Kế hoạch 9728/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai theo Nghị quyết 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Số hiệu 9728/KH-UBND
Ngày ban hành 14/08/2020
Ngày có hiệu lực 14/08/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Nai
Người ký Trần Văn Vĩnh
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 9728/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 14 tháng 8 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN IƯỢC PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 55-NQ/TW NGÀY 11/02/2020 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG QUỐC GIA CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

Thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Kế hoạch số 362-KH/TU ngày 28/5/2020 của Tỉnh ủy Đồng Nai về việc thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai theo Nghị Quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

- Đảm bảo nhu cầu năng lượng cho yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh, và góp phần bảo đảm an ninh năng lượng cho đất nước.

- Thu hút, thực hiện đa dạng hóa các phương thức và nguồn vốn đầu tư phát triển dự án năng lượng. Đẩy mạnh ứng dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, năng lượng xanh để góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội cùng với việc gìn giữ môi trường, phát triển bền vững.

2. Một số mục tiêu cụ thể

- Phấn đấu đảm bảo nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh giai đoạn 2021-2030, trong đó, năng lượng sơ cấp đến năm 2030 đạt khoảng 6 triệu TOE (tấn dầu quy đổi), đến năm 2045, đạt khoảng 11,5 triệu TOE. (Cùng giai đoạn này dự kiến đà tăng GRDP của tỉnh 8-9%).

- Theo quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Đồng Nai, phấn đấu đến năm 2030 đảm bảo nguồn phát cung cấp đủ cho công suất đỉnh 5.800 MW. Trong đó điện sản xuất từ năng lượng tái tạo, điện sinh khối đến năm 2030 chiếm khoảng 15%, đến năm 2045 chiếm khoảng 25%.

- Phấn đấu đến 2030, 80% các xã đạt tiêu chí về điện nông thôn mới nâng cao.

- Hoàn chỉnh việc xây dựng hệ thống lưới điện thông minh, hiệu quả, có khả năng kết nối khu vực; bảo đảm cung cấp điện an toàn, đáp ứng tiêu chí N-1 đối với vùng phụ tải quan trọng và N-2 đối với vùng phụ tải đặc biệt quan trọng.

- Bảm đảm mức dự trữ xăng dầu của tỉnh đạt 90 ngày tiêu thụ bình quân của tỉnh.

- Tỉ lệ tiết kiệm năng lượng trên tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng so với kịch bản phát triển bình thường đạt khoảng 7% vào năm 2030 và khoảng 14% vào năm 2045.

- Kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong các hoạt động sử dụng năng lượng.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước trong việc quản lý các hoạt động năng lượng trên địa bàn tỉnh

- Các cấp ủy đảng, các ngành, các cấp quán triệt sâu sắc và cụ thể hóa đầy đủ các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, của hệ thống chính trị và nhân dân về vai trò, tầm quan trọng của năng lượng trên địa bàn tỉnh.

- Căn cứ nội dung Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 362-KH/TU ngày 28/5/2020 của tỉnh ủy Đồng Nai về việc thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, các cấp ủy đảng, các ngành, các cấp chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, phân công nhiệm vụ rõ ràng, phù hợp với thực tiễn của từng ngành, từng địa phương, triển khai thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả, tập trung thực hiện tốt các giải pháp đề ra.

- Thực hiện cụ thể hóa các chủ trương chính sách của tỉnh nhằm thu hút đầu tư các dự án năng lượng xanh sạch và bền vũng trên địa bàn. Rà soát các dự án đang triển khai, xử lý nghiêm đối với các trường hợp đã có chủ trương đầu tư nhưng nhà đầu tư chậm tiến độ thực hiện do hạn chế về năng lực. Đối với các dự án còn vướng mắc do chủ trương chính sách của Nhà nước đề nghị các đơn vị tham mưu có liên quan khẩn trương lãnh đạo, chỉ đạo tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện đầu tư.

- Tiếp tục bám sát và thực hiện theo đúng tiến độ quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Đồng Nai giai đoạn năm 2016-2025 có xét đến năm 2035. Trong quá trình thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch nhằm phù hợp với sự phát triển của địa phương.

- Lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời điều chỉnh các chỉ tiêu bám sát với tốc độ phát triển kinh tế xã hội thực tế của tỉnh và quy hoạch phát triến kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai.

2. Phát triển các nguồn cung năng lượng sơ cấp theo hướng tăng cường khả năng tự chủ của tỉnh, đa dạng hóa bảo đảm tính hiệu quả tin cậy và bền vững

- Về than: Thực hiện dự trữ than phù hợp, đáp ứng yêu cầu cho các hoạt động sản xuất, đặc biệt là sản xuất điện. Rà soát, đánh giá nhu cầu, xây dựng kế hoạch và tối ưu hoá các giải pháp cung cấp than ổn định cho sản xuất điện và các loại hình sản xuất khác nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, phù hợp với cơ chế thị trường.

- Về năng lượng tái tạo:

+ Tiếp tục chỉ đạo thu hút đầu tư các dự án sản xuất điện từ năng lượng tái tạo, ưu tiên tiềm năng điện mặt trời; khuyến khích đầu tư xây dựng các nhà máy điện sử dụng nguồn rác thải đô thị, sinh khối và chất thải rắn đi đôi với công tác bảo vệ môi trường.

+ Nghiên cứu, kiến nghị với các Bộ, ngành Trung ương điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo nhằm thay thế tối đa các nguồn năng lượng hoá thạch.

- Về các nguồn năng lượng khác:

[...]