo quy định tại khoản 2 Điều 9 của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP;

- Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài;

- Bản sao có chứng thực hộ chiếu hoặc bản sao hộ chiếu có xác nhận của người sử dụng lao động còn giá trị theo quy định của pháp luật;

- Các giấy tờ để chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động;

Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe; văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài; các giấy tờ để chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động nêu trên là 01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực, nếu của nước ngoài thì phải hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và công chứng hoặc chứng thực trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo Mẫu số 10/PLI Phụ lục I của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP. Trường hợp không xác nhận thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

3. Thủ tục hành chính thực hiện nhiệm vụ cấp giấy phép lao động quy định tại khoản 2 Điều 8 của Nghị định này như sau:

a) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động bao gồm:

- Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo Mẫu số 11/PLI Phụ lục I của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP. Trường hợp người lao động nước ngoài làm việc cho 01 người sử dụng lao động tại nhiều địa điểm thì trong văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động phải liệt kê đầy đủ các địa điểm làm việc.

- Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ hoặc giấy chứng nhận có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

- Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp. Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự được cấp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.

- Văn bản, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật và một số nghề, công việc được quy định như sau:

Giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành theo quy định tại khoản 4, 5 Điều 3 của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP bao gồm 03 loại giấy tờ sau: Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận thành lập hoặc quyết định thành lập hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương; Nghị quyết hoặc Quyết định bổ nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;

Giấy tờ chứng minh chuyên gia, lao động kỹ thuật theo quy định tại khoản 3, 6 Điều 3 của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP bao gồm 02 loại giấy tờ sau: Văn bằng hoặc chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận; văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài về số năm kinh nghiệm của chuyên gia, lao động kỹ thuật hoặc giấy phép lao động đã được cấp hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã được cấp;

Văn bản chứng minh kinh nghiệm của cầu thủ bóng đá nước ngoài hoặc giấy chứng nhận chuyển nhượng quốc tế (ITC) cấp cho cầu thủ bóng đá nước ngoài hoặc văn bản của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam xác nhận đăng ký tạm thời hoặc chính thức cho cầu thủ của câu lạc bộ thuộc Liên đoàn Bóng đá Việt Nam;

Giấy phép lái tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đối với phi công nước ngoài hoặc chứng chỉ chuyên môn được phép làm việc trên tàu bay do Bộ Xây dựng cấp cho tiếp viên hàng không;

Giấy chứng nhận trình độ chuyên môn trong lĩnh vực bảo dưỡng tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đối với người lao động nước ngoài làm công việc bảo dưỡng tàu bay;

Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoặc giấy công nhận giấy chứng nhận khả năng chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho thuyền viên nước ngoài;

Giấy chứng nhận thành tích cao trong lĩnh vực thể thao và được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác nhận đối với huấn luyện viên thể thao hoặc có tối thiểu một trong các bằng cấp như: Bằng B huấn luyện viên bóng đá của Liên đoàn Bóng đá Châu A (AFC) hoặc bằng huấn luyện viên thủ môn cấp độ 1 của AFC hoặc bằng huấn luyện viên thể lực cấp độ 1 của AFC hoặc bằng huấn luyện viên bóng đá trong nhà (Futsal) cấp độ 1 của AFC hoặc bất kỳ bằng cấp huấn luyện tương đương của nước ngoài được AFC công nhận;

Văn bằng do cơ quan có thẩm quyền cấp đáp ứng quy định về trình độ, trình độ chuẩn theo Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp và Quy chế tổ chức hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

- 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;

- Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài;

- Bản sao có chứng thực hộ chiếu hoặc bản sao hộ chiếu có xác nhận của người sử dụng lao động còn giá trị theo quy định của pháp luật;

- Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài trừ trường hợp người lao động nước ngoài quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP:

Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP phải có văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài đó tuyển dụng trước khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng liên tục;

Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài, trong đó phải có thỏa thuận về việc người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP phải có hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được ít nhất 02 năm;

Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ;

Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP phải có văn bản của cơ quan, tổ chức cử người lao động nước ngoài đến làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP và giấy phép hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;

Đối với người lao động nước ngoài làm việc theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP thì phải có văn bản của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam và phù hợp với vị trí công việc dự kiến làm việc hoặc giấy tờ chứng minh là nhà quản lý theo quy định tại khoản 4 Điều 3 của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP;

- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động đối với một số trường hợp đặc biệt:

Đối với người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động, đang còn hiệu lực mà có nhu cầu làm việc cho người sử dụng lao động khác ở cùng vị trí công việc và cùng chức danh công việc ghi trong giấy phép lao động thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động mới gồm: Giấy xác nhận của người sử dụng lao động trước đó về việc người lao động hiện đang làm việc, các giấy tờ quy định tại khoản 1, 5, 6, 7, 8 Điều 9 của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP và bản sao có chứng thực giấy phép lao động đã được cấp;

Đối với người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực mà thay đổi vị trí công việc hoặc chức danh công việc hoặc hình thức làm việc ghi trong giấy phép lao động theo quy định của pháp luật nhưng không thay đổi người sử dụng lao động thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động mới gồm các giấy tờ quy định tại khoản 1, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 9 của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP và giấy phép lao động hoặc bản sao có chứng thực giấy phép lao động đã được cấp.

Đối với người lao động nước ngoài là chuyên gia, lao động kỹ thuật đã được cấp giấy phép lao động và đã được gia hạn một lần mà có nhu cầu tiếp tục làm việc với cùng vị trí công việc và chức danh công việc ghi trong giấy phép lao động thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động mới gồm các giấy tờ quy định tại khoản 1, 2, 5, 6, 7, 8 Điều 9 của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP và bản sao giấy phép lao động đã được cấp;

- Hợp pháp hóa lãnh sự, chứng thực các giấy tờ: Các giấy tờ quy định tại các khoản 2, 3, 4, 6 và 8 Điều 9 của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP là 01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực, nếu của nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật; dịch ra tiếng Việt và công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

b) Trình tự cấp giấy phép lao động

Trước ít nhất 15 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam, người nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc được quy định như sau:

Người sử dụng lao động đối với trường hợp người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức quy định tại điểm a, b, e, g, i và k khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP.

Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam hoặc tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam mà người lao động nước ngoài đến làm việc theo hình thức quy định tại điểm c và d khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP.

Người lao động nước ngoài vào Việt Nam để chào bán dịch vụ, người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại theo hình thức quy định tại điểm đ và h khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc thực hiện cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo Mẫu số 12/PLI Phụ lục I của Nghị định số 152/2020/NĐ- CP. Trường hợp không cấp giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Giấy phép lao động có kích thước khổ A4 (21 cm x 29,7 cm), gồm 2 trang: Trang 1 có màu xanh; trang 2 có nền màu trắng, hoa văn màu xanh, ở giữa có hình ngôi sao. Giấy phép lao động được mã số như sau: Mã số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo Mẫu số 16/PLI Phụ lục I của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP; 02 chữ số cuối của năm cấp giấy phép; loại giấy phép (cấp mới ký hiệu 1; gia hạn ký hiệu 2; cấp lại ký hiệu 3); số thứ tự (từ 000.001).

Trường hợp giấy phép lao động là bản điện tử thì phải phù hợp với quy định của pháp luật liên quan và đáp ứng nội dung theo Mẫu số 12/PLI Phụ lục I của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP.

Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP, sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động thì người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến làm việc cho người sử dụng lao động.

Người sử dụng lao động phải gửi hợp đồng lao động đã ký kết theo yêu cầu tới cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép lao động đó. Hợp đồng lao động là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực.

4. Thủ tục hành chính thực hiện nhiệm vụ cấp lại giấy phép lao động quy định tại khoản 2 Điều 8 của Nghị định này như sau:

a) Các trường hợp được cấp lại giấy phép lao động bao gồm:

- Giấy phép lao động còn thời hạn bị mất;

- Giấy phép lao động còn thời hạn bị hỏng;

- Thay đổi một trong các nội dung sau: Họ và tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc, đổi tên doanh nghiệp mà không thay đổi mã số doanh nghiệp ghi trong giấy phép lao động còn thời hạn;

b) Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động bao gồm:

- Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo Mẫu số 11/PLI Phụ lục I của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP;

- 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;

- Giấy phép lao động còn thời hạn đã được cấp: Trường hợp giấy phép lao động còn thời hạn bị mất thì phải có xác nhận của cơ quan công an cấp xã nơi người nước ngoài cư trú hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của pháp luật; trường hợp thay đổi nội dung ghi trên giấy phép lao động thì phải có các giấy tờ chứng minh. Giấy phép lao động còn thời hạn đã được cấp là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực trừ trường hợp là giấy phép lao động còn thời hạn bị mất, nếu của nước ngoài thì phải hợp pháp hóa lãnh sự và phải dịch ra tiếng Việt và công chứng hoặc chứng thực trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật.

c) Trình tự cấp lại giấy phép lao động

Người sử dụng lao động nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp lại giấy phép lao động. Trường hợp không cấp lại giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

5. Thủ tục hành chính thực hiện nhiệm vụ gia hạn giấy phép lao động quy định tại khoản 2 Điều 8 của Nghị định này như sau:

a) Điều kiện được gia hạn giấy phép lao động bao gồm:

- Giấy phép lao động đã được cấp còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày;

- Được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài quy định tại Điều 4 hoặc Điều 5 của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP;

- Giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động theo nội dung giấy phép lao động đã được cấp;

b) Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động bao gồm:

- Văn bản đề nghị gia hạn giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo Mẫu số 11/PLI Phụ lục I của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP;

- 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thắng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;

- Giấy phép lao động còn thời hạn đã được cấp;

- Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài;

- Bản sao có chứng thực hộ chiếu hoặc bản sao hộ chiếu có xác nhận của người sử dụng lao động còn giá trị theo quy định của pháp luật;

- Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe theo quy định tại khoản 2 Điều 9 của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP;

- Một trong các giấy tờ quy định tại khoản 8 Điều 9 của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP chứng minh người lao động nước ngoài tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động theo nội dung giấy phép lao động đã được cấp trừ trường hợp người lao động nước ngoài làm việc theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP;

- Giấy phép lao động còn thời hạn đã được cấp; văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài; giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe và một trong các giấy tờ quy định tại khoản 8 Điều 9 của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP nêu trên là 01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực, nếu của nước ngoài thì phải hợp pháp hóa lãnh sự và phải dịch ra tiếng Việt và công chứng hoặc chứng thực trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật;

c) Trình tự gia hạn giấy phép lao động

Trước ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày trước ngày giấy phép lao động hết hạn, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gia hạn giấy phép lao động. Trường hợp không gia hạn giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP, sau khi người lao động nước ngoài được gia hạn giấy phép lao động thì người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động.

Người sử dụng lao động phải gửi hợp đồng lao động đã ký kết theo yêu cầu tới cơ quan có thẩm quyền đã gia hạn giấy phép lao động đó. Hợp đồng lao động là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực.

6. Thủ tục hành chính thực hiện nhiệm vụ thu hồi giấy phép lao động quy định tại khoản 2 Điều 8 của Nghị định này như sau:

a) Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 20 của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP thì trong 15 ngày, kể từ ngày giấy phép lao động hết hiệu lực, người sử dụng lao động thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài để nộp lại Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kèm theo văn bản nêu rõ lý do thu hồi, trường hợp thuộc diện thu hồi nhưng không thu hồi được.

b) Đối với trường hợp quy định tại khoản 2, 3 Điều 20 của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thu hồi giấy phép lao động theo Mẫu số 13/PLI Phụ lục I của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP và thông báo cho người sử dụng lao động để thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài và nộp lại cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã cấp giấy phép lao động đó.

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép lao động đã thu hồi, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản xác nhận đã thu hồi giấy phép lao động gửi người sử dụng lao động.

Mục 3

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG

1. Thủ tục hành chính thực hiện nhiệm vụ nhận và ban hành văn bản chấp thuận chuẩn bị nguồn lao động cho doanh nghiệp dịch vụ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 của Nghị định này như sau:

a) Hồ sơ chuẩn bị nguồn lao động bao gồm:

- Văn bản về việc chuẩn bị nguồn lao động;

- Bản sao văn bản đề nghị hoặc thỏa thuận hợp tác với bên nước ngoài tiếp nhận lao động kèm theo bản dịch tiếng Việt được chứng thực; đối với bên nước ngoài lần đầu hợp tác với doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam thì gửi kèm tài liệu chứng minh được cơ quan chức năng nước sở tại cho phép tuyển dụng lao động nước ngoài;

- Phương án chuẩn bị nguồn lao động, trong đó nêu rõ số lượng người lao động, thời gian và phương thức chuẩn bị nguồn lao động;

- Cam kết ưu tiên tuyển chọn người lao động đã tham gia hoạt động chuẩn bị nguồn lao động;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản chấp thuận gửi cho doanh nghiệp dịch vụ, thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp dịch vụ có hoạt động chuẩn bị nguồn lao động và Bộ Nội vụ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.

2. Thủ tục hành chính thực hiện nhiệm vụ nhận báo cáo và trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 của Nghị định này như sau:

a) Chậm nhất là 20 ngày trước ngày đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phương án đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài kèm theo bản sao hợp đồng trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài;

b) Nội dung phương án đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, bao gồm:

- Việc quản lý, sử dụng người lao động ở nước ngoài, trong đó nêu rõ số lượng người lao động đưa đi, giới tính, ngành, nghề, công việc cụ thể, thời hạn làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, tiền lương, điều kiện làm việc, điều kiện sinh hoạt, chế độ khám bệnh, chữa bệnh; xử lý rủi ro, giải quyết quyền lợi, chế độ đối với người lao động trong trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và quyền lợi, chế độ khác có liên quan đến người lao động;

- Việc đưa người lao động về nước trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, bất ổn chính trị, suy thoái kinh tế, tình trạng khẩn cấp hoặc vì lý do bất khả kháng khác;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được phương án đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp và thông báo cho Bộ Nội vụ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do;

d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động xuất cảnh, doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu phải cập nhật thông tin về người lao động trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

3. Thủ tục hành chính thực hiện nhiệm vụ nhận báo cáo và trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài quy định tại điểm d khoản 1 Điều 10 của Nghị định này như sau:

a) Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phương án đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài chậm nhất là 20 ngày trước ngày đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;

b) Nội dung phương án đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài bao gồm:

- Việc quản lý, sử dụng người lao động ở nước ngoài, trong đó nêu rõ số lượng người lao động đưa đi, giới tính, ngành, nghề, công việc cụ thể, thời hạn làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, tiền lương, điều kiện làm việc, điều kiện sinh hoạt, chế độ khám bệnh, chữa bệnh; xử lý rủi ro, giải quyết quyền lợi, chế độ đối với người lao động trong trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và chế độ khác có liên quan đến người lao động;

- Việc đưa người lao động về nước trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, bất ổn chính trị, suy thoái kinh tế, tình trạng khẩn cấp hoặc vì lý do bất khả kháng khác.

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được phương án đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và thông báo cho Bộ Nội vụ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do;

d) Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài phải cập nhật thông tin về người lao động trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động xuất cảnh.

4. Thủ tục hành chính thực hiện nhiệm vụ nhận và trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp thực hiện đăng ký đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài có thời gian từ 90 ngày trở lên quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 10 của Nghị định này như sau:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài có thời gian từ 90 ngày trở lên và thông báo cho Bộ Nội vụ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 39 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do;

b) Hồ sơ đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập bao gồm:

- Văn bản đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập;

- Bản sao hợp đồng nhận lao động thực tập kèm theo bản dịch tiếng Việt được chứng thực;

- Tài liệu chứng minh việc đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài phù hợp với pháp luật của nước tiếp nhận lao động;

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy tờ chứng minh việc ký quỹ của doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

5. Thủ tục hành chính thực hiện nhiệm vụ xác nhận việc đăng ký hợp đồng lao động quy định tại khoản 2 Điều 10 của Nghị định này như sau:

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của người lao động, Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận bằng văn bản việc đăng ký hợp đồng lao động cho người lao động, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Nội vụ; trường hợp không xác nhận phải nêu rõ lý do;

b) Hồ sơ đăng ký hợp đồng lao động bao gồm: Văn bản đăng ký theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định; bản sao hợp đồng lao động kèm theo bản dịch tiếng Việt được chứng thực.

6. Thủ tục hành chính thực hiện nhiệm vụ ban hành văn bản chấp thuận đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 11 của Nghị định này như sau:

a) Doanh nghiệp dịch vụ gửi 01 bộ hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ gồm:

- Văn bản đề nghị theo Mẫu số 10 Phụ lục I của Nghị định số 112/2021/NĐ-CP;

- 01 bản sao văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ; 01 bản sao giấy tờ chứng minh kinh nghiệm làm việc (hợp đồng lao động, văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hoặc quá trình tham gia bảo hiểm xã hội hoặc giấy xác nhận kinh nghiệm của nơi đã làm việc) của nhân viên nghiệp vụ quy định tại khoản 2 Điều 20 của Nghị định số 112/2021/NĐ-CP;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính có văn bản chấp thuận để doanh nghiệp tham gia hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định và thông báo cho Bộ Nội vụ. Trường hợp không chấp thuận, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

7. Thủ tục hành chính thực hiện nhiệm vụ nhận danh sách và xác nhận danh sách người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 11 của Nghị định này như sau:

a) Doanh nghiệp nộp danh sách người lao động đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xác nhận trước khi đưa người lao động đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài;

b) Chậm nhất 05 ngày làm việc trước khi nộp hồ sơ cấp thị thực cho người lao động, doanh nghiệp dịch vụ gửi danh sách người lao động (bao gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, số hộ chiếu/căn cước công dân, thời gian đã được bồi dưỡng kỹ năng nghề giúp việc gia đình và ngoại ngữ hoặc kinh nghiệm làm việc phù hợp, số điện thoại của người lao động, ngày dự kiến xuất cảnh, tên, địa chỉ của bên nước ngoài tiếp nhận người lao động và người sử dụng lao động) theo hợp đồng cung ứng lao động đã được chấp thuận;

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận danh sách trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được danh sách người lao động và thông báo cho Bộ Nội vụ. Trường hợp không xác nhận, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

d) Sau khi được xác nhận danh sách, doanh nghiệp có trách nhiệm gửi danh sách cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người lao động để quản lý theo địa bàn.

8. Thủ tục hành chính thực hiện nhiệm vụ ban hành văn bản gửi ngân hàng nhận ký quỹ đề nghị trả tiền ký quỹ cho doanh nghiệp (đối với Hợp đồng đào tạo nghề có thời gian đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài từ 90 ngày trở lên) quy định tại khoản 3 Điều 11 của Nghị định này như sau:

a) Ngân hàng nhận ký quỹ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính (đối với Hợp đồng đào tạo nghề có thời gian đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài từ 90 ngày trở lên) sau 30 ngày, kể từ ngày tiền ký quỹ được sử dụng nếu doanh nghiệp không hoàn trả tiền ký quỹ đã sử dụng và đảm bảo mức ký quỹ theo quy định;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính (đối với Hợp đồng đào tạo nghề có thời gian đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài từ 90 ngày trở lên) có văn bản gửi ngân hàng nhận ký quỹ đề nghị trả tiền ký quỹ cho doanh nghiệp trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của doanh nghiệp về việc đã thanh lý Hợp đồng đào tạo nghề ở nước ngoài với người lao động kèm theo tài liệu chứng minh.

Mục 4

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUỸ XÃ HỘI, QUỸ TỪ THIỆN

1. Thủ tục hành chính thực hiện nhiệm vụ thành lập quỹ quy định tại Điều 12 của Nghị định này như sau:

a) Hồ sơ thành lập quỹ bao gồm:

- Đơn đề nghị thành lập quỹ;

- Dự thảo điều lệ quỹ;

- Bản cam kết đóng góp tài sản thành lập quỹ của các sáng lập viên, tài liệu chứng minh tài sản đóng góp để thành lập quỹ theo quy định tại Điều 14 của Nghị định số 93/2019/NĐ-CP;

- Sơ yếu lý lịch cá nhân (theo mẫu kèm theo Nghị định số 93/2019/NĐ-CP) và phiếu lý lịch tư pháp số 01 do cơ quan có thẩm quyền cấp cho các sáng lập viên thành lập quỹ không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ và hồ sơ theo quy định tại Điều 11, Điều 12 hoặc Điều 13 của Nghị định số 93/2019/NĐ-CP; trường hợp sáng lập viên theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 11 của Nghị định số 93/2019/NĐ-CP thì không cần phiếu lý lịch tư pháp số 01;

- Văn bản bầu các chức danh Ban sáng lập quỹ;

- Văn bản chứng minh quyền sử dụng hợp pháp nơi dự kiến đặt trụ sở của quỹ theo quy định của pháp luật (bản chính hoặc bản sao có chứng thực);

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập phiếu tiếp nhận hồ sơ để làm căn cứ xác định thời hạn giải quyết. Nội dung phiếu tiếp nhận hồ sơ gồm: Ngày, tháng, năm và phương thức tiếp nhận; thông tin về hồ sơ; thông tin bên gửi, bên nhận. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi tiếp nhận hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;

c) Chậm nhất 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và ý kiến của các cơ quan liên quan về việc cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ. Trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

d) Đối với quỹ được thành lập mới thì giấy phép thành lập quỹ đồng thời là giấy công nhận điều lệ quỹ.

2. Thủ tục hành chính thực hiện nhiệm vụ hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đổi tên quỹ quy định tại Điều 12 của Nghị định này như sau:

a) Hồ sơ hợp nhất, sáp nhập, chia, tách quỹ bao gồm:

- Đơn đề nghị hợp nhất, sáp nhập, chia, tách quỹ, trong đó nêu rõ lý do và tên gọi mới của quỹ;

- Dự thảo điều lệ quỹ;

- Nghị quyết của Hội đồng quản lý quỹ về việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách quỹ; ý kiến đồng ý bằng văn bản của sáng lập viên hoặc người đại diện hợp pháp của sáng lập viên (nếu có);

- Dự kiến nhân sự Hội đồng quản lý quỹ;

- Phương án giải quyết tài sản, tài chính, lao động khi hợp nhất, sáp nhập, chia, tách quỹ;

b) Thủ tục hợp nhất, sáp nhập, chia, tách quỹ:

Quỹ thực hiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách gửi 01 bộ hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép hợp nhất, sáp nhập, chia, tách quỹ trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Các quỹ hợp nhất, quỹ được sáp nhập, quỹ bị chia chấm dứt tồn tại và hoạt động sau khi có quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép hợp nhất, sáp nhập và chia quỹ. Quyền và nghĩa vụ của các quỹ hợp nhất, quỹ được sáp nhập, quỹ bị chia được chuyển giao cho các quỹ mới và quỹ sáp nhập. Đối với trường hợp tách quỹ, thì quỹ bị tách và quỹ được tách (quỹ thành lập mới) thực hiện quyền, nghĩa vụ phù hợp với mục đích hoạt động của quỹ và phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về nghĩa vụ của quỹ trước khi tách;

c) Thủ tục đổi tên quỹ:

Việc đổi tên quỹ phải có nghị quyết của Hội đồng quản lý quỹ, ý kiến đồng ý bằng văn bản của sáng lập viên hoặc người đại diện hợp pháp của sáng lập viên (nếu có);

Quỹ gửi 01 bộ hồ sơ xin đổi tên quỹ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, hồ sơ gồm: Đơn đề nghị đổi tên quỹ; nghị quyết của Hội đồng quản lý về việc đổi tên quỹ; dự thảo điều lệ sửa đổi, bổ sung; ý kiến đồng ý bằng văn bản của sáng lập viên hoặc người đại diện hợp pháp của sáng lập viên (nếu có);

Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét và quyết định cấp lại giấy phép về việc đổi tên quỹ và công nhận điều lệ quỹ; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

3. Thủ tục hành chính thực hiện nhiệm vụ đình chỉ có thời hạn hoạt động của quỹ, cho phép quỹ hoạt động trở lại sau khi bị đình chỉ có thời hạn quy định tại Điều 12 của Nghị định này như sau:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định đình chỉ có thời hạn hoạt động của quỹ trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày có kết luận sai phạm tại quỹ theo quy định tại khoản 1 Điều 40 của Nghị định số 93/2019/NĐ-CP. Ngoài việc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, quỹ có thể bị xử phạt hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại và những người có trách nhiệm quản lý quỹ bị xử lý theo quy định của pháp luật;

b) Trong thời hạn đình chỉ có thời hạn nếu quỹ khắc phục được sai phạm, quỹ lập 01 hồ sơ đề nghị được hoạt động trở lại gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị được hoạt động trở lại của quỹ;

- Báo cáo của Hội đồng quản lý quỹ và các tài liệu chứng minh quỹ đã khắc phục sai phạm;

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép quỹ hoạt động trở lại trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 3 Điều 40 của Nghị định số 93/2019/NĐ-CP. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;

d) Hết thời hạn đình chỉ có thời hạn mà quỹ không khắc phục được vi phạm, thời hạn tạm đình chỉ hoạt động kéo dài thêm 01 tháng, quá thời hạn kéo dài thêm mà quỹ vẫn không khắc phục được sai phạm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải thể quỹ;

đ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xử phạt hành chính; chuyển hồ sơ và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm.

4. Thủ tục hành chính thực hiện nhiệm vụ công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động, công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ quy định tại Điều 12 của Nghị định này như sau:

a) Nội dung hồ sơ bao gồm:

- Tài liệu chứng minh các quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 24 của Nghị định số 93/2019/NĐ-CP;

- Danh sách, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, sơ yếu lý lịch cá nhân (theo mẫu kèm theo Nghị định số 93/2019/NĐ-CP) và phiếu lý lịch tư pháp số 01 do cơ quan có thẩm quyền cấp cho các thành viên Hội đồng quản lý quỹ không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức tham gia Hội đồng quản lý quỹ, người đã nghỉ hưu được cấp có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ đồng ý giới thiệu bầu Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ thì không cần phiếu lý lịch tư pháp số 01. Đối với thành viên Hội đồng quản lý quỹ là người nước ngoài phải cung cấp sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước người đó mang quốc tịch, đã được dịch thuật và hợp pháp hóa lãnh sự;

- Văn bản liên quan đến việc bầu thành viên và các chức danh Hội đồng quản lý quỹ;

b) Hội đồng quản lý quỹ lập 01 bộ hồ sơ gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động và công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ sau khi đã hoàn tất các thủ tục công bố việc thành lập quỹ, có văn bản xác nhận của ngân hàng nơi quỹ đăng ký mở tài khoản về số tiền mà từng sáng lập viên cam kết đóng góp để thành lập quỹ đã có đủ trong tài khoản của quỹ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 24 của Nghị định số 93/2019/NĐ-CP.

Quỹ có trách nhiệm gửi hồ sơ theo quy định đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xem xét quyết định công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động trong thời hạn 45 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập;

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động và công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ trong thời hạn 60 ngày, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không công nhận phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do;

d) Trong quá trình hoạt động nếu có sự thay đổi, bổ sung thành viên Hội đồng quản lý quỹ hoặc Hội đồng quản lý quỹ hết nhiệm kỳ, quỹ gửi văn bản, hồ sơ đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ, gồm:

- Văn bản nêu rõ lý do thay đổi, bổ sung thành viên Hội đồng quản lý quỹ hoặc công nhận Hội đồng quản lý quỹ nhiệm kỳ tiếp theo;

- Tài liệu theo điểm b khoản 2 Điều 25 của Nghị định số 93/2019/NĐ-CP;

- Văn bản bầu thành viên Hội đồng quản lý quỹ; văn bản bầu chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ;

- Trường hợp công nhận Hội đồng quản lý quỹ nhiệm kỳ tiếp theo: Văn bản của Ban sáng lập quỹ đề cử Hội đồng quản lý quỹ, trường hợp sáng lập viên không đề cử thì có văn bản của Hội đồng quản lý quỹ nhiệm kỳ trước bầu ra Hội đồng quản lý quỹ nhiệm kỳ tiếp theo; báo cáo tổng kết nhiệm kỳ tổ chức, hoạt động của quỹ; báo cáo về tình hình quản lý, sử dụng tài sản, tài chính của quỹ trong nhiệm kỳ và báo cáo kiểm toán (nếu có) về tình hình quản lý, sử dụng tài sản, tài chính của quỹ trong nhiệm kỳ theo quy định pháp luật;

đ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ do thay đổi, bổ sung hoặc công nhận Hội đồng quản lý quỹ nhiệm kỳ tiếp theo trong thời hạn 60 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ và ý kiến của các cơ quan liên quan về việc công nhận Hội đồng quản lý quỹ. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

5. Thủ tục hành chính thực hiện nhiệm vụ công nhận điều lệ sửa đổi, bổ sung của quỹ; cấp lại giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ quy định tại Điều 12 của Nghị định này như sau:

a) Thủ tục, hồ sơ công nhận điều lệ sửa đổi, bổ sung của quỹ:

Trong quá trình hoạt động, quỹ thấy cần thiết sửa đổi, bổ sung điều lệ quỹ hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, quỹ gửi 01 bộ hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị công nhận điều lệ sửa đổi, bổ sung quỹ;

- Nghị quyết của Hội đồng quản lý quỹ nêu rõ lý do về việc sửa đổi, bổ sung điều lệ quỹ;

- Dự thảo điều lệ sửa đổi, bổ sung;

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thay đổi giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và ý kiến của các cơ quan liên quan về việc xin thay đổi giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;

b) Cấp lại giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ

Khi giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ bị mất, rách, nát, quỹ có đơn đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp lại giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ, trong đó nêu rõ lý do đề nghị cấp lại. Trường hợp bị mất thì phải gửi kèm theo xác nhận của cơ quan công an; trường hợp bị rách, nát thì phải gửi kèm theo giấy phép bị rách, nát.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp lại giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ, trong đó ghi rõ số lần cấp lại và số giấy phép thành lập đã được cấp trước đây trong thời hạn 60 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ. Nếu không cấp lại phải nêu rõ lý do.

6. Thủ tục hành chính thực hiện nhiệm vụ mở rộng phạm vi hoạt động của quỹ quy định tại Điều 12 của Nghị định này như sau:

a) Điều kiện mở rộng phạm vi hoạt động của quỹ: Không làm thay đổi về tôn chỉ, mục đích, lĩnh vực hoạt động chính của quỹ; bảo đảm các điều kiện về tên; tài sản, tài chính; sáng lập viên theo quy định tại Nghị định số 93/2019/NĐ-CP;

b) Hồ sơ mở rộng phạm vi hoạt động của quỹ bao gồm:

- Đơn đề nghị mở rộng phạm vi hoạt động;

- Dự thảo điều lệ quỹ;

- Văn bản của Ban sáng lập quỹ; nghị quyết của Hội đồng quản lý quỹ về việc mở rộng phạm vi hoạt động của quỹ;

- Tài liệu chứng minh tài sản đóng góp đảm bảo theo quy định tại Điều 14 của Nghị định số 93/2019/NĐ-CP;

- Trường hợp bổ sung sáng lập viên thành lập quỹ: Hồ sơ theo Điều 11 của Nghị định số 93/2019/NĐ-CP, sơ yếu lý lịch cá nhân (theo mẫu kèm theo Nghị định số 93/2019/NĐ-CP) và phiếu lý lịch tư pháp số 01 do cơ quan có thẩm quyền cấp cho các sáng lập viên thành lập quỹ không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ; nếu sáng lập viên là cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ thì không cần phiếu lý lịch tư pháp số 01;

- Báo cáo về quá trình tổ chức, hoạt động của quỹ và phương hướng hoạt động của quỹ khi được mở rộng phạm vi hoạt động; báo cáo về quản lý, sử dụng tài sản, tài chính của quỹ; báo cáo kiểm toán (nếu có) về quản lý, sử dụng tài sản, tài chính của quỹ; phương án giải quyết tài sản, tài chính, lao động khi mở rộng phạm vi hoạt động của quỹ;

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và ý kiến của các cơ quan liên quan về việc mở rộng phạm vi hoạt động của quỹ. Nếu từ chối phải nêu rõ lý do;

d) Sau khi quỹ được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép mở rộng phạm vi hoạt động phải thực hiện việc công bố việc mở rộng phạm vi hoạt động của quỹ, công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động và công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ theo quy định tại Điều 22, Điều 24, Điều 25 của Nghị định số 93/2019/NĐ-CP

7. Thủ tục hành chính thực hiện nhiệm vụ thu hồi giấy phép thành lập quỹ quy định tại Điều 12 của Nghị định này như sau:

a) Sau khi được cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ nhưng quỹ không thực hiện đúng quy định tại khoản 4 Điều 14 của Nghị định số 93/2019/NĐ-CP thì giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ hết hiệu lực. Trường hợp vì lý do khách quan mà quỹ chưa thực hiện được quy định tại khoản 4 Điều 14 của Nghị định số 93/2019/NĐ-CP thì trong thời hạn 15 ngày trước khi hết thời hạn theo quy định, Ban sáng lập quỹ phải có văn bản gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị gia hạn. Thời gian gia hạn chỉ thực hiện một lần và tối đa không quá 45 ngày, kể từ ngày có văn bản gia hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nếu quá thời gian gia hạn mà quỹ vẫn không thực hiện quy định tại khoản 4 Điều 14 của Nghị định số 93/2019/NĐ-CP thì giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ hết hiệu lực;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thu hồi giấy phép thành lập của quỹ trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ tại điểm a nêu trên hết hiệu lực.

19
Tiện ích dành riêng cho tài khoản TVPL Basic và TVPL Pro
Tiện ích dành riêng cho tài khoản TVPL Basic và TVPL Pro
Tiện ích dành riêng cho tài khoản TVPL Basic và TVPL Pro
Tải về Nghị định 128/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp trong quản lý Nhà nước lĩnh vực nội vụ
Tải văn bản gốc Nghị định 128/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp trong quản lý Nhà nước lĩnh vực nội vụ

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------

No. 128/2025/ND-CP

Hanoi, June 11, 2025

 

DECREE

ON DECENTRALIZATION AND DELEGATION OF POWERS IN STATE MANAGEMENT OF HOME AFFAIRS

Pursuant to the Law on Organization of the Government 2025;

Pursuant to the Law on Organization of Local Government 2025;

Pursuant to Resolution No. 190/2025/QH15 dated February 19, 2025 of the National Assembly on settlement of certain issues regarding the restructuring of the state organizational apparatus;

At the proposal of the Minister of Home Affairs;

The Government promulgates the Decree on decentralization and delegation of powers in state management of home affairs.

Chapter I

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Article 1. Scope

This Decree provides for the competence, procedures, and processes for exercising the tasks and powers of agencies and persons that have competence in the field of home affairs as prescribed by laws, resolutions of the National Assembly, ordinances, resolutions of the Standing Committee of the National Assembly, decrees of the Government, and decisions of the Prime Minister that require adjustment for the purposes of decentralization and delegation of powers.

Article 2. Principles of decentralization and delegation of powers

1. Ensure conformity with the Constitution; and compliance with the principles and provisions on decentralization and delegation of powers under the Law on Organization of the Government and the Law on Organization of Local Government.

2. Ensure thorough delegation of tasks between central state agencies and local authorities; ensure the unified management authority of the Government and the executive authority of the Head of the Government in state management of home affairs; and promote proactiveness, creativity, and accountability of local authorities in the performance of tasks related to state management of home affairs.

3. Ensure that the Government, the Prime Minister, ministries, and ministerial-level agencies focus on performing macro-level state management tasks; formulate institutions, strategies, master plans, and plans in a consistent and unified manner; play a facilitating role and enhance inspection, examination, and supervision.

4. Promote decentralization and delegation of powers and clearly define the competence of People’s Councils, People’s Committees, and Presidents of People’s Committees; ensure alignment with the tasks, powers, and capacities of agencies and persons authorized to perform the assigned tasks and powers. In case the President of the Province-level People’s Committee is assigned a task by the Minister of Home Affairs, such task may be further delegated to a subordinate authority.

5. Decentralization and delegation of powers among relevant sectors and fields must ensure consistency, comprehensiveness, connectivity, without omission or overlap of tasks; ensure the legal basis for the normal, continuous, and smooth operation of agencies; and avoid disruption of work, overlapping, duplication, or omission of functions, tasks, sectors, or localities.

6. Ensure human rights and citizens' rights; ensure transparency and publicity; facilitate individuals and organizations in accessing information and exercising their rights, obligations, and procedures in accordance with the law; and avoid negatively affecting the normal activities of society, the people, and enterprises.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

8. Resources for performing the decentralized and delegated tasks shall be ensured by the state budget as prescribed.

Article 3. Fees and charges

In the case where administrative procedures require payment of fees and charges under the law on fees and charges, individuals and organizations must pay such fees and charges to the receiving agency when submitting their applications for settlement of administrative procedures.

The rates, management, and use of fees and charges shall comply with the regulations of the Government, the Minister of Finance, or the Province-level People’s Council, depending on the respective fees or charges.

Chapter II

DECENTRALIZATION AND DELEGATION OF SPECIFIC TASKS

Article 4. Delegation of state management tasks concerning persons with meritorious services to the revolution

1. The task of organizing the launching of study campaigns on exemplary models as a basis for recognizing martyrs or war invalids under point k clause 1 Article 14 and point k clause 1 Article 23 of the Ordinance on Incentives for Persons with Meritorious Services to the Revolution shall be performed by ministers, heads of ministerial-level agencies, and presidents of the Province-level People’s Committees who manage the agencies, organizations, and units that issue certificates of martyrdom or injury.

2. Funding for the implementation of policies on incentives for persons with meritorious services to the revolution in provinces and centrally-affiliated cities shall be covered by targeted transfers from the central budget to the local budgets and shall be implemented by the Province-level People’s Committees.  The management, use, and settlement of such funds shall comply with the Law on State Budget.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

a) The Minister of Home Affairs, for those facilities under the Ministry’s management;

b) The Province-level People’s Committees, for those facilities and martyr cemetery management units under their management.

4. Procedures for performing the task specified in clause 1 of this Article:

When an agency, organization, or unit has a martyr or injured person under its management who falls under point k clause 1 Article 14 or point k clause 1 Article 23 of the Ordinance on Incentives for Persons with Meritorious Services to the Revolution, it shall prepare a written request to the Minister, head of the ministerial-level agency, or President of the Province-level People’s Committee to issue a decision to organize a study campaign on such exemplary individual.

5. Procedures for performing the task specified at point b clause 3 of this Article:

The Department of Home Affairs shall prepare a dossier (specifying and explaining the functions, tasks, organizational structure, and policies for the care and rehabilitation facilities for persons with meritorious services and martyr cemetery management units) and submit it to the Province-level People’s Committee for consideration and issuance of a decision.

Article 5. Delegation of state management tasks concerning persons with meritorious services to the revolution

1. Tasks and powers relating to determining the number of personnel at care and rehabilitation facilities for persons with meritorious services as prescribed in Article 134 of Decree No. 131/2021/ND-CP dated December 30, 2021 of the Government on elaboration of and measures for implementation of the Ordinance on Incentives for Persons with Meritorious Services to the Revolution shall be assigned as follows:

a) The Minister of Home Affairs shall perform such tasks for those facilities under the Ministry’s management;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

2. Tasks and powers relating to determining the number of personnel at martyr cemetery management units burying 500 or more martyrs, and the number of caretakers for cemeteries burying fewer than 500 martyrs under the management of the Province-level People’s Committee as prescribed in Article 136 of Decree No. 131/2021/ND-CP shall be performed by the President of the Province-level People’s Committee.

3. The expenditure tasks prescribed in Clause 3 Article 11 of Decree No. 75/2021/ND-CP dated July 24, 2021 of the Government on the levels of subsidies, allowances, and other preferential regimes for persons with meritorious services to the revolution shall be implemented as follows:

a) The President of the Province-level People’s Committee shall be responsible for expenses for renovation, upgrading, repair, and maintenance of martyr memorials, martyr temples, and memorial steles with martyr names funded by the central budget, for works with a value from VND 10 billion to under VND 15 billion at the provincial level;

b) The President of the commune-level People’s Committee shall perform the task of spending on renovation, upgrading, repair, and maintenance of martyrs’ memorials, martyrs’ temples, and memorial steles with martyrs’ names using the central budget support, for projects at commune level with a value of less than VND 10 billion per project.

4. Tasks and powers relating to consideration and decision on special admissions to care and rehabilitation facilities for persons with meritorious services under provincial management as prescribed in Article 112 of Decree No. 131/2021/ND-CP shall be performed by the President of the Province-level People’s Committee.

5. Tasks and powers relating to the approval of plans and budget estimates for taking samples of martyr remains as prescribed in Article 147 of Decree No. 131/2021/ND-CP shall be performed by the President of the Province-level People’s Committee.

6. Tasks and powers prescribed in Decree No. 131/2021/ND-CP to be performed by the Department of Home Affairs shall include:

a) Receiving and forwarding dossiers of re-examination and re-evaluation of bodily injury rates for cases involving recurring special injuries, and adjusting corresponding regimes in accordance with Clause 2 Article 41;

b) Appraising dossiers for recognizing wounded persons who are not members of the military or public security forces, as prescribed at point b clause 3 Article 81;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

d) Notifying results of the DNA testing process, as prescribed in Article 148.

7. Procedures for performing the tasks prescribed at point b clause 1 and clause 2 of this Article are as follows:

a) Step 1: The Department of Home Affairs, based on the functions, tasks, and organizational structure of the facilities, shall propose a list of working personnel linked with the wage policies applicable to public employees and workers, as prescribed by the Government, for care and rehabilitation facilities for persons with meritorious services under its management, and the number of personnel for martyr cemetery management units burying 500 martyrs or more, and the number of caretakers for martyr cemetery burying fewer than 500 martyrs under its management;

b) Step 2: The Department of Home Affairs shall submit a written request to the President of the Province-level People’s Committee for consideration and determination of the number of personnel;

c) Step 3: The President of the Province-level People’s Committee shall issue a decision specifying the number of personnel at the care and rehabilitation facilities for persons with meritorious services; and the number of personnel at martyr cemetery management units burying 500 or more martyrs, and the number of caretakers for cemeteries burying fewer than 500 martyrs;

d) Step 4: The Department of Home Affairs shall provide guidance to the care and rehabilitation facilities and commune-level People’s Committees on recruitment, employment, and management of personnel at martyr cemeteries.

8. Procedures for performing the task specified in clause 4 of this Article:

The Department of Home Affairs shall compile a list of special cases for admission to care and rehabilitation facilities under provincial management (including full names and reasons for proposed admission), and submit it to the President of the Province-level People’s Committee for consideration and decision.

9. Procedures for performing the task specified in clause 5 of this Article:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Within 01 working day, the Department of Home Affairs of the locality receiving the remains shall: receive the remains and samples from the gathering unit; inspect the condition of the remains, assign identification codes in accordance with Appendix VIII of Decree No. 131/2021/ND-CP, and update the burial locations of martyr remains in the martyr cemeteries in the martyr database;

In case information about the relatives of the martyr is available, notify and instruct the relatives to submit the martyr's relative verification form to the Department of Home Affairs;

The Department of Home Affairs shall send the specimen to the DNA testing unit for testing of the martyr's remains; in case a reference sample from the martyr’s relative is sent, information on the specimen code of the martyr's remains must be enclosed.

The sample submission must be recorded using Form No. 82 in Appendix I of Decree No. 131/2021/ND-CP and submitted to the Ministry of Home Affairs for monitoring and consolidation.

b) For cases involving relocation, upgrading, or repair of martyr cemeteries affecting existing graves:

The Department of Home Affairs shall prepare a plan and cost estimate for sampling, report it to the President of the Province-level People’s Committee;

The President of the Province-level People’s Committee or the Department of Finance (if assigned or authorized) shall approve the plan, cost estimate, and transfer funds to the Department of Home Affairs for implementation.

The Department of Home Affairs shall coordinate with the DNA testing unit to take samples of martyrs’ remains within 20 days, prepare a handover record using Form No. 81 in Appendix I of Decree No. 131/2021/ND-CP and submit it to the Ministry of Home Affairs for monitoring and consolidation;

The Department of Home Affairs shall notify and guide the martyr’s relatives to submit reference samples of the martyr’s relatives in cases where information about the relatives is available, and send such reference samples along with information on the sample code of the martyr’s remains to the DNA testing unit.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

The representative of the martyr’s relatives or the person receiving worship allowance for the martyr shall submit a written request for DNA testing to identify the remains of the martyr using Form No. 30 in Appendix I of Decree No. 131/2021/ND-CP, enclosed with a copy of the “To Quoc Ghi Cong” Certificate and a Certificate of Information on the Place of Martyrdom using Form No. 44 in Appendix I of Decree No. 131/2021/ND-CP to the Department of Home Affairs managing the original dossier;

Within 05 working days from the date of receipt of all required documents, the Department of Home Affairs managing the original dossier shall review and, if the dossier contains information on the martyr and the relatives, send a written notification to the Department of Home Affairs managing the grave along with the prescribed documents and an extract of the martyr’s dossier;

Within 20 days from the date of receipt of all required documents, the Department of Home Affairs managing the martyr’s grave shall be responsible for verifying information on the grave location, inscription on the tombstone, condition of the remains, and information on reburial. If sufficient grounds exist, the following steps shall be taken:

Collect a sample of the martyr’s remains and prepare a handover record using Form No. 82 in Appendix I of Decree No. 131/2021/ND-CP;

Notify and guide the martyr’s relatives to submit reference samples to the Department of Home Affairs;

Pay the costs related to the collection of the martyr’s remains (if any);

Send the martyr’s remains sample and the reference sample of the martyr’s relatives, enclosed with relevant documents, the handover record of the martyr’s remains and the reference sample, to the DNA testing unit; send a written notice and copies of all related documents to the Ministry of Home Affairs for monitoring and consolidation.

d) For the case specified in point dd clause 1 Article 146 of Decree No. 131/2021/ND-CP:

The representative of the martyr’s relatives or the person receiving the worship allowance for the martyr shall comply with the provisions set out in point c of this Clause. The Department of Home Affairs shall carry out the procedures in accordance with point c of this Clause.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Within 20 days from the date of receipt of the request from the entities specified in Clause 1 and Clause 2 Article 145 of Decree No. 131/2021/ND-CP, the Department of Home Affairs shall be responsible for making payments to the representative of the martyr’s relatives or the person receiving the worship allowance for the martyr, or to an authorized organization or individual.

