Kế hoạch 606/KH-UBND đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2015 do tỉnh Phú Thọ ban hành

Số hiệu 606/KH-UBND
Ngày ban hành 27/02/2015
Ngày có hiệu lực 27/02/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Phú Thọ
Người ký Hà Kế San
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 606/KH-UBND

Phú Thọ, ngày 27 tháng 02 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NĂM 2015

Thực hiện Quyết định số 2535/QĐ-UBND ngày 05/8/2011 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020”; Quyết định số 3168/QĐ-UBND ngày 15/12/2014 của UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu kế hoạch nhà nước năm 2015; Quyết định số 3169/QĐ-UBND ngày 15/12/2013 của UBND tỉnh về việc giao dự toán thu, chi ngân sách địa phương năm 2015; Quyết định số 31/QĐ-UBND ngày 13/01/2015 của UBND tỉnh về việc giao vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2015; Trên cơ sở đề xuất kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2015 của UBND các huyện, thành, thị và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 86/BC-SNN&PTNT ngày 11/02/2015; Xét đề nghị của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tại Văn bản số 176/SLĐTBXH-DN ngày 14/02/2015, UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch Đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2015, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Mục đích:

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, góp phần nâng cao chất lượng lao động khu vực nông thôn nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

- Nâng cao nhận thức của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành về vai trò, vị trí và trách nhiệm của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đảm bảo mọi người dân, nhất là lao động nông thôn được tiếp cận các chính sách của Đề án.

- Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề, kỹ năng nghề cho giáo viên và người dạy nghề; bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý dạy nghề các cấp và các cơ sở dạy nghề để nâng cao chất lượng đào tạo, hiệu quả trong chỉ đạo, quản lý thực hiện Đề án. Bồi dưỡng nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức xã.

2. Yêu cầu: Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần được xác định là nhiệm vụ quan trọng. Thực hiện đúng sự phân công, phân cấp về trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở. Việc phân bổ kinh phí hỗ trợ lao động nông thôn học nghề đảm bảo phù hợp với số lao động nông thôn của từng địa phương, đề xuất nhu cầu đào tạo của cấp huyện.

II. MỤC TIÊU:

1. Hỗ trợ đào tạo nghề cho 6.120 lao động nông thôn, trong đó: Nghề nông nghiệp: 3.330 người (chiếm 55%); Nghề phi nông nghiệp: 2.790 người (chiếm 45%).

2. Hỗ trợ đào tạo nghề cho 100 người khuyết tật.

3. Đào tạo nghiệp vụ sư phạm dạy nghề cho 40 giáo viên; bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ quản lý dạy nghề cho 250 người (Cán bộ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thành, thị; cán bộ quản lý dạy nghề của các cơ sở dạy nghề; Lãnh đạo và cán bộ chuyên quản công tác dạy nghề cấp xã).

4. 100% xã, thị trấn trong tỉnh thực hiện tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn.

5. Đào tạo, bồi dưỡng cho 200 cán bộ, công chức xã, chức danh Tư pháp - Hộ tịch.

6. Tăng cường kiểm tra, giám sát theo phân cấp. Ban chỉ đạo cấp tỉnh thực hiện kiểm tra, giám sát đối với tất cả các huyện; Ban chỉ đạo cấp huyện thực hiện kiểm tra, giám sát đối với tất cả các xã. Cấp xã kiểm tra, giám sát các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN:

Tổng nguồn kinh phí thực hiện: 17.880 triệu đồng, trong đó:

1. Ngân sách Trung ương: 15.590 triệu đồng, cụ thể:

- Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề: 12.965 triệu đồng, trong đó:

+ Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề nông nghiệp: 6.965 triệu đồng;

+ Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề phi nông nghiệp: 6.000 triệu đồng

- Bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề: 800 triệu đồng.

- Hỗ trợ người khuyết tật: 600 triệu đồng.

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã: 1.035 triệu đồng.

- Nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát đánh giá: 190 triệu đồng, trong đó:

+ Sở Lao động Thương binh và Xã hội: 140 triệu đồng.

+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 50 triệu đồng.

[...]