Thứ 6, Ngày 08/11/2024

Kế hoạch 189/KH-BHXH về phổ biến, giáo dục pháp luật ngành bảo hiểm xã hội năm 2021 do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành

Số hiệu 189/KH-BHXH
Ngày ban hành 21/01/2021
Ngày có hiệu lực 21/01/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Người ký Đào Việt Ánh
Lĩnh vực Bảo hiểm

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 189/KH-BHXH

Hà Nội, ngày 21 tháng 01 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI NĂM 2021

Căn cứ Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2021 ban hành kèm theo Quyết định số 2658/QĐ-BTP ngày 31/12/2020 của Bộ Tư pháp, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam xây dựng Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) ngành BHXH năm 2021 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, ĐỐI TƯỢNG

1. Mục đích

a) Đảm bảo quyền được thông tin về pháp luật của công dân, nâng cao ý thức chủ động nghiên cứu, học tập của công chức, viên chức trong Ngành về pháp luật.

b) Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL của ngành BHXH, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Ngành; gắn PBGDPL với công tác tham gia xây dựng chính sách, tổ chức thi hành pháp luật.

c) Tạo sự chuyển biến trong ý thức, tuân thủ chấp hành pháp luật của đơn vị sử dụng lao động và người tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

2. Yêu cầu

a) Gắn hoạt động PBGDPL với hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ, giải đáp, tư vấn, cung cấp thông tin cho tổ chức, cá nhân tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN nhằm nâng cao trình độ dân trí, bảo đảm an sinh xã hội.

b) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phát huy sức mạnh của mạng xã hội trong công tác PBGDPL.

c) Xác định cụ thể nhiệm vụ, giải pháp để tổ chức thực hiện PBGDPL, phân công rõ trách nhiệm, thời gian hoàn thành và điều kiện bảo đảm thực hiện. Kết hợp chặt chẽ công tác PBGDPL với nâng cao ý thức chấp hành pháp luật; ý thức chấp hành pháp luật là thước đo hiệu quả công tác PBGDPL.

d) Nội dung PBGDPL cần cụ thể, dễ hiểu, đảm bảo truyền tải đầy đủ thông tin đến các công chức, viên chức, người dân; lựa chọn hình thức PBGDPL đa dạng, đảm bảo phù hợp với từng đối tượng.

đ) Đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong công tác PBGDPL, phát huy vai trò của Hội đồng phối hợp PBGDPL BHXH Việt Nam và các báo cáo viên pháp luật.

3. Đối tượng PBGDPL

a) Công chức, viên chức và người lao động ngành BHXH.

b) Đơn vị sử dụng lao động, người lao động.

c) Người thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT, BHTN.

II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC THỰC HIỆN

1. Nội dung PBGDPL trọng tâm năm 2021

a) Phổ biến các văn bản sau:

- Các Luật: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp; Luật Doanh nghiệp (sửa đổi); Luật Đầu tư (sửa đổi); Luật Thanh niên (sửa đổi); Luật Cư trú, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, các văn bản có liên quan về phòng, chống tham nhũng và đạo đức liêm chính cho công chức, viên chức,…;

- Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 6/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 9/12/2003 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL;

- Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 29/4/2020 ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 28/9/2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia;

- Các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường; phòng, chống lũ lụt, thiên tai, dịch bệnh, phòng chống tội phạm xã hội.

b) Tiếp tục phổ biến các văn bản liên quan trực tiếp đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành BHXH gồm:

- Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐTP ngày 15/8/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn các Điều 214, Điều 215, Điều 216 Bộ luật Hình sự;

- Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 quy định về tuổi nghỉ hưu;

[...]