Kế hoạch 97/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình Chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên định bàn tỉnh Bình Định

Số hiệu 97/KH-UBND
Ngày ban hành 19/05/2023
Ngày có hiệu lực 19/05/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Định
Người ký Lâm Hải Giang
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 97/KH-UBND

Bình Định, ngày 19 tháng 5 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

Căn cứ Quyết định số 2222/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 601/QĐ-LĐTBXH ngày 05/7/2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 2222/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 25/4/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 20/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XX) về chuyển đổi số tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Trên cơ sở đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 72/TTr-SLĐTBXH ngày 28/4/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Định, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, hoạt động dạy học, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá giúp tăng cường hiệu quả công tác quản lý và mở rộng phương thức cũng như cơ hội tiếp cận giáo dục nghề nghiệp tạo đột phá về chất lượng, tăng nhanh số lượng đào tạo góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có kỹ năng nghề, tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

2. Yêu cầu

Bảo đảm triển khai kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 2222/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó chú trọng lồng ghép việc triển khai thực hiện Quyết định số 2222/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ gắn với việc thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; các chương trình, đề án và các nhiệm vụ khác thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

- Chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp nhằm triển khai các hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên môi trường số, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, hoạt động dạy học, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá giúp tăng cường hiệu quả công tác quản lý và mở rộng phương thức cũng như cơ hội tiếp cận giáo dục nghề nghiệp tạo đột phá về chất lượng, tăng nhanh số lượng đào tạo góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có kỹ năng nghề, tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế;

- Đảm bảo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp quản lý người học nghề các cấp trình độ;

- Số hóa người học nghề đã có chứng chỉ nghề các cấp trình độ kết nối với Trung tâm dịch vụ việc làm, với các doanh nghiệp để tạo việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Phát triển năng lực số cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp

- Phấn đấu 100% đến năm 2025 nhà giáo và cán bộ quản lý được đào tạo bổ sung nâng cao năng lực số, kỹ năng, phương pháp sư phạm phù hợp để triển khai đào tạo trên môi trường số;

- Phấn đấu 100% đến năm 2025 nhà giáo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đào tạo phát triển học liệu số.

b) Đổi mới và phát triển chương trình đào tạo

- Phấn đấu 100% chương trình đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin, công nghệ số được cập nhật phù hợp với ứng dụng khoa học công nghệ mới.

- Phấn đấu 70% vào năm 2025 và 100% vào năm 2030 chuẩn đầu ra chương trình đào tạo của các trình độ được tích hợp năng lực số, có nội dung đào tạo phù hợp với phương thức chuyển đổi số.

c) Hạ tầng, nền tảng và học liệu số

Phấn đấu 50% vào năm 2025 và 100% vào năm 2030 trường cao đẳng có hạ tầng số, nền tảng số để kết nối, khai thác với nền tảng số giáo dục nghề nghiệp quốc gia.

d) Quản lý số và quản trị số

- Phấn đấu 100% các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030 số hóa quá trình học tập, kết quả học tập, văn bằng giáo dục nghề nghiệp của người học và kết nối, tích hợp dữ liệu lên môi trường số;

- Có 50% vào năm 2025 và 70% vào năm 2030 hoạt động kiểm tra chuyên ngành về giáo dục nghề nghiệp được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý;

[...]