Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 960/KH-UBND năm 2023 về xây dựng, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, giai đoạn 2022-2025 và những năm tiếp theo

Số hiệu 960/KH-UBND
Ngày ban hành 24/03/2023
Ngày có hiệu lực 24/03/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Thuận
Người ký Đoàn Anh Dũng
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 960/KH-UBND

Bình Thuận, ngày 24 tháng 3 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

XÂY DỰNG, NHÂN RỘNG CÁC MÔ HÌNH, ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN, GIAI ĐOẠN 2022 - 2025 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

Nhằm phát huy kết quả đạt được sau Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Bình Thuận lần thứ VIII và tiếp tục đẩy mạnh công tác phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực đời sống xã hội. Thực hiện Quyết định số 1526/QĐ-TTg ngày 09/12/2022 của Chính phủ về phê duyệt Đề án “Tuyên truyền gương điển hình tiên tiến giai đoạn 2022 - 2025”. UBND tỉnh ban hành Kế hoạch xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, giai đoạn 2022 - 2025 và những năm tiếp theo, cụ thể:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, ý nghĩa to lớn và hiệu quả thiết thực của việc phát hiện, xây dựng và nhân rộng gương điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua yêu nước, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, xây dựng cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp vững mạnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, củng cố và giữ vững quốc phòng - an ninh trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

- Các sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể, doanh nghiệp và UBND các huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là cơ quan, đơn vị, địa phương) chủ động phát hiện, xây dựng và lựa chọn được những mô hình, điển hình tiêu biểu trên từng lĩnh vực nhằm tuyên truyền, phổ biến kinh nghiệm, phương pháp, cách làm hay và tôn vinh, nêu gương học tập, nhân rộng trong toàn cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Thực hiện có hiệu quả việc xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến nhằm tạo nhân tố thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước ngày càng phát triển, thực hiện đồng bộ cả 04 khâu: “Phát hiện - Bồi dưỡng - Tổng kết - Nhân rộng điển hình tiên tiến”. Thông qua công tác phát hiện bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến, tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, chất lượng công tác thi đua, khen thưởng theo tinh thần Chỉ thị số 34-CT/TW, ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 52-CT/TU, ngày 14/7/2014 của Tỉnh ủy về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng.

2. Yêu cầu

- Các cấp ủy, chính quyền cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, đề ra tiêu chí cụ thể về điển hình tiên tiến, kịp thời phát hiện, nhân rộng gương điển hình tiên tiến tại cơ quan, đơn vị, địa phương một cách thiết thực, hiệu quả.

- Nêu cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, bồi dưỡng và nhân rộng các điển hình tiên tiến, tổ chức thi đua học tập và làm theo các điển hình tiên tiến.

- Việc phát hiện, xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến gắn liền với sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, các cuộc vận động... của mỗi cấp, mỗi ngành, trong mỗi giai đoạn nhất định. Điển hình tiên tiến được nhân rộng phải thực sự tiêu biểu, có sức lan tỏa, tác động tích cực đối với cơ quan, đơn vị, địa phương và trong đời sống trong xã hội. Chủ động xây dựng, bồi dưỡng và nhân rộng các điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước trên địa bàn tỉnh. Tạo điều kiện thuận lợi để các điển hình tiên tiến, các nhân tố mới phát huy tính sáng tạo, hiệu quả trong thực thi nhiệm vụ trên tất cả lĩnh vực đời sống xã hội.

II. NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC, TIÊU CHÍ, XÂY DỰNG, NHÂN RỘNG, TUYÊN TRUYỀN ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN

1. Nội dung

- Mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương phát hiện, lựa chọn những mô hình, gương điển hình tiên tiến là những tập thể, cá nhân và hộ gia đình có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong lao động, sản xuất, kinh doanh, học tập, công tác và chiến đấu, thông qua các phong trào thi đua, cuộc vận động do Trung ương, tỉnh, ngành phát động gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; có tinh thần tương thân tương ái, tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện, góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

- Tạo điều kiện hỗ trợ các điển hình tiên tiến phát huy được vai trò, tầm ảnh hưởng trong cộng đồng, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ các giá trị tốt đẹp để thúc đẩy các phong trào thi đua phát triển.

- Các cơ quan, đơn vị, địa phương lựa chọn, xây dựng điển hình tiên tiến thuộc phạm vi quản lý; đồng thời, có biện pháp cổ vũ, động viên, khơi dậy tinh thần sáng tạo trong lao động, học tập và công tác góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Tăng cường công tác kiểm tra các mô hình, nhân tố mới, kịp thời tháo gỡ, giải quyết những vấn đề phát sinh, vướng mắc; tổ chức đánh giá, lựa chọn những mô hình tiêu biểu, xuất sắc có hiệu quả cao, có sức lan tỏa trên các lĩnh vực của đời sống xã hội để biểu dương, khen thưởng.

- Thường xuyên tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm để nghe điển hình tiên tiến báo cáo kinh nghiệm, phương pháp, cách làm đạt hiệu quả trong phong trào thi đua để học tập làm theo, gắn với thông tin, tuyên truyền kịp thời những nhân tố mới, gương điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua yêu nước tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, động viên mọi người hăng hái thi đua lao động, sản xuất góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh tại địa phương.

2. Phương thức

- Điển hình tiên tiến là tập thể, cá nhân, hộ gia đình có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong lao động, sản xuất, kinh doanh, học tập, công tác, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu, là nhân tố nổi trội, dẫn đầu trong các phong trào thi đua, gương người tốt, việc tốt trong đời sống xã hội.

- Phương thức lựa chọn điển hình tiên tiến phải có tính nổi trội, phù hợp với đặc điểm, tính chất, công việc, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, địa phương để tạo sức lan tỏa trong toàn hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Do vậy, đòi hỏi các cấp ủy, chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, xây dựng kế hoạch, đề ra tiêu chí cụ thể, triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời, đạt hiệu quả thiết thực.

3. Tiêu chí chung

- Gương mẫu, chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.

- Có mô hình mới, cách làm hay, nhiều sáng kiến, giải pháp sáng tạo, mang lại hiệu quả thiết thực và là nhân tố nổi trội, tiêu biểu, dẫn đầu trong các phong trào thi đua do cơ quan, đơn vị, địa phương phát động, tổ chức thực hiện.

- Có tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ mọi người cùng tiến bộ; tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện, các hoạt động xã hội khác nhằm thực hiện tốt công tác an sinh xã hội góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương.

3.1. Đối với tập thể đạt các tiêu chí sau:

[...]