Kế hoạch 99/KH-UBND năm 2023 về đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2023-2025
Số hiệu | 99/KH-UBND |
Ngày ban hành | 27/03/2023 |
Ngày có hiệu lực | 27/03/2023 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Vĩnh Phúc |
Người ký | Vũ Chí Giang |
Lĩnh vực | Thương mại,Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 99/KH-UBND |
Vĩnh Phúc, ngày 27 tháng 3 năm 2023 |
Căn cứ Quyết định số 752/QĐ-UBDT ngày 11/10/2022 của Ủy ban Dân tộc Phê duyệt Khung chương trình đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cho cộng đồng và cán bộ các cấp triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30/6/2022 của Ủy ban Dân tộc về Hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 946/QĐ-UBND ngày 16/5/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022-2025; Kế hoạch số 22/KH-UBND ngày 09/01/2023 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022-2025, năm 2023;
Xét đề nghị của Ban Dân tộc tại Văn bản số 90/BDT-VP ngày 21/3/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Kế hoạch đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2023-2025, cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng những kiến thức cơ bản cho cộng đồng và cán bộ các cấp về quy trình triển khai, thực hiện dự án, tiểu dự án được đồng bộ, hiệu quả nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh (sau đây gọi tắt là Chương trình).
- Cung cấp kiến thức cho cộng đồng thôn, bản, người có uy tín và người dân về quy trình kỹ năng làm chủ đầu tư, nghiệp vụ đấu thầu, nghiệp vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình, nghiệp vụ vận hành duy tu bảo trì công trình, quản lý tài chính và thanh quyết toán; quy trình lập kế hoạch; các kỹ năng về phát triển cộng đồng; kiểm tra giám sát và báo cáo kết quả thực hiện Chương trình.
2. Yêu cầu
- Đảm bảo đúng mục tiêu, đối tượng, địa bàn và đảm bảo theo khung Chương trình đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng tại Quyết định số 752/QĐ-UBDT ngày 11/10/2022 của Ủy ban Dân tộc.
- Đa dạng hóa nội dung, hình thức đào tạo, quán triệt đầy đủ, kịp thời các nội dung của Chương trình phù hợp với điều kiện, năng lực của từng nhóm đối tượng tham gia.
1. Cộng đồng: Ban giám sát cộng đồng xã, đại diện cộng đồng, người dân, cộng tác viên giảm nghèo, các tổ duy tu, bảo dưỡng công trình hạ tầng tại thôn, người có uy tín trong cộng đồng, ưu tiên người dân tộc thiểu số và phụ nữ trong các hoạt động nâng cao năng lực.
2. Cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp: Nâng cao năng lực cán bộ thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc ở các cấp (bao gồm cán bộ thuộc các cơ quan, ban ngành chủ trì và tham gia tổ chức thực hiện các nội dung của Chương trình) và cán bộ các tổ chức đoàn thể, lực lượng cốt cán, người có uy tín trong cộng đồng, các chức sắc, chức việc tôn giáo tham gia vào quá trình triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình.
1. Chương trình đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng
- Thực hiện theo Khung Chương trình tại Quyết định số 752/QĐ-UBDT ngày 11/10/2022 của Ủy ban Dân tộc, bộ tài liệu đào tạo, bồi dưỡng do Ủy ban Dân tộc ban hành.
- Ngoài các nội dung đào tạo theo Chương trình Khung của Ủy ban dân tộc, căn cứ tình hình thực tế của tỉnh Vĩnh Phúc, giao Ban Dân tộc chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan xem xét, bổ sung các chuyên đề trong các khóa đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn tại địa phương, đơn vị và nhu cầu của người dân.
- Xây dựng tài liệu và đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc; ưu tiên các nội dung giới thiệu về cách tiếp cận, phương pháp và các mô hình giảm nghèo thành công; lồng ghép công tác tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc giai đoạn 2023-2025.
- Tổ chức Hội thảo chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương trong tỉnh về nội dung, phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai các dự án trong Chương trình ở các cấp.
- Hỗ trợ chuyển đổi số và nâng cao khả năng học tập, chia sẻ kinh nghiệm cho cán bộ triển khai thực hiện Chương trình ở các cấp.
2. Tham quan học tập kinh nghiệm
Mỗi năm tổ chức 01 đoàn công tác đi học tập, trao đổi kinh nghiệm tại các tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước về phương pháp quản lý, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả nội dung của Chương trình, các mô hình về phát triển kinh tế-xã hội xóa đói, giảm nghèo thành công...
IV. SỐ LƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, TÀI LIỆU, BÁO CÁO VIÊN
1. Số lượng lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng
- Nhóm cộng đồng: Mỗi năm tổ chức 11 lớp (khoảng 70 người/lớp).