11. Procedures for performing the task specified in point d clause 6 of this Article:

a) Within 03 working days from the date of receiving the DNA testing result, the Department of Home Affairs where the martyr’s remains are managed shall notify the DNA result to the representative of the martyr’s relatives (or the person receiving the worship allowance for the martyr), the Department of Home Affairs managing the original dossier, and the Ministry of Home Affairs;

b) The Department of Home Affairs where the martyr’s remains are managed shall return the tested martyr’s remains to the grave within 07 days from the date of receiving the DNA testing result;

c) If the martyr’s identity is successfully determined: the Department of Home Affairs where the martyr’s remains are managed shall issue a decision on the identification of the unidentified martyr’s remains using Form No. 76 in Appendix I of Decree No. 131/2021/ND-CP; issue a grave notice to the martyr’s relatives within 05 working days from the date of receiving the official letter and notify the Department of Home Affairs managing the original dossier; and re-engrave the martyr’s information on the tombstone.

Article 6. Delegation of state management tasks in local government affairs

1. Tasks and powers to decide the recognition of safe zones under point dd clause 6 Article 2 of Decree No. 25/2025/ND-CP dated February 21, 2025 of the Government on functions, tasks, powers, and organizational structure of the Ministry of Home Affairs shall be performed by the Minister of Home Affairs.

2. Tasks and powers to recognize safe zone communes and island communes under point dd clause 6 Article 2 of Decree No. 25/2025/ND-CP shall be performed by the President of the Province-level People’s Committee.

3. Procedures and dossiers for performing the task specified in clause 1 of this Article:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Based on criteria set by the Prime Minister, the Province-level People’s Committee shall prepare a dossier to request recognition of a safe zone within its territory, and report to the Standing Committee of the provincial Party Committee.

The Province-level People’s Committee shall submit a written request and dossier to the Minister of Home Affairs. If the dossier is incomplete, within 05 working days, the Ministry of Home Affairs shall respond in writing and guide the Province-level People’s Committee to complete the dossier.

b) The dossier for requesting recognition of a safe zone shall include:

An official dispatch from the Province-level People’s Committee to the Minister of Home Affairs requesting recognition of the safe zone;

A scientific dossier of the safe zone, including: historical and geographical sections (detailing the former and current names of the communes in the zone; current location, area, and population of the communes; analysis of events, revolutionary historical relics, and achievements recognized by competent authorities; and other information, if any); a summary table of events and revolutionary historical relics; relevant documents, materials, images, testimonials from historical witnesses; and other content (if any);

A summary report of the Province-level People’s Committee on the communes proposed for recognition as a safe zone (with appraisal records and relevant attached documents).

4. Procedures and dossiers for the task of recognizing a safe zone commune under clause 2 of this Article shall include:

a) Procedures for recognizing safe-zone communes:

Based on criteria for determining a safe zone commune as prescribed by the Prime Minister, the Commune-level People’s Committee shall prepare a dossier and report to the Standing Committee of the commune-level Party Committee.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

The Department of Home Affairs shall take charge and coordinate with relevant agencies to conduct an appraisal and submit it to the President of the Province-level People’s Committee for consideration and decision. In case the application is not compliant with regulations, within 05 working days from the date of receipt, the Department of Home Affairs shall issue a written notice guiding the commune-level People’s Committee to complete the application.

b) The application for recognition of a safe-zone commune includes:

A written request from the Commune-level People’s Committee to the President of the Province-level People’s Committee (with dossier attached);

An official dispatch from the Commune-level People’s Committee to the Department of Home Affairs requesting appraisal;

The application of the safe-zone commune includes: The historical and geographical section (which must clearly state the former and current names of the commune; its current location, area, and population; clearly present and analyze the revolutionary historical events, sites, and achievements in service of the revolution recognized by competent authorities that took place in the locality, along with any other relevant information (if any)); a summary table of revolutionary historical events and sites; documents, records, images, confirmation by historical witnesses, and other relevant materials (if any).

5. Procedures and dossiers for the recognition of island communes under clause 2 of this Article shall include:

Based on criteria for determining an island commune as prescribed by the Prime Minister, the Commune-level People’s Committee shall prepare a dossier and report to the Standing Committee of the commune-level Party Committee.

The Commune-level People’s Committee shall prepare a dossier (including a request, a report on socio-economic, defense, and security status, and evidence that the commune meets the criteria) and submit it to the President of the Province-level People’s Committee, and send it to the Department of Home Affairs for appraisal.

The Department of Home Affairs shall take charge and coordinate with relevant agencies to conduct an appraisal and submit it to the President of the Province-level People’s Committee for consideration and decision. In case the application is not compliant with regulations, within 03 working days from the date of receipt, the Department of Home Affairs shall issue a written notice guiding the commune-level People’s Committee to complete the application.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

1. Tasks and powers for defining the functions, duties, organizational structure, and operation of the National Wage Council under clause 3 Article 92 of the Labor Code shall be performed by the Prime Minister.

2. Tasks of officially notifying annual public holidays and Tet holidays under clause 3 Article 112 of the Labor Code for application to officials, public employees, and workers in administrative agencies, public sector entities, political organizations, and socio-political organizations shall be performed by the Minister of Home Affairs.

Article 8. Delegation of state management tasks related to foreign workers working in Viet Nam

1. Duties and powers related to determining whether an expert is a foreign worker as prescribed in point c clause 3 Article 3 of Decree No. 152/2020/ND-CP dated December 30, 2020 of the Government on foreign workers working in Viet Nam and the recruitment and management of Vietnamese workers working for foreign organizations and individuals in Viet Nam, as amended by Decree No. 70/2023/ND-CP dated September 18, 2023 of the Government (hereinafter referred to as Decree No. 152/2020/ND-CP), shall be exercised by the President of the Province-level People’s Committee.

2. Duties and powers related to approving the demand for foreign workers; confirming cases not subject to work permit issuance; granting, re-granting, extending, and revoking work permits for foreign workers as prescribed in point a and point b clause 1 Article 30 of Decree No. 152/2020/ND-CP shall be exercised by the President of the Province-level People’s Committee where the foreign worker is expected to work.

3. Procedures for performing the task of determining whether a foreign worker is an expert as specified in clause 1 of this Article are as follows:

a) Step 1: Within 03 working days from the date of receiving the application for a work permit submitted by the employer, in case the dossier includes a special case as prescribed in point c clause 3 Article 3 of Decree No. 152/2020/ND-CP, the Department of Home Affairs shall request the President of the People’s Committee to consider and decide (the submission must clearly state the Department’s advisory opinion on whether the foreign worker qualifies as an expert in the special case);

b) Step 2: The President of the Province-level People’s Committee shall notify the decision on applying the special case to the expert as a foreign worker within 03 working days; if not recognized as a foreign expert, reasons must be provided.

Article 9. Delegation of state management tasks on occupational safety and hygiene

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

a) Receive notifications from employees regarding occupational safety risks in the workplace within the locality in order to promptly take preventive measures against acts causing occupational safety and hygiene hazards as prescribed in point c clause 4 Article 6;

b) Receive notifications from employers when serious occupational safety and hygiene incidents occur, provide emergency response and promptly take remedial measures as prescribed in point a clause 2 Article 19;

c) Proactively take response measures upon occurrence of serious technical incidents affecting occupational safety and hygiene involving multiple production or business establishments in the locality, and promptly report to the Department of Home Affairs as prescribed in point c clause 2 Article 19.

2. Procedures for performing the task specified in clause 1 of this Article:

Upon receiving notifications from employees and employers, the commune-level People’s Committee must promptly assign personnel and take appropriate technical measures to prevent and respond to emergency occupational safety risks at workplaces within the locality. In case the matter exceeds its competence, it shall report to the Department of Home Affairs and request technical assistance from relevant local professional agencies or organizations.

Article 10. Delegation of state management tasks related to Vietnamese workers working abroad under contracts

1. Tasks and powers under the Law on Vietnamese Workers Working Abroad under Contracts shall be performed by the Province-level People’s Committee where the enterprise is headquartered, including:

a) Receive and issue written approval on preparation of labor sources for service enterprises as prescribed in Clauses 1 and 3 Article 18;

b) Receive reports and issue written responses to enterprises winning bids or accepting construction projects overseas as prescribed in Clauses 1 and 3 Article 31;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

d) Receive reports and issue written responses to Vietnamese organizations and individuals investing abroad as prescribed in Clauses 1 and 3 Article 34;

dd) Receive and respond in writing to enterprises registering to send Vietnamese workers for training or professional skill enhancement overseas for a period of 90 days or more as prescribed in Point b Clause 1 and Clause 2 Article 39.

2. The task and authority to issue written confirmation of employment contract registration as prescribed in Clause 3 Article 50 of the Law on Vietnamese Guest Workers under Contracts shall be carried out by the commune-level People’s Committee of the locality where the worker permanently resides.

3. Procedures for performing the task specified in Point c Clause 1 of this Article are as follows:

Enterprises winning or accepting construction projects abroad that send Vietnamese workers to work overseas must submit a written report to the Province-level People’s Committee regarding the dispatch of workers after completing the overseas contracts, no later than 10 days from the date the workers re-enter the country.

Article 11. Delegation of state management tasks concerning Vietnamese workers working abroad under contracts

Tasks and powers prescribed in Decree No. 112/2021/ND-CP dated December 10, 2021 of the Government on elaboration of and measures for implementation of the Law on Vietnamese Workers Working Abroad under Contracts shall be performed by the Province-level People’s Committee where the enterprise is headquartered, including:

1. Issuing written approval for the registration of service activities for sending Vietnamese workers to work abroad as domestic workers as prescribed in Article 21;

2. Receiving and confirming the list of Vietnamese workers working abroad as domestic workers as prescribed in Article 22;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Article 12. Delegation of state management tasks concerning social funds and charitable funds

Tasks and powers concerning the issuance of licenses for establishment and recognition of charters; approval of merger, consolidation, division, separation, dissolution, renaming; temporary suspension of operations; approval for resumption after suspension; recognition of eligibility for operation; recognition of members of fund management councils; reissuance of establishment licenses; approval of amendments and supplements to charters; expansion of operating scope; revocation of establishment licenses as prescribed in Article 18 of Decree No. 93/2019/ND-CP dated November 25, 2019 of the Government on the organization and operation of social and charitable funds (as amended by Decree No. 136/2024/ND-CP dated October 23, 2024) shall be performed by the President of the Province-level People’s Committee for:  Funds operating within the province (including those with foreign contributions co-established with Vietnamese citizens or organizations within the provincial or communal scope), except for funds operating only within commune-level areas.

Article 13. Delegation of state management tasks concerning gender equality

1. Tasks and powers to formulate strategies and national objectives on gender equality, and to report annually to the National Assembly on the implementation of national gender equality objectives as prescribed in clause 1 Article 25 of the Law on Gender Equality shall be performed by the Prime Minister.

2. Tasks and powers to stipulate and implement gender-based statistical classification criteria in state statistical information as prescribed in clause 5 Article 25 of the Law on Gender Equality shall be performed by the Minister of Finance.

Article 14. Delegation of state management tasks concerning clerical work and state archives

1. Tasks and powers to decide on state agencies and organizations not subject to clause 1 Article 18 of the Law on Archives to submit documents and records to the central state historical archives shall be performed by the Minister of Home Affairs.

2. Tasks and powers to decide on state agencies and organizations not subject to clause 2 Article 18 of the Law on Archives to submit documents and records to the local state historical archives shall be performed by the President of the Province-level People’s Committee.

Chapter III

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Article 15. Entry into force

1. This Decree comes into force as of July 1, 2025.

2. This Decree ceases to be effective as of March 1, 2027, except for the following cases:

a) Ministries or ministerial-level agencies report to the Government for submission to the National Assembly for approval to extend the application of all or part of this Decree;

b) Laws, resolutions of the National Assembly, ordinances, resolutions of the National Assembly Standing Committee, decrees, resolutions of the Government, or decisions of the Prime Minister promulgated on or after July 1, 2025 and before March 1, 2027 provide for the authority, responsibility, procedures related to state management covered by this Decree, in which case the corresponding provisions of this Decree cease to be effective as of the effective date of those legislative documents.

3. During the effective period of this Decree, if there are differences between its provisions and other legal documents regarding authority, responsibility, or procedures, the provisions of this Decree shall prevail.

4. Replace and revise certain terms in Appendix I of Decree No. 152/2020/ND-CP as follows:

a) Replace “Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Việc làm)” (Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs (Employment Department)) with “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/Sở Nội vụ” (Province-level People’s Committee/Department of Home Affairs) in Forms No. 01/PLI, 02/PLI, 03/PLI, 09/PLI, 10/PLI, 11/PLI, and 13/PLI;

b) Replace “Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024” (As of January 1, 2024) with “Kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025” (As of July 1, 2025); replace “Electronic Portal of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs (Employment Department)” with “Cổng Thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh” (Electronic Portal of the Province-level People’s Committee) in Forms No. 01 and 02/PLI;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

d) Replace “Cục trưởng Cục Việc làm” (Director General of the Employment Department) with “Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/Giám đốc Sở Nội vụ” (President of the Province-level People’s Committee/Director of the Department of Home Affairs) in Forms No. 10/PLI and 13/PLI;

dd) Replace “Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)” (Director General of the Employment Department (Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs))  with “Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/Giám đốc Sở Nội vụ” (President of the Province-level People’s Committee/Director of the Department of Home Affairs) in Form No. 12/PLI.

5. Replace “Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội” (Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs) with “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh” (Province-level People’s Committee) in Form No. 10 of Appendix I of Decree No. 112/2021/ND-CP.

6. Repeal point e clause 3 Article 3 and the Appendix enclosed with Decree No. 74/2024/ND-CP dated June 30, 2024 of the Government on minimum wages applicable to employees working under employment contracts.

7. The list of commune-level areas where the minimum wage applies to employees working under employment contracts from July 1, 2025, is provided in Appendix I enclosed with this Decree.

When applying the monthly minimum wage and hourly minimum wage to employees working for employers based in commune-level areas specified in the Appendix enclosed with this Decree, if the minimum wage is lower than that applied before July 1, 2025, the employer shall continue to apply the minimum wage applicable to the district-level area before July 1, 2025, until new regulations are issued by the Government.

Article 16. Transitional provisions and implementation responsibilities

1. Tasks being handled by a delegating or decentralizing agency or person and partially performed but not yet completed prior to the effective date of this Decree shall continue to be carried out and resolved.

2. Documents, licenses, and certificates issued by delegating or decentralizing agencies or persons prior to the effective date of this Decree and still within their validity or duration shall continue to be applied and used until the expiry date stated therein.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

3. Agencies and persons receiving delegated or decentralized state management tasks in home affairs shall:

a) Review the tasks assigned under this Decree, revise and publish the list of administrative procedures within their competence, and ensure seamless handling of such procedures after decentralization;

b) Inherit all files, documents, steps taken, and results achieved by the delegating agencies or persons prior to the effective date of this Decree. Organizations and individuals must not be required to resubmit previously submitted dossiers; administrative procedure steps already completed before decentralization must not be repeated;

c) Submit annual reports on the performance of delegated or decentralized tasks and powers to the delegating or decentralizing authority or person by December 31 each year;

d) Request the delegating or decentralizing authority or person to adjust the assigned tasks or powers if difficulties arise during implementation that exceed their competence.

