Kế hoạch 102/KH-UBND năm 2013 triển khai Quyết định 647/QĐ-TTg về Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, bị bỏ rơi, nhiễm HIV/AIDS, là nạn nhân chất độc hóa học, khuyết tật nặng và bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013-2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
Số hiệu | 102/KH-UBND |
Ngày ban hành | 20/09/2013 |
Ngày có hiệu lực | 20/09/2013 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thừa Thiên Huế |
Người ký | Ngô Hòa |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 102/KH-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 20 tháng 09 năm 2013 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI QUYẾT ĐỊNH SỐ 647/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 cỦa ThỦ tưỚng Chính phỦ
Căn cứ Quyết định số 647/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013-2020; trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 647/QĐ-TTg của Chính phủ như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung:
Huy động sự tham gia của xã hội, nhất là gia đình, cộng đồng trong việc chăm sóc, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để ổn định cuộc sống, có cơ hội thực hiện các quyền của trẻ em và hòa nhập cộng đồng theo quy định của pháp luật; phát triển các hình thức chăm sóc thay thế trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng; từng bước thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với trẻ em bình thường tại nơi cư trú.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:
a) Phấn đấu 95% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được nhận sự trợ giúp và được cung cấp các dịch vụ xã hội phù hợp;
b) Đảm bảo 100% trẻ em em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng, trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng đúng quy định được hưởng các chế độ hỗ trợ của nhà nước;
c) Phát triển các hình thức nhận nuôi có thời hạn đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; chăm sóc bán trú cho trẻ em khuyết tật nặng, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em nhiễm HIV/AIDS;
d) Nâng cao chất lượng chăm sóc, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại các gia đình, cơ sở bảo trợ xã hội và cộng đồng.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
1. Triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc chăm sóc và trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn;
2. Tiếp tục phấn đấu thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết số 06/2011/NQ-HĐND ngày 11 tháng 8 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc “Đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011-2015”; Xây dựng và đề xuất Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết về Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em giai đoạn 2016-2020 phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới;
3. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, rà soát để thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ hỗ trợ của nhà nước đối với trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng, trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định của pháp luật;
4. Nghiên cứu triển khai thí điểm mô hình gia đình, cá nhân nhận nuôi có thời hạn đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn;
5. Vận động, hỗ trợ nguồn lực để tiếp tục duy trì mô hình dạy nghề gắn với tạo việc làm cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Trung tâm Dạy nghề cho người tàn tật và một số mô hình trợ giúp khác;
6. Huy động mọi nguồn lực nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị cho cơ sở bảo trợ xã hội để đủ điều kiện chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; xây dựng mô hình ngôi nhà tạm lánh tại Trung tâm Nuôi dưỡng và Cung cấp dịch vụ công tác xã hội thuộc Sở Lao động-TB&XH để tiếp nhận, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa;
7. Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ những người làm công tác liên quan đến các nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn;
8. Xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin bảo trợ xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp, gia đình, nhà trường và cộng đồng trong việc chăm sóc, giáo dục và trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn;
2. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật chăm sóc và trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn;
3. Đẩy mạnh nghiên cứu, trao đổi, học hỏi, áp dụng các giải pháp tốt, cách làm hay có hiệu quả cao trong lĩnh vực phòng ngừa, phát hiện, can thiệp sớm và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng;
4. Tăng cường hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm và nguồn lực chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành và huy động từ sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Hàng năm, căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch, các sở, ngành, địa phương xây dựng dự toán ngân sách gửi cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
2. Vận động các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tham gia hỗ trợ và chăm sóc cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn;