Kế hoạch 95/KH-UBND năm 2021 truyền thông về phòng, chống thiên tai đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Định

Số hiệu 95/KH-UBND
Ngày ban hành 22/09/2021
Ngày có hiệu lực 22/09/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Định
Người ký Lâm Hải Giang
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 95/KH-UBND

Bình Định, ngày 22 tháng 09 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

Căn cứ Quyết định số 636/QĐ-BTTTT ngày 12/5/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc Ban hành Kế hoạch truyền thông về phòng, chống thiên tai đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2240/QĐ-UBND ngày 04/6/2021của UBND tỉnh về việc Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh;

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch Truyền thông về phòng, chống thiên tai đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Định, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nâng cao năng lực xử lý tình huống, sự cố trong việc phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai của các cơ quan, đơn vị, chính quyền các cấp và người dân.

- Nâng cao nhận thức cộng đồng, đặc biệt người dân ở các khu vực thường xuyên xảy ra bão, lũ quét, sạt lở đất, lũ, ngập lụt… và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng để hình thành văn hóa phòng ngừa, phát huy ý thức tự giác, chủ động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai của toàn dân, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, môi trường do thiên tai; góp phần thực hiện tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới; từng bước xây dựng cộng đồng, xã hội an toàn trước thiên tai, tạo điều kiện phát triển bền vững kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng.

- Tăng cường cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp phòng, tránh, ứng phó thiên tai kịp thời đến cộng đồng dân cư, về phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai bằng nhiều hình thức truyền thông phong phú, đa dạng, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đối tượng, khu vực.

2. Yêu cầu

- Việc chia sẻ thông tin, dữ liệu và tổ chức các hoạt động nâng cao hiệu quả truyền thông; kết hợp giữa phương thức, kinh nghiệm truyền thống với ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến để truyền tải thông tin chính xác, kịp thời về thiên tai, rủi ro thiên tai tới người dân, chú trọng các đối tượng dễ bị tổn thương.

- Phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai cho toàn dân trên các phương tiện thông tin đại chúng phải được tiến hành thường xuyên, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, từ đó có sự chuẩn bị những kỹ năng cần thiết để hình thành văn hóa phòng ngừa, phát huy ý thức tự giác, chủ động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai của toàn dân.

II. THỜI GIAN VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN

1. Thời gian: Từ năm 2021 đến năm 2030.

2. Phạm vi

- Truyền thông về phòng, chống thiên tai: Triển khai từ tỉnh đến cơ sở.

- Truyền thông về “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng”: Triển khai thực hiện ở các xã, phường trên địa bàn tỉnh. Trước hết tập trung tại các vùng nguy cơ rủi ro cao, thường xuyên chịu tác động của thiên tai.

III. NỘI DUNG, HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN

1. Nội dung

a) Các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; mục tiêu, nội dung Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đến năm 2030” đã phê duyệt tại Quyết định số 553/QĐ-TTg ngày 06/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

b) Các kỹ năng phòng, chống thiên tai, nhất là kỹ năng ứng phó trước các tình huống của thiên tai lớn, phức tạp để các cấp chính quyền cơ sở, người dân, doanh nghiệp chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, giảm thiểu thiệt hại về người, tài sản, môi trường.

c) Việc triển khai các giải pháp thực hiện phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai ở các địa phương như: đảm bảo an toàn cho hệ thống đê điều, hồ đập, khắc phục sạt lở bờ sông, bờ biển khu vực trọng yếu, di dời dân cư khẩn cấp ra khỏi vùng có nguy cơ cao xảy ra sạt lở, lũ quét,...

d) Việc huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực cho công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

e) Việc ứng dụng khoa học, công nghệ trong quan trắc, giám sát, dự báo, cảnh báo thiên tai; hệ thống dự báo khí tượng thủy văn, hệ thống theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng chuẩn hóa, hiện đại.

f) Các mô hình xã điển hình và bài học kinh nghiệm của các cá nhân, tổ chức, cơ quan chuyên môn trong và ngoài nước về việc phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

g) Hàng năm, căn cứ theo hướng dẫn của ngành Tài nguyên và Môi trường, tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới, Ngày Môi trường thế giới, Ngày Đại dương thế giới và Tuần lễ Biển và Hải đảo.

2. Hình thức

[...]