4. In case legal normative documents referenced in this Decree are amended, supplemented, or replaced by new legal normative documents, the new documents shall apply, except for matters related to decentralization or delegation of powers specified in this Decree.

5. Delegating or decentralizing agencies and persons shall be responsible for providing guidance and inspecting the implementation of tasks and powers in accordance with this Decree.

6. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Governmental agencies, Presidents of the People’s Committees of centrally-affiliated provinces and cities, and relevant organizations and individuals shall be responsible for the implementation of this Decree./.

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

 

APPENDIX I

LIST OF COMMUNE-LEVEL AREAS SUBJECT TO MINIMUM WAGE RATES
(Enclosed with Decree No. 128/2025/ND-CP, dated June 11, 2025, of the Government)

1. Lao Cai province

- Region II: including Cam Duong, Lao Cai wards and Coc San, Hop Thanh, Gia Phu communes.

- Region III: including Van Phu, Yen Bai, Nam Cuong, Au Lau, Sa Pa wards and Phong Hai, Xuan Quang, Bao Thang, Tang Loong, Muong Bo, Ban Ho, Ta Phin, Ta Van, Ngu Chi Son communes.

- Region IV: including all remaining wards and communes.

2. Cao Bang province

- Region III: including Thuc Phan, Nung Tri Cao, Tan Giang wards.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

3. Dien Bien province

- Region III: including Dien Bien Phu, Muong Thanh wards and Muong Phang, Na Tau communes.

- Region IV: including all remaining wards and communes.

4. Lai Chau province

- Region III: including Tan Phong, Doan Ket wards.

- Region IV: including all remaining wards and communes.

5. Son La province

- Region III: including To Hieu, Chieng An, Chieng Coi, Chieng Sinh wards.

- Region IV: including all remaining wards and communes.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

- Region III: including My Lam, Minh Xuan, Nong Tien, An Tuong, Binh Thuan, Ha Giang 1, Ha Giang 2 wards and Ngoc Duong commune.

- Region IV: including all remaining wards and communes.

7. Lang Son province

- Region III: including Tam Thanh, Luong Van Tri, Hoang Van Thu, Dong Kinh wards.

- Region IV: including all remaining wards and communes.

8. Phu Tho province

- Region II: including Viet Tri, Nong Trang, Thanh Mieu, Van Phu, Vinh Phuc, Vinh Yen, Phuc Yen, Xuan Hoa, Hoa Binh, Ky Son, Tan Hoa, Thong Nhat wards and Hy Cuong, Yen Lac, Te Lo, Lien Chau, Tam Hong, Nguyet Duc, Binh Nguyen, Xuan Lang, Binh Xuyen, Binh Tuyen, Luong Son, Cao Duong, Lien Son, Thinh Minh communes.

- Region III: including Phong Chau, Phu Tho, Au Co wards and Lam Thao, Xuan Lung, Phung Nguyen, Ban Nguyen, Phu Ninh, Dan Chu, Phu My, Tram Than, Binh Phu, Thanh Ba, Quang Yen, Hoang Cuong, Dong Thanh, Chi Tien, Lien Minh, Tam Nong, Tho Van, Van Xuan, Hien Quan, Tam Son, Song Lo, Hai Luu, Yen Lang, Lap Thach, Tien Lu, Thai Hoa, Lien Hoa, Hop Ly, Son Dong, Tam Dao, Dai Dinh, Dao Tru, Tam Duong, Hoi Thinh, Hoang An, Tam Duong Bac, Vinh Tuong, Tho Tang, Vinh Hung, Vinh An, Vinh Phu, Vinh Thanh communes.

- Region IV: including all remaining wards and communes.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

- Region IV: including Ba Che, Hoanh Mo, Luc Hon, Binh Lieu communes and Co To special zone.

- Region III: including Tien Yen, Dien Xa, Dong Ngu, Hai Lang, Quang Tan, Dam Ha, Quang Ha, Duong Hoa, Quang Duc, Cai Chien communes and Van Don special zone.

- Region II: including Mong Duong, Quang Hanh, Cam Pha, Cua Ong wards and Hai Hoa commune.

- Region I: including all remaining wards and communes.

10. Hai Phong city

- Region III: including Thanh Ha, Ha Tay, Ha Bac, Ha Dong, Ninh Giang, Vinh Lai, Khuc Thua Du, Tan An, Hong Chau, Thanh Mien, Bac Thanh Mien, Hai Hung, Nam Thanh Mien, and Ha Nam communes.

- Region II: including Chu Van An, Chi Linh, Tran Hung Dao, Nguyen Trai, Tran Nhan Tong, Le Dai Hanh, Kinh Mon, Nguyen Dai Nang, Tran Lieu, Bac An Phu, Pham Su Manh, Nhi Chieu wards and Nam An Phu, Nam Sach, Thai Tan, Hop Tien, Tran Phu, An Phu, Cam Giang, Cam Giang, Tue Tinh, Mao Dien, Ke Sat, Binh Giang, Duong An, Thuong Hong, Gia Loc, Yet Kieu, Gia Phuc, Truong Tan, Tu Ky, Tan Ky, Dai Son, Chi Minh, Lac Phuong, Nguyen Giap, Nguyen Luong Bang, Phu Thai, Lai Khe, An Thanh, Kim Thanh communes and Bach Long Vi special zone.

- Region I: including all remaining wards, communes, and special zones.

11. Hung Yen province

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

- Region III: including Hoang Hoa Tham, Tien Lu, Tien Hoa, Quang Hung, Doan Dao, Tien Tien, Tong Tran, Luong Bang, Nghia Dan, Hiep Cuong, Duc Hop, An Thi, Xuan Truc, Pham Ngu Lao, Nguyen Trai, Hong Quang, Khoai Chau, Trieu Viet Vuong, Viet Tien, Chi Minh, Chau Ninh, Thai Thuy, Dong Thuy Anh, Bac Thuy Anh, Thuy Anh, Nam Thuy Anh, Bac Thai Ninh, Thai Ninh, Dong Thai Ninh, Nam Thai Ninh, Tay Thai Ninh, Tay Thuy Anh, Tien Hai, Tay Tien Hai, Ai Quoc, Dong Chau, Dong Tien Hai, Nam Cuong, Hung Phu, Nam Tien Hai communes.

- Region IV: including all remaining wards and communes.

12. Thai Nguyen province

- Region II: including Phan Dinh Phung, Linh Son, Tich Luong, Gia Sang, Quyet Thang, Quan Trieu, Pho Yen, Van Xuan, Trung Thanh, Phuc Thuan, Song Cong, Ba Xuyen, Bach Quang wards and Tan Cuong, Dai Phuc, Thanh Cong communes.

- Region III: including Duc Xuan, Bac Kan wards and Dai Tu, Duc Luong, Phu Thinh, La Bang, Phu Lac, An Khanh, Quan Chu, Van Phu, Phu Xuyen, Phu Binh, Tan Thanh, Diem Thuy, Kha Son, Tan Khanh, Dong Hy, Quang Son, Trai Cau, Nam Hoa, Van Han, Van Lang, Phu Luong, Vo Tranh, Yen Trach, Hop Thanh, Phong Quang communes.

- Region IV: including all remaining wards and communes.

13. Bac Ninh province

- Region IV: including Chu, Phuong Son wards and Dai Son, Son Dong, Tay Yen Tu, Duong Huu, Yen Dinh, An Lac, Van Son, Bien Dong, Luc Ngan, Deo Gia, Son Hai, Tan Son, Bien Son, Sa Ly, Nam Duong, Kien Lao, Luc Son, Truong Son, Cam Ly, Dong Phu, Nghia Phuong, Luc Nam, Bac Lung, Bao Dai, Yen The, Bo Ha, Dong Ky, Xuan Luong, Tam Tien, Tuan Dao communes.

- Region III: including Lang Giang, My Thai, Kep, Tan Dinh, Tien Luc, Tan Yen, Ngoc Thien, Nha Nam, Phuc Hoa, Quang Trung, Hop Thinh, Hiep Hoa, Hoang Van, Xuan Cam communes.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

14. Ha Noi city

- Region II: including Phuong Duc, Chuyen My, Dai Xuyen, Van Dinh, Ung Thien, Hoa Xa, Ung Hoa, My Duc, Hong Son, Phuc Son, Huong Son, Minh Chau, Quang Oai, Vat Lai, Co Do, Bat Bat, Suoi Hai, Ba Vi, Phuc Tho, Phuc Loc, Hat Mon, Dan Phuong communes.

- Region I: including all remaining wards and communes.

15. Ninh Binh province

- Region II: including Tay Hoa Lu, Hoa Lu, Nam Hoa Lu, Dong Hoa Lu, Nam Dinh, Thien Truong, Dong A, Vi Khe, Thanh Nam, Truong Thi, Hong Quang, and My Loc wards.

- Region III: including Tam Diep, Yen Son, Trung Son, Yen Thang, Ha Nam, Phu Ly, Phu Van, Chau Son, Liem Tuyen, Duy Tien, Duy Tan, Dong Van, Duy Ha, Tien Son, Le Ho, Nguyen Uy, Ly Thuong Kiet, Kim Thanh, Tam Chuc, Kim Bang wards and Gia Vien, Dai Hoang, Gia Hung, Gia Phong, Gia Van, Gia Tran, Yen Khanh, Khanh Nhac, Khanh Thien, Khanh Hoi, Khanh Trung, Nam Truc, Nam Minh, Nam Dong, Nam Ninh, Nam Hong, Minh Tan, Hien Khanh, Vu Ban, Lien Minh, Y Yen, Yen Dong, Yen Cuong, Van Thang, Vu Duong, Tan Minh, Phong Doanh, Co Le, Ninh Giang, Cat Thanh, Truc Ninh, Quang Hung, Minh Thai, Ninh Cuong, Xuan Truong, Xuan Hung, Xuan Giang, Xuan Hong, Hai Hau, Hai Anh, Hai Tien, Hai Hung, Hai An, Hai Quang, Hai Xuan, Hai Thinh, Giao Minh, Giao Hoa, Giao Thuy, Giao Phuc, Giao Hung, Giao Binh, Giao Ninh, Dong Thinh, Nghia Hung, Nghia Son, Hong Phong, Quy Nhat, Nghia Lam, and Rang Dong communes.

- Region IV: including all remaining wards and communes.

16. Thanh Hoa province

- Region II: including Hac Thanh, Quang Phu, Dong Quang, Dong Son, Dong Tien, Ham Rong, Nguyet Vien, Sam Son, Nam Sam Son, Bim Son, Quang Trung, Ngoc Son, Tan Dan, Hai Linh, Tinh Gia, Dao Duy Tu, Hai Binh, Truc Lam, Nghi Son wards and Truong Lam, Cac Son communes.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

- Region IV: including all remaining wards and communes.

17. Nghe An province

- Region II: including Truong Vinh, Thanh Vinh, Vinh Hung, Vinh Phu, Vinh Loc, Cua Lo wards and Hung Nguyen, Yen Trung, Hung Nguyen Nam, Lam Thanh, Nghi Loc, Phuc Loc, Dong Loc, Trung Loc, Than Linh, Hai Loc, and Van Kieu communes.

- Region III: including Hoang Mai, Tan Mai, Quynh Mai, Thai Hoa, Tay Hieu wards and Dien Chau, Duc Chau, Quang Chau, Hai Chau, Tan Chau, An Chau, Minh Chau, Hung Chau, Do Luong, Bach Ngoc, Van Hien, Bach Ha, Thuan Trung, Luong Son, Van An, Nam Dan, Dai Hue, Thien Nhan, Kim Lien, Nghia Dan, Nghia Tho, Nghia Lam, Nghia Mai, Nghia Hung, Nghia Khanh, Nghia Loc, Quynh Luu, Quynh Van, Quynh Anh, Quynh Tam, Quynh Phu, Quynh Son, Quynh Thang, Dong Hieu, Yen Thanh, Quan Thanh, Hop Minh, Van Tu, Van Du, Quang Dong, Giai Lac, Binh Minh, and Dong Thanh communes.

- Region IV: including all remaining wards and communes.

18. Ha Tinh province

- Region III: including Song Tri, Hai Ninh, Hoanh Son, Vung Ang, Thanh Sen, Tran Phu, Ha Huy Tap wards and Thach Lac, Dong Tien, Thach Khe, Cam Binh, and Ky Hoa communes.

- Region IV: including all remaining wards and communes.

19. Quang Tri province

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

- Region III: including Dong Ha, Nam Dong Ha, Ba Don, Bac Gianh wards and Nam Gianh, Nam Ba Don, Tan Gianh, Trung Thuan, Quang Trach, Hoa Trach, Phu Trach, Thuong Trach, Phong Nha, Bac Trach, Dong Trach, Hoan Lao, Bo Trach, Nam Trach, Quang Ninh, Ninh Chau, Truong Ninh, Truong Son, Le Thuy, Cam Hong, Sen Ngu, Tan My, Truong Phu, Le Ninh, and Kim Ngan communes.

- Region IV: including the remaining communes, wards, and special zones.

20. Hue city

- Region II: including Thuan An, Hoa Chau, My Thuong, Vy Da, Thuan Hoa, An Cuu, Thuy Xuan, Kim Long, Huong An, Phu Xuan, and Duong No wards.

- Region IV: including A Luoi 1, A Luoi 2, A Luoi 3, A Luoi 4, and A Luoi 5 communes.

- Region III: including the remaining communes and wards.

21. Da Nang city

- Region II: including Hai Chau, Hoa Cuong, Thanh Khe, An Khe, An Hai, Son Tra, Ngu Hanh Son, Hoa Khanh, Hai Van, Lien Chieu, Cam Le, Hoa Xuan, Tam Ky, Quang Phu, Huong Tra, Ban Thach, Hoi An, Hoi An Dong, Hoi An Tay wards and Hoa Vang, Hoa Tien, Ba Na, Tan Hiep communes, and Hoang Sa special zone.

- Region III: including Dien Ban, Dien Ban Dong, An Thang, Dien Ban Bac wards and Nui Thanh, Tam My, Tam Anh, Duc Phu, Tam Xuan, Tam Hai, Tay Ho, Chien Dan, Phu Ninh, Thang Binh, Thang An, Thang Truong, Thang Dien, Thang Phu, Dong Duong, Que Son Trung, Que Son, Xuan Phu, Nong Son, Que Phuoc, Duy Nghia, Nam Phuoc, Duy Xuyen, Thu Bon, Dien Ban Tay, Go Noi, Dai Loc, Ha Nha, Thuong Duc, Vu Gia, and Phu Thuan communes.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

22. Quang Ngai province

- Region III: including Truong Quang Trong, Cam Thanh, Nghia Lo, Kon Tum, Dak Cam, Dak Bla wards and Tinh Khe, An Phu, Binh Minh, Binh Chuong, Binh Son, Van Tuong, Dong Son, Truong Giang, Ba Gia, Son Tinh, Tho Phong, Ngok Bay, Ia Chim, Dak Ro Wa, Dak Pxi, Dak Mar, Dak Ui, Dak Ha, and Ngok Reo communes.

- Region IV: including the remaining communes, wards, and special zones.

23. Dak Lak province

- Region III: including Buon Ma Thuot, Tan An, Tan Lap, Xuan Dai, Song Cau, Thanh Nhat, Ea Kao, Tuy Hoa, Phu Yen, Binh Kien, Dong Hoa, Hoa Hiep wards, and Hoa Phu, Xuan Tho, Xuan Canh, Xuan Loc, Hoa Xuan communes.

- Region IV: including all remaining wards and communes.

