CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 09/2020/NĐ-CP
|
Hà Nội, ngày 13
tháng 01 năm 2020
|
NGHỊ ĐỊNH
BÃI
BỎ MỘT SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ QUỸ BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ
Căn cứ Luật Tổ chức
Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Giao
thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Ngân
sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Phí và
lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 27/2016/QH14 ngày 11 tháng
11 năm 2016 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2017;
Căn cứ Nghị quyết số 86/2019/QH14 ngày 12 tháng
11 năm 2019 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2020;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
Chính phủ ban hành Nghị định bãi bỏ một số văn bản
quy phạm pháp luật về Quỹ bảo trì đường bộ.
Điều 1. Bãi bỏ các văn bản quy
phạm pháp luật sau đây
1. Nghị định số 18/2012/NĐ-CP
ngày 13 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ.
2. Nghị định số 56/2014/NĐ-CP
ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 18/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ.
3. Nghị định số 28/2016/NĐ-CP
ngày 20 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số
56/2014/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2014 và Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13
tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp
với Bộ Giao thông vận tải quy định việc thu, nộp và sử dụng phí sử dụng đường bộ
thu qua đầu phương tiện ô tô thống nhất trong cả nước, bao gồm cả đường bộ thuộc
trung ương quản lý và đường bộ thuộc địa phương quản lý theo quy định của pháp
luật về phí, ngân sách nhà nước. Phí sử dụng đường bộ thu qua đầu phương tiện ô
tô (sau khi trừ chi phí tổ chức thu) được nộp toàn bộ vào ngân sách trung ương,
sử dụng để quản lý, bảo trì đường bộ.
2. Bộ Giao thông vận tải chủ
trì xây dựng phương án phân chia nguồn thu phí sử dụng đường bộ nộp ngân sách
trung ương cho công tác quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ và đường địa phương;
nguyên tắc, tiêu chí phân chia nguồn thu phí sử dụng đường bộ dành cho công tác
quản lý, bảo trì đường địa phương cho từng địa phương, gửi Bộ Tài chính báo cáo
Chính phủ xem xét, trình cấp có thẩm quyền quyết định để thực hiện từ năm 2021.
3. Bộ Giao thông vận tải thực hiện xử lý các vấn đề
về tổ chức, hoạt động, tài chính của Quỹ bảo trì đường bộ Trung ương theo quy định
của pháp luật khi Nghị định này có hiệu lực thi hành.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện xử lý các vấn
đề về tổ chức, hoạt động, tài chính của Quỹ bảo trì đường bộ địa phương theo
quy định của pháp luật khi nghị định này có hiệu lực thi hành.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01
tháng 3 năm 2020 và áp dụng từ năm tài chính 2020.
2. Quyết định số 1486/QĐ-TTg
ngày 5 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ cấu tổ chức và quy
chế hoạt động của Hội đồng quản lý Quỹ bảo trì đường bộ Trung ương hết hiệu lực
thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2020.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ
trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định
này./
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT; các Vụ, Cục, đơn vị trực
thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, CN (2) pvc
|
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc
|