Nghị định 105-NĐ năm 1956 điều lệ tạm thời về sử dụng điện báo trong nước, điện thoại đường dài trong nước và điện thoại trong thành thị trong toàn miền Bắc Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao Thông và Bưu Điện ban hành.

Số hiệu 105-NĐ
Ngày ban hành 29/10/1956
Ngày có hiệu lực 13/11/1956
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Bộ Giao thông và Bưu điện
Người ký Nguyễn Văn Trân
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 105-NĐ

Hà Nội , ngày 29 tháng 10 năm 1956 

 

NGHỊ ĐỊNH

BAN HÀNH ĐIỀU LỆ TẠM THỜI VỀ SỬ DỤNG ĐIỆN BÁO TRONG NƯỚC, ĐIỆN THOẠI ĐƯỜNG DÀI TRONG NƯỚC VÀ ĐIỆN THOẠI TRONG THÀNH THỊ TRONG TOÀN MIỀN BẮC VIỆT NAM

BỘ TRƯỞNG  BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN

Chiếu Nghị định số 117-NĐ ngày 14 tháng 07 năm 1952 tổ chức, Bộ Giao thông Công chính;
Chiếu Quyết nghị ngày 19 tháng 09 năm 1955 của Hội đồng Chính phủ tách Bộ Giao thông Công chính thành hai bộ; Bộ Giao thông và Bưu điện, Bộ Thủy lợi và Kiến trúc;
Chiếu sự phê chuẩn của Thủ tướng Phủ theo công văn số 1668-CV ngày 16 tháng 10 năm 1956 theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông và Bưu điện về việc ban hành điều lệ tạm thời sử dụng điện báo trong nước, điện thoại đường dài trong nước và điện thoại trong thành thị.

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1.Nay ban hành điều lệ tạm thời về sử dụng điện báo trong nước, điện thoại đường dài trong nước và điện thoại trong thành thị trong toàn miền Bắc Việt Nam.

Điều 2.Ông Chánh văn phòng Bộ Giao thông và Bưu điện và ông Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện chiếu nghị định thi hành.

 

 

BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN


 
 
Nguyễn Văn Trân

 

ĐIỀU LỆ TẠM THỜI

VỀ VIỆC DÙNG ĐIỆN BÁO TRONG NƯỚC, ĐIỆN THOẠI ĐƯỜNG DÀI TRONG NƯỚC VÀ ĐIỆN THOẠI TRONG THÀNH THỊ

 Chương 1:

TỔ CHỨC VỤ ĐIỆN BÁO TRONG NƯỚC, ĐIỆN THOẠI ĐƯỜNG DÀI TRONG NƯỚC VÀ ĐIỆN THOẠI TRONG THÀNH THỊ (THỊ XÃ, THỊ TRẤN)

Điều 1. – Ngành Bưu điện được mở nghiệp vụ điện báo trong nước, điện thoại trong thành thị để phục vụ việc thông tin bằng điện cho các cơ quan chính quyền, quân sự, các đoàn thể, các xí nghiệp quốc doanh và nhân dân trong nước.

Điều 2. – Việc mở hay đóng nghiệp vụ bưu điện và điện thoại trong thành thị tại mỗi Ty Bưu điện do Bộ Giao thông và Bưu điện quyết định theo đề nghị của Tổng cục Bưu điện, tại mỗi phòng Bưu điện do Tổng cục Bưu điện quyết định. Việc đóng mở nghiệp vụ điện thoại đường dài giữa hai nơi ở khác tỉnh do Bộ Giao thông và Bưu điện quyết định theo đề nghị của Tổng cục Bưu điện giữa hai nơi trong một tỉnh do Tổng cục Bưu điện quyết định.

Tùy khối lượng công việc và điều kiện giây máy việc mở điện thoại đường dài trên từng quãng đường có thể quy định cho cả tư nhân được dùng hay hạn chế cho các cơ quan, đoàn thể hoặc chỉ một số cơ quan, đoàn thể được dùng.

Điều 3. – Ngày và thời gian mở cửa trong mỗi ngày để nhận điện báo cho nói chuyện điện thoại đường dài, điện thoại trong thành thị tại các Ty, Phòng Bưu điện do Bộ Giao thông và Bưu điện, tùy theo khối lượng công việc mà quy định cho từng loại, Ty, Phòng. Ngoài những ngày và thời gian đã quy định cho các Ty, Phòng Bưu điện chỉ nhận các loại điện báo cho nói chuyện các loại điện thoại sau đấy:

Về điện báo: Điện báo phòng không, điện báo an tòan Quốc gia, điện báo bão, điện báo an toàn tàu bay, tàu bể, điện báo chống lụt, điện báo chính vụ, điện báo phổ thông khẩn, điện báo báo chí khẩn, điện báo tư nhân khẩn.

Về điện thoại đường dài: Điện phòng không, chính vụ, phổ thông khẩn, nghiệp vụ Bưu điện khẩn, tư nhân khẩn.

Về điện thoại trong thành thị: các cơ quan và tư nhân xin nói chuyện về các việc khẩn cấp Bưu điện đều phải phục vụ bất kỳ đêm ngày

Chương 2:

CÁC LOẠI ĐIỆN BÁO

Điều 4. – Tùy theo đối tượng phục vụ khác nhau, điện báo chia làm các loại sau đây:

1) Điện báo phòng không.

2) Điện báo an toàn Quốc gia.

3) Điện báo bão.

4) Điện báo chống lụt.

[...]