24. Khanh Hoa province

- Region II: including Nha Trang, Bac Nha Trang, Tay Nha Trang, Nam Nha Trang, Bac Cam Ranh, Cam Ranh, Cam Linh, Ba Ngoi, Ninh Hoa, Dong Ninh Hoa, Hoa Thang wards and Nam Cam Ranh, Bac Ninh Hoa, Tan Dinh, Nam Ninh Hoa, Tay Ninh Hoa, Hoa Tri communes.

- Region III: including Phan Rang, Dong Hai, Ninh Chu, Bao An, Do Vinh wards and Dai Lanh, Tu Bong, Van Thang, Van Ninh, Van Hung, Dien Khanh, Dien Lac, Dien Dien, Suoi Hiep, Dien Tho, Dien Lam, Cam Lam, Suoi Dau, Cam Hiep, Cam An, Ninh Phuoc, Phuoc Huu, Phuoc Hau, Phuoc Dinh, Ninh Hai, Xuan Hai, Vinh Hai, Thuan Bac, Cong Hai communes.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

25. Gia Lai province

- Region III: including Quy Nhon, Quy Nhon Dong, Quy Nhon Tay, Quy Nhon Nam, Quy Nhon Bac, Pleiku, Hoi Phu, Thong Nhat, Dien Hong, An Phu wards and Bien Ho, Gao communes.

- Region IV: including all remaining wards and communes.

26. Lam Dong province

- Region II: including Xuan Huong - Da Lat, Cam Ly - Da Lat, Lam Vien - Da Lat, Xuan Truong - Da Lat, Lang Biang - Da Lat, Bao Loc 1, Bao Loc 2, Bao Loc 3, B’Lao, Ham Thang, Binh Thuan, Mui Ne, Phu Thuy, Phan Thiet, Tien Thanh wards and Tuyen Quang commune.

- Region III: including La Gi, Phuoc Hoi, Bac Gia Nghia, Nam Gia Nghia, Dong Gia Nghia wards and Hiep Thanh, Duc Trong, Tan Hoi, Ta Hine, Ta Nang, Dinh Van Lam Ha, Di Linh, Hoa Ninh, Hoa Bac, Dinh Trang Thuong, Bao Thuan, Son Dien, Gia Hiep, Tan Hai, Dong Giang, La Da, Ham Thuan Bac, Ham Thuan, Hong Son, Ham Liem, Ham Thanh, Ham Kiem, Tan Thanh, Ham Thuan Nam, Tan Lap, Ninh Gia communes.

- Region IV: including the remaining communes, wards, and special zones.

27. Ho Chi Minh City

- Region III: including Ngai Giao, Binh Gia, Kim Long, Chau Duc, Xuan Son, Nghia Thanh, Hoa Hiep, Binh Chau, Ho Tram, Xuyen Moc, Hoa Hoi, Bau Lam, Phuoc Hai, Long Hai, Dat Do, Long Dien communes and Con Dao special zone.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

- Region I: including all remaining wards and communes.

28. Dong Nai province

- Region I: including Bien Hoa, Tran Bien, Tam Hiep, Long Binh, Trang Dai, Ho Nai, Long Hung, Binh Loc, Bao Vinh, Xuan Lap, Long Khanh, Hang Gon, Tan Trieu, Phuoc Tan, Tam Phuoc, Phu Ly wards and Dai Phuoc, Nhon Trach, Phuoc An, Phuoc Thai, Long Phuoc, Binh An, Long Thanh, An Phuoc, An Vien, Binh Minh, Trang Bom, Bau Ham, Hung Thinh, Dau Giay, Gia Kiem, Thong Nhat, Xuan Duong, Xuan Dong, Xuan Dinh, Xuan Phu, Xuan Loc, Xuan Hoa, Xuan Thanh, Xuan Bac, Tri An, Tan An communes.

- Region II: including Minh Hung, Chon Thanh, Dong Xoai, Binh Phuoc wards and Xuan Que, Cam My, Song Ray, La Nga, Dinh Quan, Phu Vinh, Phu Hoa, Ta Lai, Nam Cat Tien, Tan Phu, Phu Lam, Nha Bich, Tan Quan, Thuan Loi, Dong Tam, Tan Loi, Dong Phu, Dak Lua, Thanh Son communes.

- Region IV: including Thien Hung, Hung Phuoc, Phu Nghia, Da Kia, Phuoc Son, Nghia Trung, Bu Dang, Tho Son, Dak Nhau, Bom Bo, Bu Gia Map, Dak O communes.

- Region III: including the remaining communes and wards.

29. Tay Ninh province

- Region I: including Long An, Tan An, Khanh Hau wards and An Ninh, Hiep Hoa, Hau Nghia, Hoa Khanh, Duc Lap, My Hanh, Duc Hoa, Thanh Loi, Binh Duc, Luong Hoa, Ben Luc, My Yen, Phuoc Ly, My Loc, Can Giuoc, Phuoc Vinh Tay, Tan Tap communes.

- Region II: including Kien Tuong, Tan Ninh, Binh Minh, Ninh Thanh, Long Hoa, Hoa Thanh, Thanh Dien, Trang Bang, An Tinh, Go Dau, Gia Loc wards and Tuyen Thanh, Binh Hiep, Thu Thua, My An, My Thanh, Tan Long, Long Cang, Rach Kien, My Le, Tan Lan, Can Duoc, Long Huu, Hung Thuan, Phuoc Chi, Thanh Duc, Phuoc Thanh, Truong Mit, Nhut Tao communes.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

- Region III: including the remaining communes and wards.

30. An Giang province

- Region II: including Long Xuyen, Binh Duc, My Thoi, Chau Doc, Vinh Te, Vinh Thong, Rach Gia, Ha Tien, To Chau wards; My Hoa Hung, Tien Hai communes and Phu Quoc, Tho Chau special zones.

- Region III: including Tan Chau, Long Phu wards; Tan An, Chau Phong, Vinh Xuong, Chau Phu, My Duc, Vinh Thanh Trung, Binh My, Thanh My Tay, An Chau, Binh Hoa, Can Dang, Vinh Hanh, Vinh An, Thoai Son, Oc Eo, Dinh My, Phu Hoa, Vinh Trach, Tay Phu, Thanh Loc, Chau Thanh, Binh An, Hoa Dien, Kien Luong, Son Hai, Hon Nghe communes and Kien Hai special zone.

- Region IV: including all remaining wards and communes.

31. Dong Thap province

- Region II: including My Tho, Dao Thanh, My Phong, Thoi Son, Trung An wards and Tan Huong, Chau Thanh, Long Hung, Long Dinh, Vinh Kim, Kim Son, Binh Trung communes.

- Region III: including Go Cong, Long Thuan, Son Qui, Binh Xuan, My Phuoc Tay, Thanh Hoa, Cai Lay, Nhi Quy, An Binh, Hong Ngu, Thuong Lac, Cao Lanh, My Ngai, My Tra, Sa Dec wards and Tan Phu, Tan Phuoc 1, Tan Phuoc 2, Tan Phuoc 3, Hung Thanh, My Tinh An, Luong Hoa Lac, Tan Thuan Binh, Cho Gao, An Thanh Thuy, Binh Ninh, Tan Duong communes.

- Region IV: including all remaining wards and communes.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

- Region II: including Thanh Duc, Long Chau, Phuoc Hau, Tan Hanh, Tan Ngai, Binh Minh, Cai Von, Dong Thanh, An Hoi, Phu Khuong, Ben Tre, Son Dong, Phu Tan, Long Duc, Tra Vinh, Nguyet Hoa, Hoa Thuan wards and Phu Tuc, Giao Long, Tien Thuy, Tan Phu communes.

- Region III: including Duyen Hai, Truong Long Hoa wards and Cai Nhum, Tan Long Hoi, Nhon Phu, Binh Phuoc, An Binh, Long Ho, Phu Quoi, Dong Khoi, Mo Cay, Thanh Thoi, An Dinh, Huong My, Tan Thuy, Bao Thanh, Ba Tri, Tan Xuan, My Chanh Hoa, An Ngai Trung, An Hiep, Thoi Thuan, Thanh Phuoc, Binh Dai, Thanh Tri, Loc Thuan, Chau Hung, Phu Thuan, Long Huu, Hung Nhuong communes.

- Region IV: including all remaining wards and communes.

33. Can Tho city

- Region II: including Phu Loi, My Xuyen, Ninh Kieu, Cai Khe, Tan An, An Binh, Thoi An Dong, Binh Thuy, Long Tuyen, Cai Rang, Hung Phu, O Mon, Thoi Long, Phuoc Thoi, Trung Nhut, Thot Not, Thuan Hung, Tan Loc, Soc Trang wards.

- Region III: including Vi Thanh, Vi Tan, Dai Thanh, Nga Bay, Vinh Phuoc, Vinh Chau, Khanh Hoa, Nga Nam, My Quoi wards and Tan Long, Phong Dien, Nhon Ai, Truong Long, Thoi Lai, Dong Thuan, Truong Xuan, Truong Thanh, Co Do, Dong Hiep, Thanh Phu, Thoi Hung, Trung Hung, Vinh Thanh, Vinh Trinh, Thanh An, Thanh Quoi, Hoa Luu, Thanh Xuan, Tan Hoa, Truong Long Tay, Chau Thanh, Dong Phuoc, Phu Huu, Vinh Hai, Lai Hoa communes.

- Region IV: including all remaining wards and communes.

34. Ca Mau province

- Region II: including An Xuyen, Ly Van Lam, Tan Thanh, Hoa Thanh, Bac Lieu, Vinh Trach, Hiep Thanh wards.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

- Region IV: including all remaining wards and communes.

 

APPENDIX II

ADMINISTRATIVE PROCEDURES IN THE FIELD OF HOME AFFAIRS
(Enclosed with Decree No. 128/2025/ND-CP dated June 11, 2025 of the Government)

Section 1

ADMINISTRATIVE PROCEDURES IN STATE MANAGEMENT OF PERSONS WITH MERITORIOUS SERVICES TO THE REVOLUTION

Administrative procedures for re-examination and reassessment of bodily injury rates due to recurring special injuries and adjustment of corresponding entitlements under point a clause 6 Article 5 of this Decree:

- If the case does not fall under clause 1 Article 41 of Decree No. 131/2021/ND-CP, the individual shall submit a written request using Form No. 33 in Appendix I of Decree No. 131/2021/ND-CP together with documents specified at point a clause 1 Article 41 of Decree No. 131/2021/ND-CP to the Department of Home Affairs of the locality where the individual permanently resides.

Within 12 days from the date of receipt of complete documents, the Department of Home Affairs shall verify the records stored at the Department and, if eligible, issue a referral letter using Form No. 38 in Appendix I of Decree No. 131/2021/ND-CP to the competent Medical Assessment Council as prescribed in Article 161 of Decree No. 131/2021/ND-CP.  If the case is ineligible, the dossier shall be returned with reasons stated.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

- Within 12 days from the date of receipt of the medical assessment report, the Department of Home Affairs shall issue a decision on the adjustment of monthly allowances and preferential subsidies using Form No. 60 in Appendix I of Decree No. 131/2021/ND-CP.

Section 2

ADMINISTRATIVE PROCEDURES IN STATE MANAGEMENT OF FOREIGN WORKERS WORKING IN VIET NAM

1. Administrative procedure for approval of the demand for employment of foreign workers under clause 2 Article 8 of this Decree:

a) At least 15 days prior to the expected date of employment of a foreign worker, the employer (except contractors) shall determine the demand for employing a foreign worker for each job position that Vietnamese workers cannot fill, and submit a report to the President of the Province-level People’s Committee of the locality where the foreign worker is expected to work, using Form No. 01/PLI in Appendix I of Decree No. 152/2020/ND-CP;

b) During implementation, if there is any change in the demand for employing foreign workers regarding the position, job title, working form, quantity, or location, the employer must report to the President of the Province-level People’s Committee using Form No. 02/PLI, Appendix I of Decree No. 152/2020/ND-CP, at least 15 days prior to the intended date of employing the foreign workers.

c) For foreign workers specified in clauses 3, 4, 5, 6, and 8 of Article 154 of the Labor Code 2019 and clauses 1, 2, 4, 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, and 14 of Article 7 of Decree No. 152/2020/ND-CP, the employer is not required to determine the demand for employing foreign workers;

d) From July 1, 2025, the notification of recruitment of Vietnamese workers for positions intended for foreign workers shall be made on the electronic portal of the Province-level People’s Committee for at least 15 days from the expected date of submission of the explanation report to the President of the Province-level People’s Committee where the foreign worker is expected to work.

The recruitment announcement must include: job position and title, job description, quantity, qualifications, experience, salary, and time and location of work. After failing to recruit Vietnamese workers for the positions intended for foreign workers, the employer shall be responsible for determining the demand for foreign workers in accordance with point a clause 1 Article 4 of Decree No. 152/2020/ND-CP.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

2. The administrative procedures for performing the task of certifying that a foreign worker is not subject to the requirement for a work permit as prescribed in Clause 2 Article 8 of this Decree are as follows:

a) The employer shall request the President of the Province-level People’s Committee where the foreign worker is expected to work to confirm that the foreign worker is not subject to the requirement for a work permit at least 10 days before the foreign worker is scheduled to begin work.

In cases specified in Clauses 4 and 6 Article 154 of the Labor Code 2019 and Clauses 1, 2, 8, and 11 Article 7 of Decree No. 152/2020/ND-CP, it is not required to carry out the procedure for confirming that the foreign worker is not subject to the requirement for a work permit. However, the employer must report to the President of the Province-level People’s Committee where the foreign worker is expected to work, providing the following information: Full name, age, nationality, passport number, name of the foreign employer, start date and end date of employment, at least 03 working days prior to the expected date the foreign worker starts working in Viet Nam.

The maximum validity period of the confirmation that a foreign worker is not subject to the requirement for a work permit is 02 years and must correspond with the duration applicable to one of the cases prescribed in Article 10 of Decree No. 152/2020/ND-CP. In case of reissuance of the confirmation that a foreign worker is not subject to the requirement for a work permit, the maximum validity period is 02 years.

b) The application for confirmation that the foreign worker is not subject to the work permit requirement includes:

- The written request for confirmation that the foreign worker is not subject to the requirement for a work permit shall follow Form No. 09/PLI of Appendix I to Decree No. 152/2020/ND-CP.

- A health certificate or medical examination report as prescribed in Clause 2 Article 9 of Decree No. 152/2020/ND-CP;

- Written approval of the demand for foreign workers, except for cases exempted from this requirement;

- A certified true copy of the passport or a copy confirmed by the employer that remains valid under the law;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

The health certificate or medical examination report, the written approval of the demand for foreign workers, and the supporting documents proving that the foreign worker is not subject to the work permit requirement must be submitted as originals or certified copies. If issued by a foreign authority, they must be consular legalized, translated into Vietnamese, and notarized or certified, unless exempted from consular legalization under international treaties to which the Socialist Republic of Viet Nam and the relevant foreign country are parties, or under the principle of reciprocity, or as otherwise provided by law.

c) Within 05 working days from the date of receipt of a complete application for confirmation of exemption from the work permit requirement, the President of the Province-level People’s Committee shall issue a written confirmation that the foreign worker is not subject to the requirement for a work permit, using Form No. 10/PLI of Appendix I to Decree No. 152/2020/ND-CP. In case the confirmation is not granted, a written response shall be issued stating the reasons therefor.

