Kế hoạch 96/KH-UBND năm 2015 về triển khai chiến lược văn hóa đối ngoại trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

Số hiệu 96/KH-UBND
Ngày ban hành 04/09/2015
Ngày có hiệu lực 04/09/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Dung
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

Y BAN NHÂN DÂN
TNH THỪA THIÊN HU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 96/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 04 tháng 09 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2030

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Xác đnh rõ nhiệm vụ các s, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội và các địa phương trong tỉnh về việc xây dựng, giới thiệu qung bá hình ảnh Thừa Thiên Huế nhằm giúp bạn bè thế giới hiểu biết hơn về đất nước, con người và văn hóa của đất nước, của Thừa Thiên Huế. Tăng cường lòng tin với bạn bè quốc tế, chủ động tạo môi trường quốc tế thuận lợi để tranh thủ tối đa các năng lực hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế.

b) Tạo nhận thức chung và đồng thuận trong lãnh đạo các cấp và nhân dân trong tỉnh về vị trí và tm quan trọng của công tác văn hóa đối ngoại, xác định văn hóa đối ngoại là công việc chung của cả hệ thống chính trị.

c) Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có kiến thức, năng lực quản lý, điều hành và thực thi công vụ triển khai chiến lược văn hóa đối ngoại.

d) Quảng bá hình ảnh, con người, lịch sử văn hóa và các giá trị văn hóa; tiềm năng thế mnh, những chính sách khuyến khích kêu gọi, thu hút đu tư nước ngoài và đóng góp của kiều bào ta ở nước ngoài vào địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Yêu cầu

a) Văn hóa đối ngoại phải phù hợp với chủ trương, đường lối đi ngoại của Đảng, tuân thủ các quy định Pháp luật của Nhà nước; đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của nhân loại, làm phong phú và sâu sắc thêm những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trong tỉnh.

b) Các hoạt động văn hóa đối ngoại được triển khai phải đảm bảo tính chủ động, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, tiết kiệm và phù hp với tình hình thực tế ca tỉnh, phát huy được sức mạnh tng hợp của cả hệ thng chính trị, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động văn hóa đối ngoại.

c) Lồng ghép các hoạt động văn hóa đối ngoại với các hoạt động, các sự kiện văn hóa được thực hiện nhân dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn của tỉnh cũng như của đất nước.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Gắn kết hoạt động văn hóa đối ngoại vi đối ngoại chính trị, đối ngoi kinh tế

a) Phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức chương trình mời các đoàn ngoại giao thăm, làm việc và tham gia các hoạt động tại địa phương nhm tuyên truyền, gii thiệu tiềm năng của tỉnh, tạo điu kiện mở rộng quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

b) Triển khai các hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật; giới thiệu tiềm năng, thế mnh, cơ hội hợp tác đu tư và văn hóa địa phương nhân dịp các nưc, các tổ chức quốc tế đến thăm, làm việc tại tnh Thừa Thiên Huế và các Đoàn công tác của Lãnh đạo tỉnh đi thăm, làm việc với các tnh, vùng lãnh thvà các tổ chức nước ngoài.

c) Tích cực tham gia các sự kiện văn hóa do Chính phủ và các Bộ, Ngành Trung ương tổ chức nhằm quảng bá hình nh Thừa Thiên Huế đến bạn bè quốc tế.

d) Duy trì và phát huy mối quan hệ truyền thống, đoàn kết, hữu nghị, hợp tác toàn diện nhất là hợp tác về văn hóa, giáo dục giữa Thừa Thiên Huế với các địa phương của Nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào có đường biên gii với Thừa Thiên Huế.

đ) Thực hiện ký kết và thúc đẩy các thỏa thuận quốc tế song phương về hp tác quốc tế trong lĩnh vực văn hóa.

2. Đẩy mạnh quảng bá hình ảnh địa phương

a) Tổ chức các chương trình văn hóa có yếu tố nước ngoài tại địa phương hoặc nước ngoài nhằm giới thiệu, quảng bá những nét văn hóa độc đáo của tỉnh, đặc biệt tập trung quảng bá và tuyên truyn các giá trị di sản văn hóa (vật thvà phi vật th) của tnh Tha Thiên Huế đã được UNESCO công nhận.

b) Đẩy mạnh việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc:

- Tiếp tục thực hiện tốt công tác kiểm kê di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, lập hồ sơ khoa học những di sản văn hóa vật thể, phi vật thể tiêu biểu đ đnghị BVăn hóa, Thể thao va Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa vật thể, phi vật thể quốc gia.

- Xây dựng các chương trình giới thiệu về văn hóa, nghệ thuật ẩm thực, trang phục truyền thống của các dân tộc trên địa bàn tnh.

c) Tổ chức các hoạt động quảng bá rộng rãi, thường xuyên hình ảnh Huế - thành phố văn hóa ASEAN, thành phFestival của Việt Nam:

- Tăng cường trao đổi các đoàn, phóng viên báo chí trực tiếp đi và đến Việt Nam nhằm tiếp xúc, khai thác và giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng những thông tin, hình ảnh của Việt Nam để giúp nhân dân các nước hiểu rõ hơn đt nước, con người, văn hóa Vit Nam nói chung, tnh Thừa Thiên Huế nói riêng.

- Tổ chức các hội ngh, hội thảo chuyên đề về du lịch, cơ hội đầu tư tại tỉnh với sự tham gia ca nhiều nhóm đối tượng: Thanh niên, sinh viên, doanh nghiệp, người nước ngoài trên địa bàn tỉnh...

- Tổ chức in ấn, phát hành các ấn phẩm, sách, phụ san, tờ rơi, băng đĩa về tỉnh Thừa Thiên Huế cho nhiều đối tượng cũng như sử dụng trong các hoạt động ngoại giao, xúc tiến du lịch....

[...]