3. Administrative procedures for issuance of work permits as prescribed in Clause 2 Article 8 of this Decree are as follows:

a) The application for issuance of a work permit includes:

- A written request for issuance of a work permit submitted by the employer, using Form No. 11/PLI provided in Appendix I of Decree No. 152/2020/ND-CP. In cases where the foreign worker is employed by one employer but works at multiple locations, the written request must list all intended workplaces;

- A health certificate or medical examination report issued by a competent health authority of a foreign country or Vietnam, valid for 12 months from the date of conclusion to the date of application submission, or a certificate of fitness as prescribed by the Minister of Health;

- A criminal record certificate or a document confirming that the foreign worker is not serving a sentence, has not had a conviction expunged, and is not under criminal investigation, issued by a competent authority in the foreign country or in Vietnam. The criminal record certificate or the written confirmation that the foreign worker is not currently serving a sentence, has not had a conviction expunged, or is not under criminal investigation must be issued no more than 06 months prior to the date of application submission.

- Documents proving the status as a manager, executive director, expert, technical worker, or occupation-specific documentation, including:

For managers and executive directors as defined in Clauses 4 and 5 Article 3 of Decree No. 152/2020/ND-CP, three types of documents: the company charter or operational regulations of the agency, organization, or enterprise; enterprise registration certificate or equivalent legal documents; and a resolution or decision of appointment by the agency, organization, or enterprise;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

For foreign football players: documents proving experience or an International Transfer Certificate (ITC) or a confirmation from the Vietnam Football Federation (VFF) on provisional or official registration with a club under VFF;

For foreign pilots: a pilot license issued by the Vietnamese competent authority or recognized by the Vietnamese competent authority if issued by a foreign authority; or, for foreign flight attendants, a professional certificate issued by the Ministry of Construction authorizing work on aircraft;

For foreign workers performing aircraft maintenance work: certificate of professional qualifications in the field of aircraft maintenance issued by a competent authority of Viet Nam or by a foreign competent authority and recognized by a competent authority of Viet Nam .

For foreign seafarers: a certificate of professional competence or recognition thereof issued by a competent Vietnamese authority;

For foreign sports coaches: a certificate of high achievement in sports recognized by the Ministry of Culture, Sports and Tourism or possession of at least one of the following coaching qualifications; AFC ‘B’ football coaching certificate or AFC Level 1 goalkeeping coaching certificate or AFC Level 1 fitness coaching certificate or AFC Level 1 futsal coaching certificate, or any equivalent foreign coaching certificate recognized by the Asian Football Confederation (AFC).

For foreign language or IT center teachers: a diploma issued by a competent authority meeting the qualification standards set out in the Law on Education, Law on Higher Education, Law on Vocational Education, and regulations on the organization and operation of language and IT centers issued by the Minister of Education and Training.

- Two color photos (4 cm x 6 cm, white background, front-facing, bare-headed, no colored glasses), taken within 06 months prior to dossier submission;

- Written approval of the demand for foreign workers, except for cases exempted from this requirement;

- A certified true copy of the passport or a copy confirmed by the employer that remains valid under the law;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

For foreign workers specified at Point b, Clause 1, Article 2 of Decree No. 152/2020/ND-CP, there must be a document from the foreign enterprise assigning the foreign worker to work at the commercial presence of that foreign enterprise in the territory of Viet Nam, and a document proving that the foreign worker had been employed by the foreign enterprise for at least 12 consecutive months prior to working in Viet Nam.

For foreign workers specified at Point c, Clause 1, Article 2 of Decree No. 152/2020/ND-CP, there must be a contract or agreement signed between the Vietnamese partner and the foreign partner, which must include an agreement on the foreign worker's employment in Viet Nam.

For foreign workers specified at Point d, Clause 1, Article 2 of Decree No. 152/2020/ND-CP, there must be a service contract signed between the Vietnamese partner and the foreign partner, and a document proving that the foreign worker has been employed by the foreign enterprise, which has no commercial presence in Viet Nam, for at least 2 years.

For foreign workers specified at Point dd, Clause 1, Article 2 of Decree No. 152/2020/ND-CP, there must be a document issued by the service provider assigning the foreign worker to Viet Nam for the purpose of negotiating the provision of services.

For workers under point e clause 1 Article 2: A letter from the agency or organization assigning the foreign worker to work at a foreign non-governmental organization or international organization in Viet Nam (except for cases under point a clause 1 Article 2) and the operation license of the said NGO or international organization in Viet Nam, in accordance with Vietnamese law.

For foreign workers working under point i clause 1 Article 2 of Decree No. 152/2020/ND-CP: there must be a written assignment from the foreign authority, organization, or enterprise sending the foreign worker to Viet Nam, which must match the intended job position, or documents proving the individual is a manager as prescribed in clause 4 Article 3 of Decree No. 152/2020/ND-CP;

- Application for a work permit in some special cases:

For foreign workers who have been granted a valid work permit and wish to work for another employer in the same job position and title as stated in the existing work permit, the application for a new work permit shall include: A confirmation letter from the previous employer stating that the foreign worker is currently working; the documents specified in Clauses 1, 5, 6, 7, and 8, Article 9 of Decree No. 152/2020/ND-CP; and a certified true copy of the issued work permit.

For foreign workers who have been granted a valid work permit and wish to change the job position, job title, or form of work stated in the work permit in accordance with the law, without changing the employer, the application for a new work permit shall include the documents specified in Clauses 1, 4, 5, 6, 7, and 8, Article 9 of Decree No. 152/2020/ND-CP, and the original or certified true copy of the issued work permit.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

- Legalization and authentication of documents: The documents specified in Clauses 2, 3, 4, 6, and 8 Article 9 of Decree No. 152/2020/ND-CP shall be submitted as either 01 original or a certified true copy. If such documents are issued by a foreign country, they must be consularly legalized, unless exempted from consular legalization under an international treaty to which both the Socialist Republic of Viet Nam and the relevant foreign country are parties, or under the principle of reciprocity, or as prescribed by law; they must also be translated into Vietnamese and notarized or certified in accordance with Vietnamese law.

b) Procedures for granting work permits

At least 15 days prior to the intended start date of the foreign worker in Viet Nam, the applicant shall submit the application to the President of the Province-level People’s Committee where the foreign worker is expected to work. Applicants include:

The employer, in the case where the foreign worker works in the forms specified in Points a, b, e, g, i, and k, Clause 1, Article 2 of Decree No. 152/2020/ND-CP.

Vietnamese authorities, organizations, or enterprises, or foreign organizations or enterprises operating in Vietnam, in cases where the foreign worker comes to work in the forms specified in Points c and d, Clause 1, Article 2 of Decree No. 152/2020/ND-CP.

Foreign workers entering Vietnam to offer services or those responsible for establishing a commercial presence in the forms specified in Points dd and h, Clause 1, Article 2 of Decree No. 152/2020/ND-CP.

Within 05 working days from the receipt of a complete application, the President of the Province-level People’s Committee shall issue the work permit using Form No. 12/PLI in Appendix I of Decree No. 152/2020/ND-CP. If the permit is not granted, a written response with reasons shall be provided.

The work permit must be A4 size (21 cm x 29.7 cm), consisting of 2 pages: page 1 has a blue background; page 2 has a white background with blue patterns and a central star. The permit number format includes: the provincial code (per Form No. 16/PLI Appendix I), the last two digits of the year of issuance, the permit type code (1 for new issuance, 2 for renewal, 3 for reissuance), and a serial number starting from 000.001.

If the work permit is issued in electronic form, it must comply with applicable regulations and contain the content as per Form No. 12/PLI Appendix I of Decree No. 152/2020/ND-CP.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

The employer must submit the signed employment contract as required to the competent authority that issued the work permit. The employment contract shall be the original or a certified true copy.

4. Administrative procedures for reissuance of a work permit as prescribed in clause 2 Article 8 of this Decree are as follows:

a) Cases eligible for reissuance of a work permit include:

- The valid work permit is lost;

- The valid work permit is damaged;

- Changes in one of the following: full name, nationality, passport number, work location, or company name (without changing the enterprise code stated in the valid work permit).

b) Application for reissuance of a work permit includes:

- A written request for reissuance of the work permit from the employer, using Form No. 11/PLI in Appendix I of Decree No. 152/2020/ND-CP;

- Two color photos (4 cm x 6 cm, white background, front-facing, bare-headed, no colored glasses), taken within 06 months prior to dossier submission;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

c) Procedures for reissuance of the work permit

The employer shall submit the application for reissuance of the work permit to the President of the Province-level People’s Committee where the foreign worker is expected to work. Within 03 working days from the date of receipt of a complete application, the President of the Province-level People’s Committee shall reissue the work permit. In case of refusal, a written response stating the reason must be provided.

5. Administrative procedures for the extension of a work permit as specified in Clause 2 Article 8 of this Decree shall be carried out as follows:

a) Conditions for extension of a work permit include:

- The work permit already issued is valid for at least 05 days but not more than 45 days;

- The demand for employing foreign workers is approved by the competent authority in accordance with Article 4 or Article 5 of Decree No. 152/2020/ND-CP;

- Documents proving that the foreign worker will continue working for the employer under the terms of the issued work permit.

b) The application for extension of the work permit includes:

- A written request for extension of the work permit made by the employer using Form No. 11/PLI of Appendix I to Decree No. 152/2020/ND-CP;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

- The valid work permit already issued;

- Written approval of the demand for foreign workers, except for cases exempted from this requirement;

- A certified true copy of the passport or a copy confirmed by the employer that remains valid under the law;

- A health certificate or medical examination report as prescribed in Clause 2 Article 9 of Decree No. 152/2020/ND-CP;

- One of the documents specified in Clause 8 Article 9 of Decree No. 152/2020/ND-CP proving that the foreign worker continues working for the employer in accordance with the issued work permit, except for the case where the foreign worker is employed under Point a Clause 1 Article 2 of Decree No. 152/2020/ND-CP.

- The valid work permit already issued; the written approval of the demand for employing foreign workers; the health certificate or medical examination certificate; and one of the documents specified in Clause 8 Article 9 of Decree No. 152/2020/ND-CP as mentioned above must be submitted as an original or a certified true copy. If issued by a foreign authority, such documents must be legalized by consular authentication and translated into Vietnamese with notarization or certification, unless exempt from consular legalization under international treaties to which both the Socialist Republic of Viet Nam and the concerned foreign country are signatories, or under the principle of reciprocity, or as prescribed by law.

c) Procedures for the extension of the work permit

At least 05 days but no more than 45 days prior to the expiry date of the work permit, the employer must submit the application for extension of the work permit to the President of the Province-level People’s Committee where the foreign worker is expected to work.

Within 05 working days from the date of receipt of a complete application, the President of the Province-level People’s Committee shall extend the work permit. In case of refusal, a written response stating the reasons must be issued.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

The employer must submit the signed employment contract as required to the competent authority that granted the extension. The employment contract shall be the original or a certified true copy.

6. Administrative procedures for revocation of work permits as specified in Clause 2 Article 8 of this Decree:

a) For the cases specified in Clause 1 Article 20 of Decree No. 152/2020/ND-CP, within 15 days from the date the work permit expires, the employer must retrieve the work permit of the foreign worker and return it to the President of the Province-level People’s Committee, together with a written explanation of the reason for revocation, in cases subject to revocation but the permit cannot be retrieved.

b) For the cases specified in Clauses 2 and 3 Article 20 of Decree No. 152/2020/ND-CP, the President of the Province-level People’s Committee shall issue a decision on revocation of the work permit using Form No. 13/PLI of Appendix I to Decree No. 152/2020/ND-CP and notify the employer to retrieve and return the foreign worker’s work permit to the issuing President.

c) Within 05 working days from the date of receipt of the revoked work permit, the President of the Province-level People’s Committee shall issue a written confirmation of the revocation to the employer.

Section 3

ADMINISTRATIVE PROCEDURES IN STATE MANAGEMENT OF VIETNAMESE WORKERS WORKING ABROAD UNDER CONTRACTS

1. Administrative procedures for receiving and issuing the written approval for labor source preparation by service enterprises as prescribed in Point a Clause 1 Article 10 of this Decree shall be carried out as follows:

a) The dossier for labor source preparation includes:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

- A copy of the request or cooperation agreement with the foreign partner receiving the workers, enclosed with a certified Vietnamese translation; for a foreign partner cooperating for the first time with a Vietnamese service enterprise, documents proving that the competent authority of the host country allows recruitment of foreign workers must be submitted;

- A labor source preparation plan specifying the number of workers, time frame, and method of preparation;

- A commitment to prioritize the recruitment of workers who have participated in the labor source preparation activities.

b) Within 05 working days from the date of receipt of a complete and valid dossier, the Province-level People’s Committee shall issue a written approval to the service enterprise, and notify the Province-level People’s Committee where the enterprise conducts labor source preparation activities and the Ministry of Home Affairs; in case of disapproval, reasons must be clearly stated.

2. Administrative procedures for receiving reports and issuing written responses to Vietnamese enterprises winning bids or undertaking projects abroad as prescribed in Point b Clause 1 Article 10 of this Decree are as follows:

a) No later than 20 days prior to the date of sending Vietnamese workers to work abroad, Vietnamese enterprises winning bids or undertaking projects abroad must report to the Province-level People’s Committee the plan for sending Vietnamese workers to work abroad, enclosed with a copy of the contract for winning or undertaking the overseas project;

b) The contents of the plan for sending Vietnamese workers to work abroad shall comply with Clause 2 Article 31 of the Law on Vietnamese Workers Working Abroad under Contracts, and include:

- Management and employment of workers abroad, specifying the number of workers sent, gender, industry, specific jobs and duties, duration of employment, working hours, rest time, overtime, wages, working and living conditions, medical examination and treatment regimes; risk handling, benefits and entitlements in case of occupational accidents, occupational diseases, and other related rights and entitlements of the workers;

- Repatriation of workers in cases of natural disasters, epidemics, wars, political instability, economic recession, states of emergency, or other force majeure events;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

d) Within 05 working days from the date the workers depart, the enterprise winning or undertaking the overseas project must update the workers’ information into the Database System on Vietnamese Workers Working Abroad under Contracts.

3. Administrative procedures for receiving reports and issuing written responses to Vietnamese organizations or individuals investing abroad as prescribed in Point d Clause 1 Article 10 of this Decree are as follows:

a) Vietnamese organizations or individuals investing abroad must report to the Province-level People’s Committee the plan for sending Vietnamese workers to work abroad no later than 20 days prior to the date of deployment, enclosed with a copy of the Certificate of Overseas Investment Registration;

b) The contents of the plan for sending Vietnamese workers to work abroad include:

- Management and employment of workers abroad, specifying the number of workers sent, gender, industry, specific jobs and duties, duration of employment, working hours, rest time, overtime, wages, working and living conditions, medical examination and treatment regimes; risk handling, benefits and entitlements in case of occupational accidents, occupational diseases, and other related entitlements of the workers;

- Repatriation of workers in cases of natural disasters, epidemics, wars, political instability, economic recession, states of emergency, or other force majeure events;

c) The Province-level People’s Committee shall issue a written response to the Vietnamese organizations or individuals investing abroad within 05 working days from the date of receipt of the plan for sending Vietnamese workers to work abroad and notify the Ministry of Home Affairs; in case of disapproval, the reasons must be clearly stated;

d) Vietnamese organizations or individuals investing abroad must update the workers’ information into the Database System on Vietnamese Workers Working Abroad under Contracts within 05 working days from the date the workers depart.

4. Administrative procedures for receiving and issuing written responses to enterprises registering the sending of Vietnamese workers abroad for training, professional qualification, and skill enhancement lasting 90 days or more, as prescribed in Point dd Clause 1 Article 10 of this Decree, are as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

b) The registration dossier of the internship contract includes:

- A written registration of the internship contract;

- A copy of the internship contract enclosed with a certified Vietnamese translation;

- Documents proving that the overseas training, qualification, and skill enhancement is in accordance with the laws of the host country;

- A copy of the enterprise registration certificate and documents proving the enterprise’s escrow deposit in accordance with Clause 2 Article 36 of the Law on Vietnamese Workers Working Abroad under Contracts.

5. Administrative procedures for certifying the registration of employment contracts as prescribed in Clause 2 Article 10 of this Decree are as follows:

a) Within 05 working days from the date of receipt of a complete and valid dossier, the Commune-level People’s Committee shall issue a written certification of the employment contract registration to the worker and report to the Province-level People’s Committee and the Ministry of Home Affairs; in case of refusal, the reasons must be clearly stated;

b) The employment contract registration dossier includes: A written registration using the form prescribed by the Minister of Home Affairs; a copy of the employment contract enclosed with a certified Vietnamese translation.

6. Administrative procedures for issuing a written approval for the registration of service provision activities for sending Vietnamese workers to work as domestic workers abroad as prescribed in Clause 1 Article 11 of this Decree are as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

- A written request using Form No. 10 in Appendix I of Decree No. 112/2021/ND-CP;

- One copy of the foreign language diploma or certificate; one copy of a document proving work experience (employment contract, termination document, social insurance record, or confirmation of experience from the previous workplace) of the professional staff as prescribed in Clause 2 Article 20 of Decree No. 112/2021/ND-CP;

b) The Province-level People’s Committee where the enterprise’s head office is located shall issue a written approval for the enterprise to engage in the service of sending Vietnamese workers to work as domestic workers abroad within 05 working days from the date of receipt of a complete dossier and notify the Ministry of Home Affairs. In case of disapproval, the Province-level People’s Committee shall provide a written response stating the reasons.

7. Administrative procedures for receiving and certifying the list of Vietnamese workers going abroad to work as domestic workers as prescribed in Clause 2 Article 11 of this Decree are as follows:

a) The enterprise shall submit the list of workers to the Province-level People’s Committee for certification before sending them abroad to work as domestic workers;

b) No later than 05 working days before submitting the visa application for the workers, the service enterprise shall send the list of workers (including full name, date of birth, gender, passport/ID number, duration of vocational training in domestic work and foreign language or relevant work experience, phone number, expected departure date, name and address of the foreign receiving entity and employer) under the approved labor supply contract;

c) The Province-level People’s Committee shall certify the list within 05 working days from the date of receipt of the list and notify the Ministry of Home Affairs. In case of refusal, the Province-level People’s Committee shall provide a written response stating the reasons.

d) After the list is certified, the enterprise is responsible for sending the list to the Commune-level People’s Committee of the workers’ place of residence for local management.

8. Administrative procedures for issuing a written request to the deposit-receiving bank to refund the deposit to the enterprise (for vocational training contracts with a training, qualification, and skill enhancement period abroad of 90 days or more) as prescribed in Clause 3 Article 11 of this Decree are as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

b) The Province-level People’s Committee where the enterprise’s head office is located (for vocational training contracts with a training, qualification, and skill enhancement period abroad of 90 days or more) shall issue a written request to the deposit-receiving bank to refund the deposit to the enterprise within 05 working days from the date of receipt of the enterprise’s report on the liquidation of the overseas vocational training contract with the worker, enclosed with supporting documents.

Section 4

ADMINISTRATIVE PROCEDURES IN STATE MANAGEMENT OF SOCIAL FUNDS AND CHARITABLE FUNDS

1. Administrative procedures for the establishment of a fund as prescribed in Article 12 of this Decree are as follows:

a) The application for fund establishment includes:

- An application form for fund establishment;

- A draft charter of the fund;

- A commitment on asset contribution to establish the fund by the founding members, and documents proving the contributed assets as prescribed in Article 14 of Decree No. 93/2019/ND-CP;

- Personal curriculum vitae (according to the form enclosed with Decree No. 93/2019/ND-CP) and criminal record certificate No. 01 issued by a competent authority for the founding members within 06 months prior to the date of dossier submission, and documents as prescribed in Articles 11, 12 or 13 of Decree No. 93/2019/ND-CP; in case the founding member falls under Point dd Clause 1 Article 11 of Decree No. 93/2019/ND-CP, the criminal record certificate No. 01 is not required;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

- Documents proving lawful use rights to the proposed headquarters of the fund as prescribed by law (original or certified copy);

b) The President of the Province-level People’s Committee is responsible for issuing a receipt slip as a basis for determining the time limit for dossier processing. The receipt slip must include: date, method of receipt; dossier information; information of the sender and the receiver. If the dossier is incomplete or invalid, within 05 working days from the date of receipt, the President of the Province-level People’s Committee must issue a written response specifying the reasons;

c) Within no more than 60 days from the date of receipt of a complete and valid dossier and opinions of relevant agencies on the issuance of the establishment license and recognition of the fund charter, the President of the Province-level People’s Committee shall grant the fund establishment license and recognize the charter. In case of refusal, a written reply stating the reasons must be issued;

d) For newly established funds, the fund establishment license also serves as the certificate of charter recognition.

2. Administrative procedures for merger, consolidation, division, separation, dissolution, and renaming of funds as prescribed in Article 12 of this Decree are as follows:

a) The dossier for merger, consolidation, division, or separation of a fund includes:

- An application for merger, consolidation, division, or separation of the fund, clearly stating the reasons and the new name of the fund;

- A draft charter of the fund;

- A resolution of the Fund Management Council on the merger, consolidation, division, or separation; and written consent of the founding members or their lawful representatives (if any);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

- A plan for settlement of assets, finances, and labor in the event of merger, consolidation, division, or separation;

b) Procedures for merger, consolidation, division, or separation of funds:

The fund carrying out the merger, consolidation, division, or separation shall submit one set of dossier to the President of the Province-level People’s Committee.

The President of the Province-level People’s Committee shall consider and decide on the merger, consolidation, division, or separation of the fund within 60 days from the date of receipt of a complete and valid dossier. In case of refusal, a written response specifying the reasons must be provided.

The merged fund, the absorbed fund, and the divided fund shall cease to exist and operate after the decision on merger, absorption, or division of the fund is issued by the President of the Province-level People’s Committee. The rights and obligations of the merged fund, the absorbed fund, and the divided fund shall be transferred to the new fund(s) and the absorbing fund.  In the case of division, both the divided fund and the newly established fund(s) shall exercise rights and fulfill obligations in accordance with the fund's operational purposes and shall be jointly liable for the obligations of the fund prior to the division.

c) Procedures for renaming a fund:

The renaming of a fund must be accompanied by a resolution of the Fund Management Council and written consent from the founder(s) or their lawful representative(s) (if any);

The fund shall submit 01 application for renaming to the President of the Province-level People’s Committee. The dossier includes: an application for renaming the fund; the resolution of the Fund Management Council on the renaming; a draft of the amended and supplemented charter; and the written consent of the founder(s) or their lawful representative(s) (if any);

Within 60 days from the date of receipt of a complete and valid dossier, the President of the Province-level People’s Committee shall review and decide on the reissuance of the establishment license regarding the fund renaming and recognize the fund’s charter; in case of disapproval, a written response with reasons must be provided.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

a) Within 60 days from the date of the conclusion identifying violations at the fund in accordance with Clause 1 Article 40 of Decree No. 93/2019/ND-CP, the President of the Province-level People’s Committee shall issue a decision on temporary suspension of the fund's operation. In addition to the temporary suspension, depending on the nature and extent of the violation, the fund may be subject to administrative penalties; if damages occur, compensation shall be made, and those responsible for managing the fund shall be handled in accordance with the law;

b) During the temporary suspension period, if the fund rectifies the violations, it shall submit 01 application for operation resumption to the President of the Province-level People’s Committee, which includes:

- An application for resumption of the fund’s operations;

- A report of the Fund Management Council and documents proving that the fund has rectified the violations;

c) Within 60 days from the date of receipt of a complete and valid dossier as prescribed in Clause 3 Article 40 of Decree No. 93/2019/ND-CP, the President of the Province-level People’s Committee shall permit the fund to resume operations.  In case of disapproval, a written response with reasons must be provided;

d) If the fund fails to rectify the violations upon expiration of the suspension period, the suspension shall be extended for an additional month. If the fund still fails to rectify the violations beyond this extended period, the President of the Province-level People’s Committee shall dissolve the fund;

dd) The President of the Province-level People’s Committee shall impose administrative sanctions; transfer the dossier and request the competent authority to handle the violation.

4. Administrative procedures for recognition of a fund’s eligibility for operation and recognition of members of the Fund Management Council as prescribed in Article 12 of this Decree are as follows:

a) The dossier includes:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

- List, addresses, contact phone numbers, personal resumes (as per the form enclosed with Decree No. 93/2019/ND-CP) and criminal record certificates No. 01 issued by competent authorities to members of the Fund Management Council no more than 06 months prior to the submission date.  In case officials, public employees participate in the Fund Management Council, or retired individuals are nominated for election as President of the Fund Management Council with the written approval of a competent authority in accordance with regulations on decentralized personnel management, they are not required to submit criminal record certificate Form No. 01. For foreign members of the Fund Management Council, a curriculum vitae certified by the competent authority of their country of nationality must be submitted, which must be translated into Vietnamese and legalized by consular authentication.

- Documents relating to the election of members and positions in the Fund Management Council;

b) The Fund Management Council shall submit 01 dossier to the President of the Province-level People’s Committee to request recognition of the fund’s eligibility for operation and recognition of the Council’s members after completing the procedures for public announcement of the fund’s establishment, along with a confirmation letter from the bank where the fund opens an account, confirming that the committed contributions of the founders are fully deposited in accordance with Clauses 2 and 3 Article 24 of Decree No. 93/2019/ND-CP.

The fund shall send the dossier to the President of the Province-level People’s Committee for review and decision within 45 working days from the date the fund establishment license is issued;

c) Within 60 days from the date of receipt of a complete and valid dossier, the President of the Province-level People’s Committee shall issue a decision recognizing the fund’s eligibility for operation and its Fund Management Council members. In case of non-recognition, a written response with reasons must be provided;

d) During fund operation, in case of changes or additions to the Fund Management Council or upon the end of the Council’s term, the fund shall submit a dossier to the President of the Province-level People’s Committee requesting recognition of the new members, which includes:

- A written document specifying the reasons for the change or addition of members of the Fund Management Council or for the recognition of the Fund Management Council for the next term.

- Documents specified in Point b Clause 2 Article 25 of Decree No. 93/2019/ND-CP;

- The resolution electing members of the Fund Management Council and electing the President and Vice President;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

dd) The President of the Province-level People’s Committee shall issue a decision on recognition of the newly appointed, added, or succeeding members of the Fund Management Council within 60 days from the date of receipt of a valid dossier and relevant opinions. In case of refusal, a written response specifying the reasons must be provided.

5. Administrative procedures for the recognition of the amended or supplemented fund charter; and the reissuance of the establishment license and charter recognition as prescribed in Article 12 of this Decree are as follows:

a) Procedures and dossier for recognition of amendments or supplements to the fund charter:

During operation, if the fund deems it necessary to amend or supplement the charter, or if required by a competent state agency, the fund shall submit 01 dossier to the President of the Province-level People’s Committee, which includes:

- An application for recognition of the amended or supplemented charter;

- A resolution of the Fund Management Council stating reasons for the amendment or supplementation;

- The draft of the amended or supplemented charter.

The President of the Province-level People’s Committee shall consider and decide on the amendment of the establishment license and the recognition of the fund’s charter within 60 days from the date of receipt of a complete and valid dossier and the opinions of relevant authorities regarding the request for amendment of the establishment license and the recognition of the fund’s charter. In case of disapproval, a written response with reasons must be provided;

b) Reissuance of the establishment license and recognition of the fund’s charter

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

The President of the Province-level People’s Committee shall reissue the establishment license and the recognition of the fund’s charter, specifying the number of reissuances and the number of the previously issued license, within 60 working days from the date of receipt of a valid application. If not reissued, the reason must be stated.

6. Administrative procedures for the expansion of a fund’s scope of operation as prescribed in Article 12 of this Decree are as follows:

a) Conditions for expanding the scope of operation: There must be no change to the fund’s principles, purposes, and main operational areas; the conditions on name, assets, finances, and founders must be satisfied in accordance with Decree No. 93/2019/ND-CP;

b) The application for expansion of the fund includes:

- Application for expansion of the scope of operation;

- A draft charter of the fund;

- Document of the Fund Founding Board; resolution of the Fund Management Council on the expansion of the scope of operation;

- Documents proving the contributed assets in accordance with Article 14 of Decree No. 93/2019/ND-CP;

- In case of adding founding members for the establishment of the fund: Dossier as prescribed in Article 11 of Decree No. 93/2019/ND-CP, personal resume (using the form enclosed with Decree No. 93/2019/ND-CP), and criminal record certificate No. 01 issued within 06 months prior to submission by a competent authority. If the founder is a public official, or public employee, a written approval from the competent authority in accordance with personnel management decentralization regulations is sufficient, and judicial record certificate No. 01 is not required;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

c) The President of the Province-level People’s Committee shall issue the amended establishment license and recognize the fund’s charter within 60 days from the date of receipt of a complete and valid dossier and relevant opinions regarding the expansion. If disapproved, the reasons must be specified;

d) After receiving permission for expansion, the fund shall publish information on the expansion, obtain recognition of eligibility for operation, and recognition of members of the Fund Management Council in accordance with Articles 22, 24, and 25 of Decree No. 93/2019/ND-CP.

7. Administrative procedures for revocation of the fund’s establishment license as prescribed in Article 12 of this Decree are as follows:

a) If the fund, after being granted the establishment license and having its charter recognized, fails to comply with Clause 4 Article 14 of Decree No. 93/2019/ND-CP, the license shall become invalid. In cases where the failure is due to force majeure, the Fund Founding Board must submit a written request for extension to the President of the Province-level People’s Committee at least 15 days prior to the deadline. The extension period shall be granted only once and shall not exceed 45 days from the date of the written extension issued by the President of the Province-level People’s Committee; if, upon the expiry of this extended period, the fund still fails to comply with the provisions laid down in Clause 4 Article 14 of Decree No. 93/2019/ND-CP, the license for establishment and recognition of the fund's charter shall cease to be valid.

b) The President of the Province-level People’s Committee shall issue a decision on revocation of the fund’s establishment license within 15 days from the date on which the establishment license and the recognition of the fund’s charter referred to in Point a above become invalid.

 

Văn bản được hướng dẫn - [0]
[...]
Văn bản được hợp nhất - [0]
[...]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
[...]
Văn bản bị đính chính - [0]
[...]
Văn bản bị thay thế - [0]
[...]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
[...]
Văn bản được căn cứ - [0]
[...]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]
[...]
Văn bản đang xem
Nghị định 128/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp trong quản lý Nhà nước lĩnh vực nội vụ
Số hiệu: 128/2025/NĐ-CP
Loại văn bản: Nghị định
Lĩnh vực, ngành: Bộ máy hành chính
Nơi ban hành: Chính phủ
Người ký: Nguyễn Hòa Bình
Ngày ban hành: 11/06/2025
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày đăng: Đã biết
Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
[...]
Văn bản hướng dẫn - [0]
[...]
Văn bản hợp nhất - [0]
[...]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
[...]
Văn bản đính chính - [0]
[...]
Văn bản thay thế - [0]
[...]
[...] Đăng nhập tài khoản TVPL Basic hoặc TVPL Pro để xem toàn bộ lược đồ văn bản